d) Cơ chế ưu đãi hỗ trợ
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ sẽ được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT. Theo đó, doanh nghiệp thực hiện thu hồi sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, đất đai, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ giá… được ưu tiên tiêu thụ sản phẩm vật liệu thu được từ tái chế.
e) Cơ chế hoàn trả đặt cọc
Cơ chế hoàn trả đặt cọc có tác dụng ràng buộc người tiêu dùng mang trả lại sản phẩm sau khi tiêu dùng. Cơ chế này, rất thành công đối với việc thu hồi vỏ chai bia. Tuy nhiên, việc thu hồi lại vỏ chai bia có đặc thù là sản phẩm thường được sử dụng trong thời gian rất ngắn (có khi chỉ trong vòng 01 ngày) nên rất dễ dàng yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc một khoản tiền, sau khi trả lại vỏ chai bia thì sẽ được lấy lại tiền đặt cọc. Trong khi đó, tiêu dùng sản phẩm CFL có thời gian dài, thậm chí đến 5 năm, vì vậy cần cân nhắc cơ chế này.
f) Cơ chế nội hóa giá thành
Cơ chế nội hóa giá thành được áp dụng ở rất nhiều nước, theo đó doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mặt hàng thuộc diện phải thu hồi, xử lý sẽ cộng thêm chi phí thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ vào giá bán sản phẩm mới. Bản chất của cơ chế này là người tiêu dùng phải chịu chi phí thu hồi nhưng chi phí này đã nội hóa vào trong giá thành sản phẩm. Cơ chế này đã gián tiếp chuyển trách nhiệm tài chính trong thu hồi từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đó giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng sẽ cao, dẫn đến sức mua sẽ giảm. Chính vì điều này, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng.
g) Cơ chế thu hồi có thưởng
Áp dụng cơ chế này chính là doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện lồng ghép vào Chương trình khuyến mại, điều này rất có ý nghĩa khi tạo động lực cho người tiêu dùng mang các sản phẩm CFL thải bỏ đến điểm thu hồi tại các cơ sở phân phối để được tặng thưởng. Khi đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bán được sản phẩm mới, người tiêu dùng tích cực tham gia Chương trình để được tặng thưởng và CFL thải bỏ được thu hồi.
h) Cơ chế thu phí
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trước khi bán hàng có trách nhiệm đóng khoản phí thu hồi, xử lý sản phẩm. Việc thu hồi trực tiếp do nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm thông qua đầu tư kinh phí cho tổ chức về môi trường thực hiện thu hồi, xử lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Bụi Và Hơi Thủy Ngân Của Công Ty Thanh Tùng 2
- Quy Trình Công Nghệ Xử Lý Bóng Đèn Tại Công Ty Việt Khải
- Đề Xuất Cơ Chế Thực Hiện Trách Nhiệm Mở Rộng Của Nhà Sản Xuất Trong Thu Hồi, Xử Lý Bóng Đèn Thải Bỏ
- Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 13
- Nghiên cứu, đánh giá chính sách quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam - trường hợp chất thải bóng đèn - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
i) Cơ chế hợp tác công tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho thu hồi, xử lý CFL thải bỏ
Cơ chế này là sự kết hơp giữa nhà nước và các thành phần kinh tế khác cùng xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động thu hồi, xử lý CFL thải bỏ. Nhà nước tạo ra vốn đầu tư hạ tầng thu hồi, xử lý, sau đó các doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng thực hiện. Tại Việt Nam, hệ thống thu gom chất thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu Nhà nước đứng ra thực hiện. Vì vậy Nhà nước tận dụng sự sẵn có của hệ thống thu hồi chất thải sinh hoạt và tiến tới thu gom riêng CFL thải bỏ. Sau đó doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tham gia thu gom, từ các điểm thu hồi của Nhà nước rồi chuyển đến cơ sở xử lý hoặc Nhà nước sẽ xử lý còn doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sẽ có trách nhiệm đóng góp chi phí cho việc xử lý. Đối với CFL thải bỏ, là loại sản phẩm thải bỏ có giá trị tái chế rất thấp nên việc thực hiện hợp tác công tư trong thu hồi, xử lý là có tính khả thi.
j) Cần huy động sự tham gia, ủng hộ từ phía cộng đồng, người tiêu dùng trong việc thu hồi
Để hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đạt hiệu quả, ngoài trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, các bên liên quan cần phải tham gia tích cực: Cộng đồng dân cư, người tiêu dùng cần phải nâng cao ý thức BVMT trong việc sử dụng và thải bỏ CFL. Khi thải bỏ CFL không được làm vỡ, để lẫn CFL với chất thải sinh hoạt. Người tiêu dùng bắt buộc phải mang CFL thải bỏ đến các điểm thu hồi do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thiết lập hoặc phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với dung lượng thị trường khoảng 450 triệu bóng đèn đang sử dụng và lượng sản phẩm thay thế hàng năm vào khoảng 250 triệu bóng đèn, thị trường Việt Nam là thị trường tiêu dùng bóng đèn rất lớn. Với giá thành phù hợp và chất lượng ngày càng được cải thiện, bóng đèn compact huỳnh quang và sau đó là bóng LED đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên và chiếm tỉ lệ lớn ở thị trường bóng đèn trong nước.
Thị trường bóng đèn phát triển kéo theo lượng phát sinh CTNH trong đó có bóng đèn thải bỏ ngày càng gia tăng. Nhiều chính sách liên quan đến thu hồi, xử lý chất thải nguy hại trong đó có bóng đèn thải bỏ đã được ban hành, đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý môi trường và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của công nghệ xử lý CTNH của Việt Nam nói chung và xử lý bóng đèn thải nói riêng trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, cho đến nay việc thu gom, xử lý chất thải bóng đèn vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm và hướng dẫn xử lý đúng quy trình. Đối với các cơ sở hành nghề xử lý CTNH, công suất thiết bị xử lý bóng đèn thải chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với số lượng bóng đèn phát sinh. Nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp, tăng cường năng lực cho các cơ sở thu hồi, xử lý chất thải nguy hại sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển khung pháp lý, áp dụng cơ chế thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất để quản lý việc thải bỏ, thu gom và xử lý, tái chế bóng đèn đã qua sử dụng là việc cần thiết.
Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất phụ thuộc vào việc chia sẻ trách nhiệm giữa các bên liên quan, để tất cả các bên trong chuỗi cung ứng được tham gia và hỗ trợ quá trình này. Sự tham gia của người dân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện mở rộng trách nhiệm của nhà sản. Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể tham gia vào việc thiết lập hệ thống phân phối và thu/tái chế, giúp đáp ứng mục tiêu chi phí và thúc đẩy sự tham gia của người dân.
Kiến nghị
Để thực sự đảm bảo công tác quản lý CTNH, cụ thể là quản lý bóng đèn thải bỏ đạt yêu cầu, Luận văn đề xuất một số vấn đề sau:
Nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CTNH trong đó có các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật... làm cơ sở khoa học cho công nghệ xử lý chất thải bóng đèn (xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý bóng đèn thải).
Thúc đẩy việc tái chế, tận dụng các vật liệu cấu thành bóng đèn bằng cách thu gom, phân loạ i và tái ch ế theo yêu cầ u để thu h ồi nguyên liệu như nhôm, thủy tinh.
Thúc đẩy phát triển công nghệ xử lý CTNH tại Việt Nam cả về chất lượng và số lượng. Đặc biệt là chuyên biệt hoá các công nghệ để xử lý các loại CTNH đặc thù và tăng cường khả năng thu hồi tái chế để tiết kiệm tài nguyên, đồng thời giảm phát sinh chất thải cần phải xử lý.
Xây dựng các hướng dẫn công nghệ và các mô hình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý CTNH liên quan đến bóng đèn CFL thải bỏ.
Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ đã được cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Tăng cường đầu tư về tài chính cho việc quản lý CTNH hiện nay ở Việt Nam.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý CTNH.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý CTNH: nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý CTNH để áp dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ngoài ra, để công tác BVMT thực hiện hiệu quả, cần thiết phải chú trọng đến vấn đề quản lý thị trường dịch vụ xử lý bóng đèn thải nhằm tránh cho doanh nghiệp những rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời nâng cao hiệu quả BVMT của các đơn vị sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo môi trường quốc gia 2004, Hà Nội, 111tr.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2005-2010 và phương hướng giai đoạn 2011-2015, Báo cáo tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3, Hà Nội, 225tr.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường quốc gia 2010, Hà Nội, 201tr.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn, Hà Nội, 160tr.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 4, Hà Nội, 149tr.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Khiển (2012), Công nghệ xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
9. Phạm Thị Huyền, Vũ Huy Thông (2013), Báo cáo nghiên cứu thị trường bóng đèn trong nhà tại Việt Nam, Hà Nội, 128 tr.
10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi trường.
11. Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội (2013), Báo cáo hiện trạng môi trường Thành phố Hà Nội năm 2013, Hà Nội.
12. Tổng cục Môi trường (2012), Hồ sơ đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.
Tiếng Anh
13. Environment Agency (2009). European Waste Catalogue. Secretary of State for Environment, Food and Rural Affairs, Wales, UK, 56 p.
14. OECD. (2001). Extended Producer Responsibility: A Guidance Manual for Governments. Paris, France, 164 p.
15. United Nation Envronment Programme (2012), Achieving the global transition to energy efficient lighting toolkits, 144 p.
16. United States Environmental Protection Agency (2009), Fluorescent Lamp Recycling, epa.gov, access on 23 September 2014, http://www.epa.gov/osw/ hazard/wastetypes/universal/lamps/lamp-recycling2-09.pdf.
17. United States Environmental Protection Agency, Wastes – Hazadous waste, epa.gov, access on 01 October 2014, http://www.epa.gov/osw/hazard.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH DOANH NGHIỆP XỬ LÝ CHẤT THẢI BÓNG ĐÈN
1. Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama
Thông tin chung của Công ty: Công ty cổ phần cơ điện môi trường Lilama được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH mã số: 1-4-5-6.025.VX do Tổng cục môi trường cấp ngày 28 tháng 9 năm 2012 có giá trị đến ngày 28 tháng 9 năm 2015.
Địa chỉ văn phòng: Khu dịch vụ công cộng - Khu kinh tế Dung Quất - xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Địa chỉ cơ sở: Khu liên hiệp xử lý CTR, thôn Trì Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Thông tin về điều kiện hành nghề quản lý CTNH:
Công ty có 02 trạm trung chuyển, lưu giữ CTNH tại KCN Quang Minh, Hà Nội và huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Công ty có địa bàn hoạt động thu gom, vận chuyển CTNH trên toàn quốc.
Các phương tiện thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH của Công ty gồm:
01 ô chôn lấp 2.150 m3
01 lò đốt rác thải công suất 500kg/h
01 hệ thống hóa rắn, đóng gạch block công suất 3.000 kg/h
01 hệ thống súc rửa ắc quy chì và thu hồi phế liệu công suất 500 kg/h
01 hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang công suất 100 bóng/h tương đương 25 kg/h
01 kho chứa chất thải 1.000 m2
01 hệ thống tái chế dầu thải công suất 500 kg/h
01 hệ thống súc rửa thùng phuy công suất 240 kg/h
01 hệ thống tẩy rửa kim loại dính dầu công suất 400 kg/h
Tổng số phương tiện vận chuyển được cấp phép là 10 xe Ngoài ra còn các thiết bị như thùng phuy, xe đẩy, bao bì mềm.
Tổng khối lượng CTNH được phép thu gom, xử lý là 20.718.000 kg/năm
Cơ sở xử lý CTNH của Công ty thuộc Khu liên hợp xử lý CTR tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích khoảng 19,77 ha.
Khu vực có nguồn cấp điện ổn định với lưới điện quốc gia. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất đồng bộ và điện chiếu sáng, sinh hoạt, công ty đã lắp đặt thêm trạm điện 1.500 KVA và lắp đặt dự phòng thêm 1 máy phát điện dự phòng 250 KVA cho những khu vực quan trọng.
Nguồn nước cấp: công ty khoan giếng lấy nước phục vụ cho sinh hoạt. Nước phục vụ sản xuất gần như không có, tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt khoảng 110m3/ngày.
2. Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2
Thông tin chung của Công ty: Công ty TNHH Một thành viên Thanh Tùng, Công ty đã được Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH mã số QLCTNH 7-8.039.VX ngày 26/6/2013.
Địa chỉ cơ sở: Nhà máy tái chế, xử lý chất thải công nghiệp và CTNH, Xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ văn phòng : E189, tổ 3, KP 5, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai Công ty được cấp Giấy phép hành nghề quản lý CTNH với các hạng mục
phương tiện thiết bị như sau:
01 hệ thống tẩy rửa nhựa và kim loại nhiễm thành phần nguy hại, công suất 3,6 tấn/ngày
01 hệ thống xử lý chất thải lỏng có chứa thành phần nguy hại, công suất 20 m3/ngày
01 hệ thống súc rửa và phục hồi bao bì, thùng phuy công suất 7,2 tấn/ngày (tương đương 600 thùng phuy/ngày)
01 hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang, công suất 1 tấn/ngày, bao gồm:
Thiết bị nghiền bóng đèn huỳnh quang