Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 14


Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành liên quan đến đầu tư

và quản lý tác động của hoạt động du lịch tại các khu DSTG, các VQG, khu BTTN.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về phát triển du lịch và tài nguyên du lịch. Ở đây cần cung cấp thông tin 2 chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu được những lợi ích mà tài nguyên du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tuyên truyền về tài nguyên du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương để nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch trong cộng đồng.

- Công khai hoá các dự án phát triển du lịch trong cộng đồng và khuyến khích sự đóng góp ý kiến của cộng đồng đối với các phương án khai thác tài nguyên du lịch dưới mọi hình thức.

- Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

(3) Giải pháp về quản lý tài nguyên du lịch:

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các bộ phận chuyên trách quản lý tài nguyên du lịch tại khu di tích.

Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về văn hóa tôn giáo, về đa dạng sinh học, về văn hoá truyền thống bản địa và các di tích khảo cổ trong khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch cần được quản lý không chỉ bằng các quy định chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa” của khu di tích.

Quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Việc xác định giới hạn và ban hành

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 14


quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt động quản lý du lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị di sản của DTTC Chùa Hương.

(4) Giải pháp về quảng bá và tiếp thị:

Biên soạn và phát hành các ấn phẩm và thông tin chính thức về Chùa Hương để giới thiệu với mọi người về con người và cảnh quan, tài nguyên du lịch khu du lịch Chùa Hương. Những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan, nhà hàng, khách sạn, điều kiện sinh hoạt. Những thông tin này cần đặt ở các đầu mối giao thông như: bến xe, bến tàu... Xúc tiến xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá và các công trình kiến trúc, di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội và cả những cơ hội và khả năng phát triển khu du lịch Chùa Hương để giới thiệu với khách trong và ngoài nước.

(5) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ phục vụ, phong cách, thái độ giao tiếp của cán bộ nhân viên trong ngành đặc biệt là hướng dẫn viên và lễ tân. Để đáp ứng yêu cầu trên cần có một chương trình đào tạo toàn diện với kế hoạch cụ thể về đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong ngành. Cụ thể:

+Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ hiện đang công tác và tham

gia kinh doanh trong khu vực để có kế hoạch đào tạo cụ thể

+ Cử cán bộ có trình độ tham gia các cuộc trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua công tác, khảo sát và tham gia hội nghị hội thảo khoa học ở trong và ngoài nước.

+ Xây dựng một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, cách ứng xử đối với nhân dân trong vùng.

(6) Giải pháp về tài chính:

Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành công các chiến lược đã xác định trong quy hoạch phát


triển du lịch bền vững và phát triển loại hình DLST tại khu DTTC chùa Hương, những nguồn vốn chủ yếu bao gồm:

- Huy động vốn từ nguồn tích luỹ phát triển du lịch.

- Vay ngân hàng trong nước, nước ngoài và vốn trong dân.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài .

- Tạo nguồn vốn :

+ Cổ phần hoá một số khách sạn cơ sở dịch vụ du lịch không hiệu quả

+ Dùng quỹ đất tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuế đất trả tiền trước đổi lấy cơ sở hạ tầng, có giới hạn thời gian sử dụng.

+ Vốn ngân sách nhà nước dùng trong công tác bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, đền chùa, hạng mục công trình quan trọng như động Hương tích, đền Trình Ngũ Nhạc, chùa Thiên Trù, chùa Tuyết Sơn… tuyên truyền quảng cáo hệ thống cơ sở hạ tầng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dựa trên những cơ sở lý luận về phát triển du lịch và du lịch sinh thái nói riêng, kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch sinh thái của một số quốc gia và của các địa phương trong nước, trên cơ sở số liệu thu thập được, luận văn đã tập trung phân tích và đánh giá một cách khách quan tài nguyên du lịch sinh thái, tình hình thực trạng phát triển du lịch tại khu DTTC Chùa Hương trong những năm qua, tóm tắt kết quả đạt được gồm:

1) Du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, là công cụ hữu hiệu và bền vững trong bảo tồn thiên nhiên. Việt Nam cũng đã hình thành và phát triển loại hình DLST đặc biệt ở các khu rừng đặc dụng, việc khai thác TNTN và tài nguyên văn hóa tâm linh nhằm phát triển DLST ở khu DTTC Chùa Hương là cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho chiến lược bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa ở khu vực này, góp phần gìn giữ những di sản của khu vực và thành phố Hà Nội.

2) Nghiên cứu đánh giá làm nổi bật các giá trị tài nguyên có tiềm năng du lịch sinh thái tại Chùa Hương, đó là giá trị độc đáo về bản sắc văn hóa – lịch sử, tôn giáo, hang động, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên. Giá trị độc đáo và hấp dẫn nhất đối với khu vực này vẫn là giá trị văn hóa, tinh thần của khu vực với những ngôi chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo mang đậm tính triết lý sâu sắc về cuộc sống của con người, kết hợp với các hang động và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú rất hấp dẫn khách du lịch. Trong quần thể di tích đã xác định được 8 chùa, 3 đền, 5 động có giá trị về văn hóa tâm linh và 4 hang động chứa hiện vật của các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình – thời đại Đá mới cách đây trên 1 vạn năm.

3) Tài nguyên sinh vật rừng là một giá trị đang còn tiểm ẩn chưa được khai thác, đây là đối tượng được quan tâm trong xu thế du lịch và vấn đề chung của nhân loại. Khu vực tuy có diện tích nhỏ nhưng có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú với 6 kiểu trạng thái thảm thực vật trên cạn và 1 kiểu trạng thái thủy sinh ngập nước. Bên cạnh đó, đã xác định 22 loài thực vật và 40 loài động vật ghi trong sách đỏ Việt Nam


và thế giới có giá trị bảo tồn cao tại đây, là giá trị độc đáo với một khu vực có một diện tích nhỏ như ở đây.

4) Du lịch ở Chùa Hương đã có những ưu thế về địa điểm thuận lợi, tài nguyên hấp dẫn, khách du lịch đến đây với các mục đích tham gia lễ hội, vãn cảnh chùa, ngắm phong cảnh đẹp, nghiên cứu văn hóa tâm linh… tuy nhiên khu vực chưa phát triển được loại hình DLST bởi các cấp các ngành trong khu vực chưa biết tận dụng, khai thác các ưu thế của khu vực. Các hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch chỉ mang tính mùa vụ, tập trung trong dịp lễ hội đầu xuân, thời gian còn lại rất nhàn rỗi, không có việc làm sẽ giảm thu nhập cho người dân, sự nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa khu vực rất thấp, giảm sự đóng góp cho phát triển du lịch của thành phố, hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

5) Tuy ngành du lịch ở Hương Sơn đã có từ lâu đời nhưng vẫn chưa được quản lí và khai thác tương xứng với yêu cầu của sự phát triển. Đầu tư chưa tương xứng, diễn giải môi trường còn kém, cán bộ yếu, dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp và chất lượng thấp. Nguy cơ đe dọa tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch còn tiềm tàng chưa có sự kiểm soát chặt chẽ, phân chia lợi ích và sử dụng nguồn thu còn mang tình hành chính chưa có cơ chế linh hoạt, thiếu sự gắn kết về trách nhiệm và lợi ích trong các bộ phận của hệ thống quản lí tài nguyên và khai thác du lịch tại đây. Bên cạnh đó, tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và phát triển loại hình DLST, đưa ra những phương án, biện pháp, giải pháp để Ban quản lý DTTC Chùa Hương xem xét và nên xây dựng triển khai thực hiện các hoạt động DLST như bảo vệ môi trường cảnh quan, giảm thiểu các tác động xấu đến văn hóa cộng đồng, các mối đe dọa với các loài động thực vật hoang dã, cũng như các giá trị địa chất địa mạo của khu vực.

6) Trên cơ sở phân tích và đánh giá tài nguyên DLST và thực trạng phát triển du lịch Chùa Hương trong thời gian qua, luận văn đã đề xuất một số nội dung cơ bản về chiến lược xây dựng, phát triển, khai thác, một số giải pháp nhằm khai thác tiềm năng DLST của khu vực, phù hợp với tình hình thực tế. Đã chỉ ra được 16 điểm có


cảnh quan đẹp, phân vùng, khai thác 9 khu vực có tiềm năng phát triển nhằm nâng cao tính hấp dẫn du khách đến với địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân và du khách, làm giảm tỉ lệ ùn tắc, giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường trong những khu vực quan trọng, đưa ra các biện pháp bảo tồn các sản vật đặc trưng của vùng nhằm khai thác và phát triển loại hình DLST từ nay đến 2020 của khu DTTC Chùa Hương.

2. Kiến nghị

1) Trên đây là bản luận văn được tác giả thực hiện trong một thời gian chưa phải là dài, song đề tài liên quan nhiều lĩnh vực, chính vì vậy mà trong luận văn của mình tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng và đề xuất chiến lược khai thác DLST, quy hoạch khu vực đưa ra một số biện pháp, giải pháp khai thác nguồn tài nguyên DLST phong phú tại Chùa Hương. Đây chỉ là những vấn đề mang tính bước đầu cần được nghiên cứu sâu rộng hơn. Cụ thể như:

- Các di sản văn hóa vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhất là văn hóa tâm linh và các di chỉ khảo cổ có trong khu vực.

- Cần phải quy hoạch tổng thể và chi tiết toàn bộ khu di tích thắng cảnh, đo vẽ, thống kê, lấy số liệu, vẽ sơ đồ từng khu vực đền, chùa, hang, động cụ thể.

- Vấn đề sức chứa sinh thái, sức chứa vật lý, sức chứa tâm lý, sức chứa quản lý của từng hoạt động du lịch ở khu di tích, từng đối tượng cụ thể cần được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

- Cần tăng cường nghiên cứu cơ bản về phân bố, tập tính, sinh thái các loài quan trọng, các sản vật đặc hữu của vùng để phục vụ công tác bảo tồn và phát triển được tốt hơn, bên cạnh là rõ hơn và hỗ trợ cho phát triển DLST.

- Cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DLST với cộng đồng dân cư trong khu di tích. Đánh giá tiềm năng phát triển DLST ở một số khu vực giáp với tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, nơi có nhiều bản sắc và cảnh quan thiên nhiên còn nguyên sơ.

- Nghiên cứu mô hình Làng Sinh thái và các mô hình phát triển kinh tế ở khu vực thung Chùa, thung Tiêu, thung Vương. Để triển khai nhằm hỗ trợ cho hoạt động


DLST và nâng cao thu nhập cho người dân, tiếp tục nghiên cứu đánh giá tài nguyên DLST khu vực lân cận, các bài học kinh nghiệm đã qua sẽ là rất hữu ích để quản lí và khai thác bền vững giá trị này của khu di tích.

2) Đối với công tác quản lí:

Để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh du lịch, và xây dựng phát triển loại hình du lịch sinh thái trong trong khu DTTC Chùa Hương, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, các ban ngành địa phương một số đề nghị cụ thể sau:

- Đề nghị UBND huyện Mỹ Đức và UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các ban ngành chức năng xác định rõ nhiệm vụ của từng bộ phận, cũng như thiết lập mối quan hệ với các ngành chức năng đặc biệt là Sở du lịch, Sở văn hoá thông tin, Sở NN & PTNT, Sở tài nguyên môi trường cũng như với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của ban quản lý. Xây dựng chủ trương, quy hoạch phát triển DLST tại khu di tích, ban hành chương trình hành động về phát triển du lịch tại đây với những công việc và lộ trình một cách cụ thể, chi tiết.

- Đề nghị UBND huyện và thành phố quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của BQL DTTC Chùa Hương, ngoài việc chỉ đạo trực tiếp và tạo môi trường pháp lý thuận lợi, cần xem xét phương án hỗ trợ tài chính trong đó tái đầu tư toàn bộ diện tích du lịch của khu trong thời gian từ 3 -5 năm. Kinh phí này ngoài việc để trả lương nhân viên hợp đồng còn được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ như giao thông nội bộ, điểm xử lý rác thải, trồng cây cảnh quan sinh thái.

- Đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cần xem xét và có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển cụ thể theo quy hoạch. Cần xây dựng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động của khu du lịch, bảo vệ cảnh quan tự nhiên các công trình di tích lịch sử văn hoá văn minh trong du lịch. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp kiên quyết đối với những hành vi làm tổn hại đến lợi ích chung của khu du lịch .

- Đối với Tổng cục du lịch: Ban hành biện pháp cụ thể về phát triển du lịch tại khu vực Hương Sơn. Phối hợp với UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu quy hoạch tổng thể du lịch phù hợp với tình hình thực tế khu du lịch. Phối hợp với Sở du


lịch Hà Nội để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ lao động trực tiếp tham gia công tác quản lý và hoạt động dịch vụ ở khu du lịch để nâng cao hiệu quả công tác hoạt động kinh doanh du lịch.

- Cần tiến hành đánh giá lại tình hình tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan tại các điểm du lịch VHST hiện nay, có lộ trình chi tiết để triển khai các giải pháp, nhằm từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ tại các điểm du lịch. Cần tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để tạo thêm một số sản phẩm du lịch mới, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại DTTC Chùa Hương đặc biệt là DLST.

Tác giả với mong muốn phát triển DLST ở khu di tích hỗ trợ cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, chia sẽ giá trị khoa học cho con người và nâng cao cuộc sống của người dân ở đây. Tuy nhiên còn thiếu về kinh nghiệm và kiến thức... do vậy không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn./.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2023