Kinh Nghiệm Quản Lý Và Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Của Các Vqg Ở Việt Nam


- Tuần tra các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường.

- Thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục về môi trường.

- Quản lý hoạt động an toàn cho khách tham quan.

- Lắp đặt và bảo trì trang thiết bị.

- Thu phí sử dụng trang thiết bị của VQG.

- Thúc đẩy hoạt động sử dụng bền vững VQG Hàn Quốc [7]

1.4.1.2. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở Châu Âu

Châu Âu có 359 VQG, một cơ quan có tên là Cục các VQG Châu Âu (ENPC) được thành lập để đưa các VQG Châu Âu lên cấp độ quốc tế và để cung cấp thêm thông tin về các VQG đó cho công chúng. ENPC là một tổ chức quốc tế không nhằm mục đích chính trị, cung cấp thông tin về tất cả các VQG Châu Âu đã được và sẽ được hình thành. Tổ chức sẽ tích cực thúc đẩy việc bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng sinh học và ổn định sinh thái bằng cách khuyến khích tất cả mọi người tôn trọng và bảo tồn chúng. Tổ chức này cũng sẽ tích cực tiến hành các chiến dịch cho từng VQG để các VQG này sẽ được bảo vệ và phát triển vì lợi ích của tất cả mọi người. ENPC trở thành nguồn cung cấp thông tin sáng tạo, chính xác và cập nhật hàng đầu về các khu VQG ở Châu Âu nhằm hỗ trợ việc thực hiện các mục tiêu hoạt động và thúc đẩy công tác bảo tồn của các VQG. Sứ mệnh của tổ chức này là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Tạo lập một ngân hàng dữ liệu thông tin về các VQG trên toàn Châu Âu, và phát triển một hệ thống giám sát và hỗ trợ độc lập các VQG.

- Cung cấp thông tin về các dịch vụ quản lý cho những người phụ trách của VQG thông qua việc sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại, bằng cách tiếp cận với những kinh nghiệm thế giới, phương pháp tiếp cận nhanh chóng và linh hoạt, khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo.

Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 4

- Hình thành một mạng lưới các hội viên và các đối tác quốc tế, những người sẽ hỗ trợ việc thực hiện tầm nhìn của ENPC.


- Khám phá những phương thức mới và có hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy các VQG và công tác bảo tồn của họ vươn ra cấp độ thế giới.

- Giáo dục công chúng để họ hình thành một mối quan hệ tích cực với các VQG và hỗ trợ công tác bảo tồn.

1.4.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tiễn phát triển DLST và kinh nghiệm quản lý các VQG của một số nước trên thế giới với đặc điểm về tài nguyên DLST Việt Nam, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho việc phát triển DLST tại các VQG cũng như việc tổ chức và vai trò của các Ban quản lý VQG là:

- Cần có một định hướng và kế hoạch phát triển DLST rõ ràng. Định hướng phát triển DLST vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia. Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban, Ngành, của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết.

- Quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch: Để đảm bảo nâng cao sức chứa du lịch cho khu vực DLST đòi hỏi cần phải tính toán và xem xét một cách toàn diện về các mặt văn hóa, xã hội và môi trường. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa đảm bảo thực hiện nhu cầu của du khách và việc giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên là rất quan trọng trong xu thế phát triển bền vững.

Sự tham gia của người dân vào các dự án phát triển DLST để đạt được mục tiêu phát triển bền vững: Nếu không có sự tham gia của các thành viên liên quan khác nhau trong suốt quá trình phát triển thì các nỗ lực về DLST cũng sẽ không vững bền. Sự bền vững về mặt môi trường, kinh tế - xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của DLST nó cần được đưa ra một cách cẩn thận.

- Thay đổi quan niệm về bảo tồn và phát triển: Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng tài nguyên từ học sinh, sinh viên và người dân địa phương đến những đoàn khách du lịch. Thiết lập cơ chế quản lý phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địa phương để có thể quản lý tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả.


Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan quản lý. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học, trong cộng đồng địa phương và khách du lịch. Xây dựng mối quan hệ “đối tác” giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch bền vững.

Về tổ chức quản lý các VQG: Nguồn tài nguyên rừng tại VQG là nguồn tài nguyên kép do vậy các quốc gia thường có một cơ quan quản lý các VQG cấp trung ương. Cơ quan quản lý VQG này có chức năng bảo tồn và giáo dục công chúng trong việc bảo tồn và môi trường. Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG có thể do các VQG tự kinh doanh hoặc cho các công ty du lịch thuê môi trường để kinh doanh nhưng phải chịu quản lý theo một quy chế cụ thể.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý và khai thác hoạt động du lịch sinh thái của các VQG ở Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có 30 VQG trên toàn quốc, việc quản lý các VQG đang được phân cấp tùy theo diện tích và quy mô của vườn, Các VQG có diện tích lớn, có giá trị tiềm năng, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý như: VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên, VQG YokDon. Số VQG còn lại do UBND các tỉnh quản lý.

Các VQG trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được coi là một đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trường sinh thái, giáo dục môi trường theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện các chức năng được giao các VQG có nhiệm vụ chính là:

- Tổ chức bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng; các nguồn gen động thực vật rừng quí, hiếm, các đặc sản rừng, các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên nhiên trong diện tích được giao quản lý.

- Phát triển rừng trên cơ sở trồng mới, phục hồi rừng và thực hiện các


dự án khuyến nông, khuyến lâm để phát triển vùng đệm.

- Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm khoa học với mục đích bảo tồn thiên nhiên và môi sinh.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học (nghiên cứu, giảng dạy, thực tập) chuyển giao kỹ thuật, giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp. Tổ chức tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý thức bảo vệ rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại; thực hiện các qui trồng rừng và chăm sóc rừng...

- Tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái:

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại VQG.

+ Tổ chức các loại hình du lịch phù hợp với quy hoạch và phát triển du lịch của tỉnh và của VQG.

+ Quản lý và phát triển các tài nguyên, các công trình phục vụ hoạt động du lịch sinh thái của VQG.

- Thực hiện các dịch vụ hoạt động du lịch sinh thái:

+ Tổ chức đón tiếp khách đến tham quan; phục vụ các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, phục vụ các hội nghị, hội thảo.

+ Giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm, sản phẩm truyền thống của địa phương.

- Thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trường:

+ Giáo dục tuyên truyền về môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững, các văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên, những kiến thức về động, thực vật rừng cho du khách và cộng đồng địa phương.

+ Thực hiện công tác vệ sinh môi trường thuộc khu vực quản lý.

- Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong VQG tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác.


Với cơ câu tổ chức bộ phận khai thác du lịch sinh thái tại các VQG hiện nay thì bộ phận kinh doanh du lịch sinh thái mới chỉ đơn thuần là phục vụ khách tại chỗ, các VQG chưa có các bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường khách, quảng bá và thu hút khách, nguồn kinh phí cho hoạt động này cũng chưa được quan tâm đầu tư do đó đã làm giảm hiệu quả của việc khai thác nguồn tiềm năng to lớn này tại các VQG.

Bạch Mã là một trong sáu VQG thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã cùng với chính quyền địa phương đang nỗ lực giáo dục tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân. Đồng thời, Ban Quản lý Vườn quốc gia cũng đưa ra mô hình khuyến khích người dân phát triển du lịch sinh thái nhằm giảm sức ép vào tài nguyên rừng. Đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, nguy cơ suy giảm hệ sinh thái, do sự khai thác quá mức của con người và biến đổi khí hậu, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã đã đề xuất một số giải pháp bảo vệ rừng như đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác bảo tồn chuyên sâu hơn, để có khả năng giám sát đa dạng sinh học nói chung và các loài nguy cấp nói riêng. Ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp các vườn sưu tập thực vật có đủ dung lượng cá thể của các loài đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị tuyệt chủng, đảm bảo công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen, đồng thời tạo cảnh quan du lịch góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn các loài này đối với cộng đồng.

Ban quản lý cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy chế thống nhất quản lý vùng đệm, xây dựng một số mô hình vườn rừng, trồng cây phân tán đến từng hộ gia đình theo hướng bảo tồn nông trại một số loài cây quý hiếm bị đe dọa có giá trị cao. Bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật đặc hữu như gà lôi lam mào trắng, trĩ sao, voọc ngũ sắc, sao la, mang lớn, beo lửa và các loài thực vật quý hiếm như trầm hương, trắc, gụ, cẩm lai... Duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Truồi, sông Tả Trạch (thượng nguồn sông Hương), sông Cu Đê, sông Côn...


góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong khu vực.

Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu bảo tồn về động vật, thực vật hệ sinh thái điển hình của Vườn. Tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của quy chế quản lý rừng. Khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.

1.4.3. Du lịch tại VQG Cát Bà

Tại Cát Bà, những tuor du lịch thăm vịnh luôn là chương trình hấp dẫn đối với du khách. Là một phần của quần thể vịnh Hạ Long, Cát Bà đã mở rộng tuor, tuyến bằng thuyền trên vịnh với tàu, xuồng cao tốc và kayak.

Cát Bà là nơi có tiềm năng phát triển du lịch lặn biển đang được du khách trong và ngoài nước chú ý. Theo chuyên gia du lịch biển Lê Đình Tuấn, giám đốc Công ty tư vấn du lịch Celadon International thì còn tới 2/3 tiềm năng du lịch biển của Hải Phòng đang “chìm” dưới mặt nước. “Lôi” được những tiềm năng này lên phải có các doanh nghiệp giỏi và cơ chế thoáng nhưng nghiêm túc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cát Bà có tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, có những bãi biến, vịnh - tùng - áng và các hang động kỳ thú có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Biến và bãi biển Cát Bà có những cảnh quan đẹp và các loài thực vật quý hiếm dưới biển, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. Sự kết hợp không thể tách rời của các hệ sinh thái rừng, biển và hệ thống đảo đá vôi độc đáo mà thiên nhiên đã trao tặng cho VQG Cát Bà là nền tảng và tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Quần Đảo Cát Bà nói chung và VQG Cát Bà nói riêng hàng năm đón một lượng khách không nhỏ đến tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu vườn, kết họp thăm vịnh.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn và phát triển tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà.

- Xác định được các tác động của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà.

- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn quốc gia Cát Bà

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Hoạt động du lịch sinh thái và vấn đề bảo tồn tài nguyên Vườn quốc gia

- Phạm vi về không gian: Tại Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

- Phạm vi về thời gian:

Tiến hành thu thập số liệu ngoại nghiệp năm 2017 sau đó xử lý số liệu nội nghiệp và viết đề tài.

2.3. Nội dung nghiên cứu


2.3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà

2.3.2. Nghiên cứu tác động của du lịch sinh thái đến tài nguyên Vườn quốc gia Cát Bà

2.3.2.1. Đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.2.2. Đánh giá tác động kinh tế của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.2.3. Đánh giá tác động tới văn hóa xã hội của hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

2.3.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Cát Bà

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch ở VQG Cát Bà

* Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin:

Tham khảo và kế thừa các tài liệu về du lịch của các cơ quan và tổ chức đã và đang thực hiện, triển khai khai thác du lịch trong khu vực VQG Cát Bà: báo cáo hoạt động du lịch hàng năm của Trung tâm du lịch VQG Cát Bà, báo cáo tong kết hoạt động hàng năm của VQG Cát Bà, đề án phát triển du lịch VQG Cát Bà. Các tài liệu về kinh tế xã hội, văn hóa, lễ hội của người dân ở các xã vùng đệm của VQG.

Từ đó tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu để đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển du lịch tại VQG Cát Bà trong thời gian vừa qua:

- Tài nguyên du lịch: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho hoạt động du lịch (động, thực vật đa dạng, đa dạng hệ sinh thái; cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn); du lịch nhân văn.

- Thực trạng cơ sở hạ tầng, các điểm, tuyến tiếm năng tổ chức du lịch.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 08/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí