điểm tham quan đối với các thị trường chính nhằm kéo dài thời gian lưu trú và kích thích chi tiêu tại chỗ. Tiếp thị và quảng bá đến các thị trường mục tiêu; trong khu vực và quốc tế.
Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp các điểm du lịch, dịch vụ và hạ tầng dành cho thị trường chính yếu nhằm cải thiện và duy trì lâu dài các tác động bền vững, tăng doanh thu vừa nâng cao khả năng thu nhập của người dân địa phương. Tăng cường sản phẩm dành cho thị trường mục tiêu cao cấp. Mở rộng tiếp thị và quảng bá đến thị trường mục tiêu trong khu vực và quốc tế. Tận dụng các hoạt động tiếp thị và quảng bá để khuyến khích thị trường chính yếu thử nghiệm các sản phẩm mới nhiều hơn với cam kết bảo tồn mạnh mẽ hơn và nâng cao khả năng thu nhập địa phương
4.4.3 Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tài nguyên DLST, tác giả mạnh dạn đề xuất nên tổ chức khai thác một số loại hình hoạt động DLST như sau:
Bảng 4.16: Các hoạt động du lịch sinh thái đề xuất
Mô tả | |
1. Vãn cảnh Chùa | Đi vãn cảnh chùa, đền có trong khu vực, chụp ảnh, thưởng thức không gian văn hóa tại đây |
2. Tham quan hang động | Tham quan hang động tức là tham quan, khám phá tất cả các hang có trong khu vực, ngoại trừ động Hương Tích thì các hang còn lại nên hạn chế phát triển thành điểm tham quan du lịch đại chúng vì diện tích nhỏ. |
3. Tham quan ngắm cảnh, đi bộ | Thưởng ngoạn và trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên. Đi bộ ở đây là từ quãng ngắn trong vòng 5 phút cho đến những tuyến dài hơn từ 2 đến 3 giờ. Không cần bất kỳ trang bị đặc biệt nào. Hầu hết các tuyến đi bộ cần phải làm sao để đi bằng giày thông thường vẫn dễ dàng. |
4. Tìm hiểu di tích văn hóa - lịch sử | Tham quan, nghiên cứu về chủ đề văn hóa - lịch sử. |
5. Du ngoạn trên sông | Ngắm cảnh đẹp, thiên nhiên hoang đã hai bên bờ suối, |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng Khai Thác Dlst Tại Khu Dttc Chùa Hương
- Lượng Khách Thăm Quan Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn Vào Các Tháng Trong Năm
- Một Số Tác Động Của Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên Và Xã Hội
- Sơ Đồ Vị Trí Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 14
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Mô tả | |
bằng xuồng đò; | câu cá, vào các trang trại của người dân sâu trong núi. |
6. Đi bộ trekking | Các hoạt động trekking là những cuộc đi bộ đường dài từ nửa ngày đến nhiều ngày. Cần mang những loại giày chắc chắn để đi vào những tuyến đường mòn và đối với những chuyến đi dài ngày cần trang bị dụng cụ đặc biệt như lều bạt và dụng cụ nấu ăn. |
7. Du lịch trải nghiệm | Trải nghiệm cuộc sống làng quê và đắm mình trong các sinh hoạt dân dã, có thể từ đi dạo quanh làng cho đến tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày như ra đồng cày ruộng hoặc nấu nướng, thu hoạch thuốc, chăn nuôi gia súc gia cầm. Nghỉ lại với một gia đình địa phương và tham gia vào sinh hoạt hàng ngày. |
8. Nghiên cứu khoa học, Quan sát động vật hoang dã, trồng cây lưu danh | Tham quan những khu vực dành cho mục đích nghiên cứu và giáo dục. Quan sát động vật hoang dã tức là ngắm động vật hoang dã từ một khoảng cách an toàn cho cả du khách lẫn động vật, chim chóc, trồng cây lưu danh. |
9. Đi dã ngoại – cắm trại | Đi dã ngoại nghĩa là tổ chức ăn ngoài trời. Nói chung hoạt động này nghĩa là tổ chức ăn trưa tại một điểm thắng cảnh. Cắm trại là một hoạt động tập thể, cần trang bị dụng cụ đặc biệt như lều bạt và dụng cụ nấu ăn. |
4.4.4. Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
4.4.4.1. Định hướng phát triển không gian du lịch
Dựa vào bản đồ hiện trạng phân khu và các tài nguyên du lịch thông qua điều tra khảo sát thực tế, phỏng vấn khách du lịch và các cán bộ quản lý khu vực, tác giả đề xuất định hướng phát triển không gian khu DTTC chùa Hương được thể hiện thông qua các khu chức năng theo bảng sau:
Bảng 4.17. Phân vùng phát triển du lịch khu DTTC Chùa Hương
Hạng mục | Số lượng | |
1 | Điểm du lịch tâm linh – khảo cổ | 20 |
2 | Phân khu hành chính – dịch vụ | 1 |
3 | Trung tâm nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí | 1 |
4 | Khu nghỉ dưỡng cao cấp - Resort | 1 |
5 | Khu vực ẩm thực | 2 |
6 | Khu vực dã ngoại, cắm trại và các hoạt động ngoài trời | 1 |
7 | Khu vực du lịch làng sinh thái | 1 |
8 | Khu vực phục hồi sinh thái rừng | 1 |
9 | Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm | 1 |
10 | Khu vực bảo tồn cây đặc hữu | 1 |
Không gian phát triển tham quan thắng cảnh du lịch tâm linh (khu 1) là khu vực suối Yến kết hợp du lịch vãn cảnh chùa và thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên, dã ngoại tại những khu vực có cảnh đẹp như bến Trò, đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích, động Đại Binh, chùa Bảo Đài. Tham quan các hang động đẹp có giá trị khảo cổ như Hang Sũng Sàm, hang Thánh Hóa, Hang luộn.
Phân khu hành chính, trung tâm nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, Resort (khu 2,3,4) được quy hoạch trên phân khu chức năng hành chính dịch vụ theo hiện trạng và khu vực phát triển hạ tầng du lịch được quy hoạch ven hai bên đường của khu vực hành chính xã, Bến Đục và ven đường xuống chùa Tuyết Sơn.
Khu vực ẩm thực (khu 5) nằm trong các thung đất gần chùa Thiên Trù và khu vực gần chùa Bảo Đài, nơi tập trung các nhà hàng, quán ăn đặc sản.
Khu vực dã ngoại, cắm trại và các hoạt động ngoài trời (khu 6) nằm trong dải đất 2 bên bờ suối Yến và suối Long Vân.
Khu vực du lịch làng sinh thái (khu 7) là khu vực dân cư thôn Phú Yên, Tiên Mai, Hội Xá, nơi có cảnh quan sông nước, núi non rất hoang sơ, lưu giữ nhiều nét
văn hóa, kỹ thuật nông lâm nghiệp, săn bắt, hái lượm, trồng cây thuốc phục vụ loại hình du lịch leo núi, khám phá hang động, cắm trại, trải nghiệm cuộc sống của người dân….
Khu vực phục hồi sinh thái rừng (khu 8) là nơi thực hiện các mô hình rừng trồng, rừng phục hồi, nông lâm nghiệp sinh thái cao sản kết hợp với tham quan làng sinh thái và khám phá hang động.
Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm và khu vực bảo tồn cây đặc hữu (khu 9, 10) là nơi nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, dự án nghiên cứu phát triển rừng như: khu trồng cây thuốc dưới tán rừng, khu nghiên cứu cây bán chịu ngập, bảo tồn các loài cây đặc sản đặc hữu trong vùng…(Hình 4.18: Ý tưởng quy hoạch DLST Chùa Hương)
4.4.4.2. Quy hoạch tuyến - điểm du lịch
Từ bản đồ ý tưởng phân vùng phát triển du lịch khu DTTC chùa Hương, đề xuất phương án quy hoạch một số tuyến - điểm du lịch sau:
*Điểm du lịch:
+ Khu vực du lịch tâm linh – khảo cổ: Nghiên cứu và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, khảo cổ, trùng tu tôn tạo các di tích văn hóa trong khu vực.
+ Phân khu hành chính- dịch vụ: Bao gồm các cơ sở nghiên cứu – thí nghiệm khoa học, bảo tàng trưng bày các mẫu vật, hiện vật khảo cổ, giới thiệu văn hóa.
+Trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí: Dự kiến xây dựng nhà nghỉ trung bình và dân dã, bến thuyền, cắm trại, sân khấu. Công trình phục vụ du lịch có thể đáp ứng được số lượng du khách với quy mô lớn
+ Khu nghỉ dưỡng cao cấp, resort: với đối tượng phục vụ là những người có thu nhập cao có nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá môi trường thiên nhiên khu bảo tồn.
+ Khu vực ẩm thực: Phục vụ sản phẩm là đặc sản địa phương và đồ lễ chay với hình thức đi chợ quê.
+ Khu vực dã ngoại, cắm trại và các hoạt động ngoài trời: Là các khoảng đất trống được chia ô để cắm trại, xây dựng các con đường mòn để dã ngoại và ngắm cảnh thiên nhiên.
+Khu vực làng sinh thái: Xây dựng các mô hình làng với các vật liệu thân thiện với môi trường, mang đậm chất làng quê Việt Nam. Du khách vào tham quan được hướng dẫn các kỹ thuật nông lâm nghiệp, săn bắt, hái lượm, trồng cây thuốc, khám phá hang động, cắm trại, trải nghiệm cuộc sống của người dân….
+Khu vực phục hồi sinh thái rừng: các mô hình rừng trồng, rừng phục hồi, rừng nông lâm nghiệp sinh thái cao sản.
+Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm: gồm các mô hình trồng cây thuốc dưới tán rừng,
+Khu vực bảo tồn cây đặc hữu: bảo tồn các loài cây đặc sản đặc hữu trong
vùng như mơ, rau sắng, củ mài…
*Tuyến du lịch:
Dựa theo các tuyến du lịch trước đây, tác giả đề xuất các tuyến du lịch sinh thái trong khu vực
Tuyến I: Phân khu hành chính, dịch vụ - khu vực Du lịch tâm linh(cụm di tích Đền trình và các chùa, động trong khu vực Thiên Trù) – khu vực ẩm thực đồ ăn chay.
+Nội dung: du lịch tâm linh kết hợp leo núi, tham quan hang động, thưởng ngoạn cảnh đẹp, thưởng thức đồ ăn chay.
+Chiều dài tuyến: 6 km.
+Phương tiện: Xuồng chèo tay.
+Thời gian: 2-3 ngày.
Tuyến II: Phân khu hành chính, dịch vụ- khu vực Du lịch tâm linh, khảo cổ (Cụm di tích Thanh Sơn - Hương Đài, hang Thánh Hóa, chùa cây Khế và động Người Xưa) - Trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí - Khu vực dã ngoại, cắm trại và các hoạt động ngoài trời.
+Nội dung: Du lịch tâm linh, nghiên cứu học tập, khám phá thiên nhiên kết hợp vui chơi giải trí, dã ngoại, mua sắm.
+Chiều dài tuyến: 4 km.
+Phương tiện: Xuồng chèo tay, đi bộ
+Thời gian: 2-3 ngày.
Tuyến III: Phân khu hành chính, dịch vụ - khu vực - Du lịch tâm linh (chùa Bảo Đài – động Ngọc Long) - Khu vực ẩm thực đặc sản núi rừng - Làng sinh thái - Tham quan các khu rừng nghiên cứu thực nghiệm
+Nội dung: Du lịch tâm linh, nghiên cứu học tập, dã ngoại, mua sắm, thưởng thức đặc sản núi rừng, trải nghiệm cuộc sống người dân
+Chiều dài tuyến: 3 km.
+Phương tiện: Xuồng chèo tay, đi bộ
+Thời gian: 3-4 ngày.
Tuyến IV: Phân khu hành chính, dịch vụ – Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp –
Resort.
+Nội dung: tham quan, nghỉ dưỡng núi- mua sắm
+Chiều dài tuyến: 2 km.
+Phương tiện: Xuồng chèo tay, xe máy.
+Thời gian: 1-2 ngày.
(Hình 4.19: Sơ đồ tuyến - điểm du lịch)
4.4.4.3. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
*Giao thông
Gồm 03 loại đường chính: đường ô tô, đường thủy và đường đi bộ được phát triển trên những đường ô tô, xe máy, đường mòn sẵn có và xây dựng thêm một số tuyến, đoạn đường mới như sau:
Tuyến đường dọc theo 2 bên bờ của suối Yến nhằm hạn chế được hiện tượng tắc đường sông vào mùa cao điểm, khách du lịch có thể đi bộ từ ngoài đền Trình vào trong khu vực Thiên Trù, ngắm cảnh đẹp 2 bên bờ Suối, đi vào khu nuôi trồng thủy sản câu cá, thu hoạch các loại nông sản, và cắm trại ở bên bờ suối.
Tuyến đường mòn từ động Hương Tích sang khu vực xã An Phú nhằm giảm bớt sự ùn tắc trên Động Hương Tích mùa lễ hội, thuận tiện cho khách du lịch có thể từ xã An phú đến khu du lịch Suối khoáng Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, suối Cá thần tỉnh Thanh Hóa và các khu du lịch nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh.
* Cấp điện
+Đối với toàn bộ khu vực: hiện tại đã có nguồn điện cấp trên toàn bộ xã, cần nâng cấo chất lượng điện, cải tạo các khu vực có nguồn điện yếu kém ở những thôn xa trung tâm, đặc biệt là khu vực thôn Phú Yên, nơi xây dựng điểm du lịch làng sinh thái.
+Đối với các khu phát triển hạ tầng du lịch: xây dựng thêm các trạm biến áp, cung cấp điện kết hợp với sử dụng các loại cáp điện chôn dưới đất để tránh phá vỡ cảnh quan tự nhiên trong khu vực.
*Cấp nước
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho toàn khu di tích là từ suối Yến, suối Tuyết và suối Long Vân. Hệ thống sông suối trong vùng cần được bảo vệ và xử lý thông qua hệ thống nhà máy, trạm xử lý nước.
Các trạm nước sạch và bể chứa được đặt dọc theo tuyến đường từ Thiên Trù lên động Hương Tích nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước trầm trọng trong khu vực này. (Hình 4.20: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch)
4.4.4.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
Trong quá trình xây dựng khu DLST cần nghiên cứu việc sử dụng các vật liệu và đưa ra các phương pháp xây dựng, nhằm hạn chế tối đa tác động của các hoạt động xây dựng phát triển du lịch sinh thái tới tài nguyên và môi trường. Khi thực hiện quy hoạch cần phải chú trọng đến một số yếu tố sau:
- Về nước cấp: tận dụng nguồn nước tự nhiên, nước mưa của khu vực, xử lý để đưa vào sử dụng.
- Về nước thải: Cần phải đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lí nước thải bên cạnh hệ thống các nhà vệ sinh được bố trí hợp lý, thuận tiện cho khách.
- Về rác thải: Cần phải đưa ra những quy định phù hợp đối với việc loại bỏ rác thải (có thể bố trí những chỗ ngồi nghỉ thuận tiện trên đường kèm theo thùng đựng rác) cũng như những biện pháp xử phạt cho du khách trong việc loại bỏ rác thải không đúng nơi quy định trong thời gian lưu trú ở khu du lịch (chi phí thu gom, xử lý…).
- Về hoá chất: Hoá chất được sử dụng trong việc duy trì và phát triển các hệ sinh thái phục vụ cho phát triển DLST như hoá chất để chăm bón, trừ côn trùng gây hại…phải là những hoá chất tự phân huỷ, có khả năng thu gom,
xử lí không làm ảnh hưởng đến môi trường trong khu phát triển DLST.
- Về năng lượng: Để tránh sự lãng phí năng lượng, khi quy hoạch cần xây dựng lợi dụng ưu thế của cảnh quan và khí hậu tự nhiên có thể tạo lưu thông không khí tự nhiên, tranh thủ điều kiện sử dụng năng lượng mặt trời hoặc của gió (nếu có thể), đồng thời khi thiết kế các hotel, nhà nghỉ,… cần có hệ thống tự ngắt điện khi du khách ra khỏi phòng.
-Về san nền mặt bằng: cần giữ lại các cây quan trọng, hạn chế sự biến đổi cảnh quan tự nhiên. Hệ thống đường mòn cần phỏng theo hoặc tôn trọng lối đi lại, thói quen của động vật hoang dại và cần phải thưa, trong đó có
kiểm soát xói mòn.
-Về xây dựng các công trình kiến trúc: sử dụng tối đa các kỹ thuật xây dựng của địa phương, vật liệu địa phương, hình dáng kiến trúc – văn hoá địa phương, xây dựng công trình phải dựa theo tiêu chuẩn môi trường địa phương dài hạn. Nên sử dụng các kiến trúc đơn giản, kích thước nhỏ và nếu sử dụng vật liệu xây dựng địa phương cần tính toán tác động môi trường.
-Cần tính toán sức tải không gian: của các tuyến, điểm du lịch nhằm giảm
tác động tiêu cực của du khách tới KBTTN.