1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm và mối quan hệ giữa DLST và VQG
Khái niệm VQG: Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
* Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
* Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
* Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn
Theo đó nhiệm vụ của VQG là:
- Bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng của các VQG và quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích khoa học, giáo dục và DLST.
- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên hay gần tự nhiên, các vùng văn hóa điển hình, các quần thể sinh vật, nguồn gen của các loài nhằm đảm bảo tính đa dạng và bền vững.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 1
- Nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên tại Vườn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng - 2
- Kinh Nghiệm Quản Lý Và Khai Thác Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Của Các Vqg Ở Việt Nam
- Nghiên Cứu Tác Động Của Du Lịch Sinh Thái Đến Tài Nguyên Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Thống Kê Diện Tích, Dân Số Và Mật Độ Dân Số Các Xã, Thị Trấn.
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
- Duy trì các cảnh quan thiên nhiên, các sinh cảnh của các loài động thực vật hoang dã, các khu địa mạo có giá trị về mặt khoa học, giáo dục.
- Phát triển du lịch sinh thái.
Như vậy, các VQG có chức năng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh
thái. Tuy nhiên, sự phát triển DLST tại các VQG cũng là mối đe dọa thực sự cho công tác bảo tồn tài nguyên, nếu các hoạt động DLST ở đây không được quản lý một cách nghiêm túc.
* Mối quan hệ giữa DLST và VQG
Rõ ràng sự quan tâm về DLST nảy sinh từ nhu cầu tham quan học hỏi từ tự nhiên của con người. Tính hấp dẫn của tự nhiên là động lực chính hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, sẽ là một áp lực lớn lên tài nguyên VQG khi số lượng khách du lịch tăng lên quá đông. ELIzabeth Boo (4): “Sự thăm thú đang tăng lên ở các KBTTN, trong khi nhiều khu này chưa đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên không được đào tạo cho hoạt động du lịch”.
1.2.2. Du lịch tại các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia
Tính đến năm 2015 cả nước ta đã có 30 VQG và 115 KBT thiên nhiên được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch mà chưa được khai thác họp lý.
ơ Việt Nam, từ lâu đã có những chuyến thăm quan, cắm trại tại các khu rừng tự nhiên (Cúc Phương, Nam- Cát Tiên) nhưng các chuyến thăm quan này thường chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Các KBT và VQG có nhiều tiềm năng và lợi thế cho hoạt động du lịch phát triển:
* Tiềm năng:
- Tính đa dạng sinh học tại các KBT là rất cao, tại đây có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
- Tại hầu hết các KBT, địa hình đều chia cắt rất phức tạp là điều kiện tốt cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
- Không khí ở các KBT hoàn toàn trong lành giúp cho du khách có cảm
giác thoải mái, giảm căng thẳng.
- Sống xen kẽ hoặc xung quanh KBT chủ yếu là người dân tộc, đây là những nơi rất đa dạng về văn hoá và ngành nghề truyền thống là nơi lý tưởng cho du khách dừng chân.
- Các hình thức bảo tồn tại các khu bảo vệ sẽ đáp ứng được thị hiếu đa dạng của du khách; ví dụ như nếu du khách thích biển có thể thăm các KBT như Côn Đảo, Cát Bà, Bình Châu - Phước Bửu; du khách leo núi và thích tham khảo truyền thống văn hoá của dân tộc miền núi phía Bắc thì có thể thăm các KBT như Pù Luông và nếu du khách thích thăm các khu rừng khộp rộng lớn và truyền thống văn hoá của đồng bào Tây Nguyên thì có thể thăm các KBT như KonCharang...
* Lợi thế:
- Các KBT được bảo vệ chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp và lực lượng bảo vệ, do vậy mà các tiềm năng về du lịch sinh thái sẽ tồn tại lâu dài.
- Các chi phí cơ bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho du lịch không lớn.
- Du lịch là cơ hội tốt nhất để phổ biến và thông tin đến mọi người về vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
- Gắn liền với các KBT là truyền thống văn hoá và tập quán canh tác đa dạng của bà con dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là sự thân thiện và mến khách của người dân, đây sẽ là một trong những lợi thế lớn nhất trong phát triển du lịch.
Hiện tại ở Việt Nam, VQG Cúc Phương, VQG Bạch Mã là các Vườn Quốc gia thành công trong việc tổ chức các chương trình Du lịch đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Du lịch tại VQG Bạch Mã được tổ chức theo mô hình đường mòn diễn giải:
1. Đường mòn trĩ sao
2. Đường mòn thác Đỗ Quyên
3. Đường mòn thác Ngũ Hồ
4. Đường mòn khám phá thiên nhiên
5. Đường mòn đỉnh Bạch Mấ
6. Tuyến tham quan làng Khe Su
Du lịch VQG Cúc Phương được tổ chức tuyến du lịch theo chuyên đề:
1. Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương
2. Tuyến tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương
3. Tuyến tìm hiểu văn hoá Cúc Phương
4. Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương
Du lịch giúp cả cộng đồng địa phương và các KBT thiền nhiên & VQG. bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực. Là một công cụ quan trọng trong quản lý các KBT thiên nhiên & VQG. Vì vậy phát triển du lịch phải đảm bảo phù họp với từng khu vực cụ thế.
1.3. Tác động của du lịch sinh thái tới kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên
1.3.1. Tác động đến môi trường tự nhiên
*Tác động tích cực:
- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường:
+ Các nguồn thu từ du lịch, nếu được sử dụng hợp lý, có khả năng tạo ra một cơ chế tự hoạch toán tài chính cho VQG, trong đó có việc duy trì các giá trị của VQG, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch.
+ Du lịch tạo cơ hội để khách du lịch được thăm quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, để từ đó có thể làm thay đổi thái độ của họ và ủng hộ tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Các lợi ích từ du lịch ở các VQG hoặc các KBTTN, nhất là những vùng đất ít có giá trị cho nông nghiệp, tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị
hơn, kích thích sự phát triển của khu vực và lân cận.
+ Du lịch còn khuyến khích mở rộng các vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên tăng cường bảo vệ môi trường.
+ Du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương, từ đó giảm bớt sức ép lên tài nguyên của VQG.
- Du lịch sinh thái tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG. Nghĩa là lợi ích hai chiều được hình thành khi du lịch được hoạt động trong các VQG.
*Tác động tiêu cực:
Phát triến DL và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng.
- Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: Do các hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá, khoáng sản làm kỷ niệm của khách du lịch.
- Tác động lên thổ nhưỡng: các hoạt động đi bộ, tham quan trên các đường mòn, các khu cắm trại, các bãi đỗ xe…làm tăng cường sự kết chặt đất, lở đất, xói mòn, hoặc phá vỡ cấu tạo đất, ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.
+ Tác động đến tài nguyên nước: DL phát triến thì các khách sạn, nhà nghỉ cho thuê, nhà hàng ăn uống và các dịch vụ khác cũng phát triển, tăng lượng nước thải sinh hoạt làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm ở các địa phương.
+ Tốc động lên tài nguyên không khí: Hàm lượng bụi, khói và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông phục vụ DL thường nằm dưới mức cho phép và bị hòa loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng ồn quá mức cho phép.
- Tác động lên hệ thực vật: Các hoạt động du lịch, giải trí có thể tạo ra những tác động lên tập hợp các loài thực vật như sự giẫm đạp, bẻ cành, hái
hoa, thu lượm cây cảnh, sự đi lại của các loại xe du lịch tạo ra khí thải. Các yêu cầu làm đường mòn, bãi đỗ xe, các công trình dịch vụ, bãi cắm trại, nhu cầu củi cho đốt lửa trại, nấu ăn… cũng gây ra ảnh hưởng đến thực vật, cháy rừng.
- Tác động lên hệ động vật: Các hoạt động thăm thú, tiếng ồn của xe khách, của xe cộ… khiến các động vật hoảng sợ, dẫn đến các thay đổi diễn biến sinh hoạt, địa bàn cư trú, hoạt động kiếm ăn, săn mồi của chúng.
Ngoài ra, việc thả rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã, phổ biến với các loài không thích hợp với hệ sinh thái. Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật hoang dã của khách du lịch dẫn đến việc săn bắn, buôn bán chúng cũng là tác động làm suy giảm số lượng quần thể động vật. Kết cục là dẫn đến sự thay đổi hay phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.
1.3.2. Tác động tới kinh tế
* Tác động tích cực:
+ Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm ỉượng du khách quốc tế.
+ Tạo ra nhiều vỉệc làm để tái đầu tư các khu du lịch và đào tạo đội ngũ hướng dân viên du lịch, những người canh gác rừng, những -người làm công tác phục vụ du khách...
+ Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt.
+ Kích thích sự đầu tư của chính quyền vào cơ sở hạ tầng giúp cải thiện và nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy sự phát triển của địa phương
* Tác động tiêu cực:
+ Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể. Bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những khoản chi ngoại lệ.
+ Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không ổn định.
+ Tác động tiêu cực đến nền kinh tế địa phương như sự chênh lệch đầu tư tiềm lực kinh tế được sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giảm sự đầu tư cho giáo dục, y tế,... tính mùa vụ của du lịch cũng gây bất lợi cho thu nhập cộng đồng địa phương
1.3.3. Tác động du lịch đến vãn hóa - xã hội
* Tác động tích cực:
+ Góp phần vào sự bảo tồn, phát huy và sự quảng bá rộng rãi văn hóa địa phương, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công...
+ Cổ vũ lòng tự hào dân tộc và góp phần tạo nên mối quan hệ khăng khít trong cộng đồng
=> Việc phát triển DL còn nhằm giới thiệu với khách nước ngoài về văn hóa, lịch sử của dân tộc và sự giàu đẹp, đa dạng, phong phú của “rừng vàng, biển bạc” ở nước ta.
* Tác động tiêu cực:
+ Du lịch thu hút lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, lối suy nghĩ củá người dân địa phương. Hoạt động du lịch phát triến, người dân địa phương được tiếp cận với du khách nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới giá trị truyền thống và tổ chức của cộng đồng.
+ Sự phát triển du lịch đem lại việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác động đến việc nhập cư lao động - là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch. Lực lượng này nếu không quản lí tốt sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản của DLST
DLST phát triển dựa trên những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững.Những nguyên tắc được đảm bảo trong DLST không chỉ cho các nhà
quy hoạch, quản lý, tổ chức, điều hành du lịch mà còn cho cả hướng dẫn viên DLST, cho cả cộng đồng địa phương.
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá, tìm hiểu tự nhiên của con người.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên DLST nói riêng và tài nguyên thiên nhiên ở các Vườn quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) nói chung.
- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người có quyền làm chủ trong sự phát triển và trong các hoạch định du lịch. Đây chính là mục tiêu hướng tới của du lịch bền vững (DLBV).
Đối chiếu các nguyên tắc của DLST với các nguyên tắc của DLBV cho thấy các nguyên tắc của DLST cũng nhằm vào các mục tiêu hướng tới DLBV.
1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động du lịch sinh thái
1.4.1. Quản lý du lịch sinh thái của các nước trên thế giới
1.4.1.1. Tình hình quản lý các vườn quốc gia ở Hàn Quốc
Trong quá khứ, các VQG tại Hàn Quốc được quản lý bởi các chính quyền địa phương và nhà nước không có thẩm quyền quản lý VQG. Điều này dẫn tới hoạt động của các VQG thường thiếu hiệu quả và gây ra những khó khăn trong việc thực hiện nhất quán chính sách ở câp độ quốc gia. Trong một nỗ lực nhằm đối phó với vấn đề này và nhằm cải thiện hệ thống quản lý VQG, chính phủ Hàn Quốc đã ra quyết định thành lập Cục Vườn quốc gia Hàn Quốc vào năm 1987. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý VQG là bảo tồn tài nguyên và thúc đẩy việc sử dụng các tài nguyên này một cách bền vững.
Các hoạt động quản lý chính của cục VQG gồm:
- Tiến hành nghiên cứu và khảo sát về cảnh quan tự nhiên và di tích lịch sử nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái.