Sơ Đồ Vị Trí Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch


Hình 4 18 Bản đồ ý tưởng quy hoạch du lịch sinh Hình 4 19 Sơ đồ điểm – 1

Hình 4.18. Bản đồ ý tưởng quy hoạch du lịch sinh


Hình 4 19 Sơ đồ điểm – tuyến du lịch Hình 4 20 Sơ đồ vị trí cơ sở hạ 2

Hình 4.19. Sơ đồ điểm – tuyến du lịch



Hình 4 20 Sơ đồ vị trí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 4 4 4 5 Các chiến 3

Hình 4.20. Sơ đồ vị trí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


4.4.4.5. Các chiến lược thành phần

1. Phát triển các sản phẩm du lịch

Việc phát triển các sản phẩm du lịch ở khu vực trên cơ sở những sản phẩm du lịch chất lượng cao mang đặc điểm di sản độc đáo được đặt đúng vị trí sẽ hỗ trợ và góp phần xây dựng tổng thể điểm đến, nhất quán về hình ảnh thương hiệu, giảm nhẹ tác động tiêu cực cũng như phù hợp với thị trường mục tiêu.

Khai thác những khía cạnh độc đáo và đặc trưng của khu vực sẽ trực tiếp hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng. Phù hợp với phân vùng phát triển du lịch và đặc điểm cụ thể của từng điểm, sản phẩm phát triển với quy mô và hình thức phù hợp với từng địa điểm.

Hỗ trợ cách tiếp cận và sử dụng bền vững tài nguyên, dựa trên thông tin thị trường rõ ràng hỗ trợ liên kết tiếp cận với các sản phẩm và tuyến du lịch khác trong khu vực. Lồng ghép với các chương trình du lịch hiện tại của khu di tích và các dự án khác trong khu vực, góp phần tạo vị thế chung của thương hiệu du lịch Chùa Hương.

2. Tiếp thị và quảng bá du lịch

Cần có phương thức quảng bá và tiếp thị toàn diện thể hiện hình ảnh nhất quán và chất lượng cao của khu vực để thu hút du khách từ thị trường mục tiêu nhằm hỗ trợ du lịch bền vững, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và tài nguyên thiên nhiên trong khu di tích. Chiến lược này bao gồm:

Phân tích thị trường toàn diện (dựa trên cuộc khảo sát về du khách), định vị và chiến lược xây dựng thương hiệu (cùng với thành phố Hà Nội và Tổng cục Du lịch), phát triển hoạt động tiếp thị và kênh phân phối đồng thời có kế hoạch hành động tổng thể.

Khảo sát về khách du lịch đến chùa Hương về tài nguyên và phát triển DLST tại địa phương. Thiết lập và thực hiện hình thức khảo sát để theo dõi thường xuyên về du khách để đánh giá chất lượng phục vụ du lịch và tâm lý của du khách khi đến chùa Hương.


Xây dựng thương hiệu: Phát triển một thương hiệu nhất quán và biểu tượng cho khu vực. Đây là điểm cần được áp dụng đối với tất cả các hoạt động tiếp thị, truyền thông và biển báo diễn giải.

Phát triển các hình thức tiếp thị phù hợp như tập gấp, áp phích, tờ rơi v.v… Đưa bản đồ du lịch toàn diện kèm vào catalogue giới thiệu từng điểm du lịch cụ thể.

Thường xuyên tham gia các sự kiện quảng bá và hội chợ thương mại quốc gia và khu vực. Dựa trên chiến lược về tiếp thị, quảng bá và kế hoạch hành động cho khu vực.

3. Quản lý thông tin du lịch và quản lý diễn giải

Phần này bao gồm hai bộ phận quan trọng vừa quản lý thông tin hiệu quả (thu thập và sử dụng thông tin) vừa diễn giải chất lượng và hiệu quả (một hình thức quản lý thông tin), cần thiết trong việc đem lại trải nghiệm du lịch chất lượng cao và hỗ trợ cho mục tiêu quản lý khu di tích.

(1) Quản lý thông tin

Thông tin chất lượng sẵn sàng có tầm quan trọng cơ bản đối với quản lý du lịch hiệu quả tại khu di tích. Thông tin chính xác và phù hợp cần thiết để hỗ trợ giám sát và quản lý hiệu quả các tác động phát triển, hình thành và duy trì sản phẩm và trải nghiệm du lịch chất lượng, cũng như chiến lược tiếp thị.

Quản lý thông tin là một nhiệm vụ toàn diện sẽ được thực hiện tốt nhất thông qua việc hình thành một hệ thống quản lý thông tin bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết trong thu thập, tổ chức, sản xuất, phân tích và điều chỉnh đối với thông tin.

(2) Chiến lược diễn giải

Mục tiêu của tất cả các dịch vụ diễn giải là gia tăng mức độ cảm thụ và hiểu biết của du khách về tài nguyên du lịch của khu DTTC chùa Hương. Để đạt được hiệu quả tối đa, các thông tin du lịch phải được thiết kế và truyền đạt thông qua việc hình thành và triển khai một chiến lược về diễn giải toàn diện.

Một chiến lược toàn diện về quản lý thông tin và diễn giải được kết hợp nhịp nhàng có tầm quan trọng chính trong việc tạo ra những trải nghiệm du lịch sinh thái chất lượng cao, chú trọng nâng cao nhận thức và bảo tồn các giá trị thiên nhiên và di


sản, đồng thời đáp ứng yêu cầu giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả thông qua việc theo dõi những tác động của du lịch trên tổng thể và từng điểm, sự hài lòng của du khách và thông tin thị trường.

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Cách tiếp cận chiến lược: Nâng cao và duy trì nguồn nhân lực chất lượng có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao trên mọi khía cạnh phát triển du lịch bền vững và bảo tồn di sản của khu vực. Mỗi nhóm tham gia đều có yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cụ thể riêng. Nhìn chung những nhóm này bao gồm:

Ban quản lý DTTC Hương Sơn: Tăng cường năng lực quản lý phát triển du lịch trong khu di tích và các khu vực lân cận. Những lĩnh vực cụ thể bao gồm quản lý du lịch bền vững, tiếp thị du lịch, phát triển và nâng cao sản phẩm du lịch, quy trình thu hút sự tham gia của các bên liên quan.

Nhân viên DTTC Hương Sơn: Tăng cường khả năng hỗ trợ những trải nghiệm du lịch chất lượng cao hơn và đảm bảo thực hiện du lịch bền vững tại khu di tích, khuyến khích hành vi phù hợp của du khách và phục vụ hiệu quả cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức.

Cán bộ quản lí nhà nước: Tăng cường khả năng hỗ trợ phát triển du lịch bền vững trong khu vực. Các khu vực cụ thể nên đưa ra nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và lập kế hoạch, phát triển du lịch nói chung, du lịch dựa vào thị trường, hỗ trợ quá trình phát triển các bên liên quan.

Ngành du lịch địa phương: Tăng cường khả năng hỗ trợ phát triển du lịch bền vững. Cụ thể là các nguyên tắc cơ bản và tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững cũng như vai trò và phần thưởng đối với doanh nghiệp, nhận thức về thị trường và hỗ trợ phát triển sản phẩm trong quá trình thu hút sự tham gia của nhiều thành phần liên quan.

Định hướng chiến lược cho phát triển nhân lực du lịch

Tìm kiếm hợp tác và hỗ trợ từ các đối tác phát triển, các chương trình đào tạo của nhà nước và tư nhân.


Phát triển nguồn nhân lực tổng thể bao gồm các chiến lược và kiến nghị đối với Ban quản lý, nhân viên của khu di tích; BQL RĐD Hương Sơn, cộng đồng địa phương; các cơ quan khác (UBND huyện, Bộ đội, Kiểm Lâm, Công an,…) và ngành du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực cần phải tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo phát triển liên tục nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý, tham gia và có tiếng nói trong toàn ngành du lịch .

5. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch

Cơ sở hạ tầng tạo nền tảng cơ học cần thiết cho sự phát triển và hoạt động du lịch tại một địa bàn. Thiết kế chiến lược và chuyển giao hạ tầng cẩn trọng sẽ có tác dụng lâu dài trong việc xác định chất lượng tổng thể và tính bền vững của quá trình khai thác và phát triển du lịch

Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch sinh thái phải tuân thủ và góp phần cùng các mục tiêu của quy hoạch phát triển du lịch bền vững tổng thể, tính bền vững, bảo tồn di sản, cải thiện sinh kế địa phương và phát triển du lịch có chất lượng.

Bất kỳ sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái nào ở khu vực cũng phải phù hợp với quy định hiện hành, quy hoạch phát triển du lịch bền vững và các yêu cầu phân vùng trong khu vực có đánh giá tác động môi trường (EIA) và biện pháp giảm thiểu tác động.

Cần phải nỗ lực hết sức giảm thiểu tác động vật lý và thẩm mỹ và duy trì các hoạt động phát triển ở một quy mô hợp lý.

Mọi sự phát triển cơ sở hạ tầng phải được tiến hành thông qua một phương pháp tiếp cận chiến lược toàn diện có sự phối kết hợp (lồng ghép các dự án đầu tư của Chính phủ, dự án hỗ trợ phát triển và đầu tư tư nhân) để đảm bảo phát triển du lịch chất lượng, hiệu quả, bền vững trong khu vực.

4.4.5. Các giải pháp

(1) Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về tài nguyên du lịch

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về Du lịch đẩy mạnh cải cách hành chính, gắn liền với việc mở rộng đòn bẩy kinh tế của tổ chức và quản lý hoạt động kinh


doanh. Làm rõ chức năng quản lý giữa các ngành các cấp, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp có liên quan và các địa phương từ tỉnh đến cơ sở.

Tổ chức thực hiện tốt trên phạm vi khu di tích “Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch” căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn VQG, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.

(2) Nâng cao nhận thức về tài nguyên DLST:

Nâng cao nhận thức của các đối tượng quản lý: Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý du lịch và các ngành có liên quan chưa thực sự hiểu rõ về giá trị của tài nguyên đối với phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các chưa phát triển được loại hình du lịch sinh thái trong khu vực, chưa khai thác hiệu nguồn tài nguyên sẵn có.

Tổ chức một số chuyến tham quan đến các khu du lịch, đặc biệt các khu du lịch ở các khu DTTC, VQG, khu BTTN trong nước và khu vực đã phát triển loại hình DLST để nhận biết và trao đổi kinh nghiệm.

Tổ chức các buổi hội thảo/tọa đàm về tài nguyên du lịch, với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý các địa phương nơi có hoạt động du lịch phát triển, tăng cường thông tin về du lịch cho các nhà quản lý.

Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch nhận thức về du lịch bền vững của các nhà đầu tư du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn còn hạn chế.

Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về mối quan hệ giữa phát triển bền vững với lợi ích của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Diễn giả tại các buổi thuyết trình này, ngoài các nhà khoa học là chính các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đã thành công trong hoạt động đầu tư, kinh doanh du lịch gắn với các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 29/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí