Xác Định Và Đánh Giá Các Nguy Cơ Mất An Toàn Đối Với Công Việc Làm Việc Trên Cao Tại Công Trường Xây Dựng Hateco La Roma


- Nhiều công nhân được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân nhưng không tuân thủ việc sử dụng khi làm việc trên cao hoặc sử dụng không đúng quy cách, đối phó, làm cho phương tiện bảo vệ cá nhân không phát huy được hiệu quả.


Tiểu kết chương 2

Qua phân tích thực tế ta có thể thấy công tác an toàn, vệ sinh lao động nói chung và công tác an toàn, vệ sinh lao động làm việc trên cao tại công trường xây dựng dự án chung cư Hateco La Roma được thực hiện khá tốt. Công tác tuyên truyền, huấn luyện được tổ chức thường xuyên và đều đặn; người lao động trong công trường vẫn còn một số hạng mục công việc thiếu sót định mức phương tiện bảo vệ cá nhân nhưng nhìn chung người lao động vẫn được trang bị khá đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết khi làm việc; các máy, thiết bị cũng có cơ chế kiểm soát, kiểm định an toàn và dán tem; bộ phận bảo vệ thực hiện việc kiểm tra người lao động trước khi vào công trường, đảm bảo mọi người lao động mang mặc đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. Đặc thù là lĩnh vực xây dựng, có nhiều rủi ro về tai nạn nên vấn đề an toàn được quan tâm hàng đầu tại công trường, các bộ phận kỹ thuật dưới sự quản lý và giám sát của bộ phận an toàn, luôn cố gắng duy trì cân bằng giữa an toàn và tiến độ thi công.

Những vấn đề về rủi ro tai nạn, nguy cơ mất an toàn cũng như những khó khăn trong quá trình thi công tại công trường Hateco La Roma cũng đồng thời là vấn đề mà các công trường dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp phải. Việc nhận diện mội nguy, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho từng công việc cụ thể cũng góp đưa ra những gợi ý về giải pháp cho các vấn đề mà các công trường khác có thể đang gặp phải. Ngoài ra, việc đưa ra một giải pháp tổng thể giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động cho tất cả công trường xây dựng trên địa bàn Hà Nội đều có thể áp dụng là một điều vô cùng cần thiết.


Chương 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ RỦI RO KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng có những nguy cơ cơ bản điển hình mất an toàn lao động có thể được kể đến như sau: Nguy cơ ngã cao; nguy cơ trơn, trượt; nguy cơ tai nạn về điện; nguy cơ bị chấn thương do tiếp xúc với máy, thiết bị; nguy cơ do bị vật rơi, sập đổ; nguy cơ do vật văng bắn; nguy cơ do nhiệt; .... về cơ bản, có thể thấy rõ các nguy cơ này có thể tồn tại độc lập hoặc cùng tồn tại song song trong từng công đoạn sản xuất, thi công. Thông qua việc nhận diện chính xác, định lượng hoặc định tính mức độ rủi ro có nguồn gốc từ mối nguy dưa trên các yếu tố như: khả năng hoặc tần suất xảy ra, mức độ nghiêm trọng của thiết hại khi xảy ra sự cố, số lượng người tiếp xúc với mối nguy và bị ảnh hưởng bởi sự cố. Từ việc nhận diện và đánh giá rủi ro các của từng trường hợp cụ thể ta có thể đưa ra được những giải pháp giúp giảm thiểu các nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được để hạn chế các chấn thương gây tai nạn trong hoạt động sản xuất.

Từ những mặt hạn chế trong công tác an toàn, lao động tại công trường Hateco La Roma ta sẽ phải đi sâu phân tích các mối nguy và đánh giá rủi ro của chúng để từ đó có thể đưa ra được các biện pháp phù hợp.


3.1. Xác định và đánh giá các nguy cơ mất an toàn đối với công việc làm việc trên cao tại công trường xây dựng Hateco La Roma

3.1.1. Xác định mối nguy mất an toàn đối với công việc trên cao tồn tại nhiều rủi ro tại công trường xây dựng Hateco La Roma

Bảng 3.1: Xác định nguy cơ mất an toàn đối với công việc trên cao



STT

Công việc, hoạt động

Nguồn gốc nguyên nhân


Mối nguy


Rủi ro


1


Làm cốt thép


Con người

- Bất cẩn lúc làm việc

- Làm việc liều lĩnh, phớt lờ nội quy về an toàn:

+ Không mang mặc phương tiện bảo vệ cá nhân và đeo dây an toàn chống ngã cao

+ Đứng lên vật liệu hoặc ván khuôn tự chế

để làm việc trên cao.

- Gẫy chân, tay hoặc tổn thương đến các bộ phận trên cơ thể do ngã cao.

- Trượt ngã gây chấn thương.


Thiết bị, vật tư

- Sắp xếp công cụ, nguyên vật liệu, bừa bãi

-Vật rơi, đổ xuống người làm việc phía dưới gây chấn thương.

-Vấp ngã khi di chuyển gây chấn thương chân hoặc

gây ngã khỏi giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8



STT

Công việc, hoạt động

Nguồn gốc nguyên nhân


Mối nguy


Rủi ro

- Chi tiết sắc nhọn của thép làm cốt thép

- Các mẩu kim loại, dây thép nhọn.

- Chi tiết sắc nhọn đâm vào tay chân.

-Vấp ngã khi di chuyển khiến người lao động gẫy chân, gẫy tay, bật móng hoặc xước xát ngoài da.

-Vấp chân vào cạnh sắc nhọn gây rách chân.

- Giáo làm việc không đảm ảo an toàn:

+ Giáo làm đặt ở vị trí không bằng phẳng

+ Bộ phận của giàn giáo có biến dạng, rạn, nứt không đảm bảo an toàn.

+ Giáo thiếu thanh giằng chéo, ngang, dọc.

+ Không có làn can bảo vệ, hoặc lan can bảo vệ quá thưa.

- Sập đổ giàn giáo gây gây chấn thương nặng hoặc tử vong đối với người lao động.

- Rơi vật liệu xuống vị trí có người làm việc phía dưới gây chấn thương sọ não.

- Người lao động mất cân bằng ngã cao khỏi giàn giáo.

- Tải trọng đặt trên giàn giáo và giá đỡ không phù hợp với thiết kế.

- Vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn giáo hay giá đỡ hay đặt mạnh lên mặt

sàn công tác.

- Đổ sập giàn giáo gây ngã cao.

- Người lao động mất cân bằng ngã cao khỏi giàn giáo.



STT

Công việc, hoạt động

Nguồn gốc nguyên nhân


Mối nguy


Rủi ro

- Rò rỉ điện khu vực từ các hệ thống dây dẫn

điện.

- Người lao động bị điện giật.

- Cháy do chập điện.

- Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ không được che chắn bảo vệ phía trên.

- Hết ca làm việc vẫn lưu lại trên giàn giáo

vật liệu, dụng cụ.

- vật liệu, dụng cụ rơi xuống trúng người lao động làm việc hay di chuyển phía dưới.


Môi trường

- Nhiệt độ cao, nắng nóng ngoài trời.

-Say nắng

- Ngất do say nóng Ngã khỏi giàn giáo gây chấn thương hoặc tử vong.

- Người lao động mệt mỏi mất tập trung khi làm

việc dẫn tới ngã cao.

- Tiếng ồn lớn từ máy, thiết bị đang thi công xung quanh.

- Gây bệnh điếc nghề nghiệp hoặc giảm thính lực.

- Môi trường lao động nhiều khói bụi.

- Bệnh phổi nghề nghiệp.



STT

Công việc, hoạt động

Nguồn gốc nguyên nhân


Mối nguy


Rủi ro


2


Hàn điện trên cao


Con người

- Thiếu kinh nghiệm chủ quan trong công việc.

-Thao tác sai dẫn đến tai nạn lao động như bỏng, điện giật, cháy nổ, hỏa hoạn,…

- Thương tật do ngã cao.

- Không có trình độ chuyên môn, không qua đào tạo sử dụng máy thiết bị hàn.

- Thao tác sai gây tai nạn:

+ Hạt kim loại nóng chảy, xỉ than rơi vào người gây bỏng.

+Cháy hỏng thiết bị.


Thiết bị, vật tư

- Thiết bị hàn không đảm bảo an toàn.

- Điện giật do rò, chạm, chập vào các bộ phận dẫn

điện.

-Va quệt đứt cáp, quá tải đứt cáp điện dây

dẫn.

- Cháy nổ, hỏa hoạn.

- Gây bỏng điện.

- Dây dẫn điện đứt, hở, dẫn dây điện trên nền

ẩm.

- Rò rỉ điện gây giật.

- Bức xạ có hại do hồ quang điện.

- Phóng điện hồ quang có thể gây cháy nổ, hoả hoạn.

- Hồ quang làm cho các tế bào niêm mạc mắt bị chết, dẫn tới đau mắt hàn.



STT

Công việc, hoạt động

Nguồn gốc nguyên nhân


Mối nguy


Rủi ro

- Hạt kim loại nóng chảy, sỉ kim loại có nhiệt độ cao văng bắn.

- Bỏng do hạt kim loại nóng chảy, kim loại có nhiệt độ cao.

+ Hạt kim loại nóng chảy, sỉ than rơi vào người gây bỏng.

+ Cháy nổ, hỏa hoạn.


Môi trường

- Khói hàn, bụi độc hại.

- Gây các triệu chứng cấp tính như kích ứng mắt, mũi họng, chóng mặt, buồn nôn.

-Khói hàn gây sốt hơi kim loại, loét dạ dày, tổn thương thận và hệ thống thần kinh. Tiếp xúc kéo dài với Mangan có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh Parkinson.

- Gây bệnh phổi.

- Thiếu ánh sáng khi làm việc.

Không xác định được mối nguy gây ra:

+ Vấp ngã khi di chuyển

+ Ngã khỏi sàn thao tác khi làm việc trên cao.

+Ngã khỏi khu vực mép biên.

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí