Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch cộng đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ Huetourist - 3

DLCĐ cần mang tính bến vững cả về khía cạnh văn hóa lẫn môi trường, có nghĩa là nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó được bảo tồn để các thế hệ sau sẽ vẫn sử dụng được. Tính bền vững không chỉ là vấn đề thu gom rác thải mà còn là thái độ tích cực và nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương.

1.2.3. Mục tiêu của DLCĐ

Tăng năng lực cho cộng đồng dân cư:

Trong việc đưa ra các quyết định;

Quản lý tổ chức điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thu nhập, nâng cao

chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

Tăng thu nhập

Phát triển hạ tầng

Nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 30 trang tài liệu này.

Thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh lạc hậu, phát triển kinh tế hàng hoá.

Tăng trách nhiệm bảo tồn thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch có

Nghiên cứu đặc điểm nguồn khách du lịch cộng đồng của công ty cổ phần đào tạo và dịch vụ Huetourist - 3

trách nhiệm và có hoạt động đóng góp vào bảo tồn bảo vệ môi trường.

1.2.4. Các nguyên tắc và đặc điểm của các bên có liên quan trong DLCĐ

Việc đưa khái niệm du lịch cộng đồng đòi hỏi phải xác định được các lợi ích và trách nhiệm của nhiều cơ quan khác nhau trong ngành du lịch. Thông qua các hoạt động theo nhóm nhỏ và các buổi hội thảo toàn thể về các điểm mạnh yếu và nó được thể hiện như sau:

Đối vối khu vực tư nhân: khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch vì nó có thể lựa chọn các điểm phù hợp cho việc phát triển du lịch, đồng thời có thể tham gia vào quá trình quy hoạch du lịch. Do khu vực tư nhân có xu hướng tiếp cận tốt hơn với kiến thức và nguồn lực, họ có thể hỗ trợ người dân địa phương tiếp thị các sản phảm của mình và tổ chức các khóa tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế tại các địa điểm du lịch cộng đồng khác.

Đối với cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương có trách nhiệm phát triển các hoạt động mới và tái đầu tư thu nhập từ du lịch, để làm được điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành để đào tạo cho họ những kỹ năng và nguồn lực cần thiết để họ có thể mời các nhà tư vấn, các tổ chức chính phủ để thảo luận về kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng và các quan hệ hợp tác trong tương lai.

Đối với chính phủ: chính quyền địa phương và các ban ngành khác đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chính sách và các hoạt động du lịch, đó thường là các cơ quan tư vấn và cung cấp thông tin về các tiến trình mới cho các đơn vị liên quan, hỗ trợ xây dựng các quy định về du lịch cộng đồng và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong và ngời nước.

1.3. Một số vấn đề về kinh doanh du lịch

1.3.1. Khái niệm kinh doanh du lịch

Cùng với sự phát triển nhu cầu du lịch trong xã hội thì ngành kinh doanh du lịch dịch vụ cùng xuất hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu du lịch ngày càng cao của con người. Khoản 7 điều 10 pháp lệnh du lịch Việt Nam ghi rõ:"Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi".

Như vậy, kinh doanh du lịch là ngành kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách và đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàng đầu của kinh doanh du lịch vẫn là lợi nhuận.

1.3.2. Các loại hình kinh doanh du lịch

Điều 25 pháp lệnh Việt Nam đã nêu rõ các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có

1.3.2.1. Kinh doanh du lịch nội địa và lữ hành quốc tế

Do nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, những dịch vụ cung cấp là tập trung, phân bố không đồng đều, để tạo điều kiện thuận lợi chu du khách, các công ty lữ hành ra đời với chức năng kết nối các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch hoặc bán trực tiếp cho khách.

Theo quyết định 60 QĐ/ DL ngày 29 tháng 4 năm 1995 của tổng cục du lịch

Việt Nam.

"Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài. Thực hiện các chương trình đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa".

"Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức và thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ và chương trình du lịch".

1.3.2.2. Kinh doanh du lịch lưu trú

Lưu trú là nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi. Lưu trú (ăn, nghỉ ngơi) dù không phải là mục đích chuyến đi nhưng khi đến một điểm du lịch, khách du lịch đều tìm đến các cơ sở lưu trú trước tiên. Do đó, kinh doanh dịch vụ lưu trú là một bộ phận khôg thể thiếu trong kinh doanh du lịch. Tham gia hoạt động kinh doanh lưu trú là các khách sạn, hotel, villa, làng du lịch, khu cắm trại…

1.3.2.3. Kinh doanh vận chuyển

Ở một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đó phương tiện vận chuyển là không thể thiếu. Dịch vụ vận chuyển nhằm để đưa khách từ nơi cư trú đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác. Các phương tiện vận chuyển này là: máy bay, ôto, tàu hỏa…

1.3.2.4. Kinh doanh ăn uống

Cũng giống như lưu trú, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu đối với khách du lịch. Ở mức độ cao hơn "ăn uống" có thể trở thành một loại hình văn hóa "văn hóa ẩm thực của một địa phương, một đất nước sẽ giúp khách du lịch hiểu biết và có cái nhìn sâu rộng hơn về văn hóa nơi đó". Tham gia loại hình kinh doanh này có: Nhà hàng, quán ăn, khu ẩm thực, phố ẩm thực…

1.3.2.5. Kinh doanh dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ đã nêu trên thì các doanh nghiệp du lịch còn kinh doanh thêm một số các dịch vụ khác có liên quan: kinh doanh các dịch vụ giải trí, bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ…

1.3.3. Ý nghĩa của việc kinh doanh du lịch

1.3.3.1. Mặt tích cực

Về mặt kinh tế

Góp phần tăng tổng thu nhập GDP của cả nước.

Giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.

Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Thông qua hoạt động xuất khẩu tại chỗ để tăng nguồn thu ngoại tệ.

Tăng thu cho nguồn thuế quốc gia.

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.

Phân bố đồng đều thu nhập giữa các địa phương, các vùng trong cả nước.

Về mặt xã hội - chính trị

Du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho du khách.

Tạo điều kiện cho con người tìm hiểu, học hỏi, khám phá các giá trị vật chất, tinh thần, nhờ đó họ mở mang được vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội.

Phát triển du lịch nội địa bằng các chương trình tham quan danh lam thắng cảnh…có tác dụng bồi dưỡng lòng tự hào trân trọng đối với truyền thống dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là với thế hệ trẻ.

Mở mang hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội.

Các ngành nghề truyền thống được khôi phục và duy trì.

Cũng cố, mở rộng các mối quan hệ, giao lưu quốc tế giữa các nước trên nhiều phương diện, tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau, cũng cố niềm hòa bình thế giới.

1.3.3.2. Mặt tiêu cực

Trở ngại về mặt kinh tế

Du lịch tạo ra sự mất cân đối, mất ổn định của việc sử dụng lao động, nguyên nhân là do tính mùa vụ trong du lịch tạo nên.

Ngành du lịch có độ rủi ro cao. Bất cứ một biến động nào về chính trị, kinh tế

- xã hội cũng đều ảnh hưởng đến ngành kinh tế này.

Trở ngại về mặt xã hội

Đối với môi trường xã hội: Sự gia nhập của khách du lịch với nền văn hóa và lối sống xa lạ thường gây tác động xấu đến nền văn hóa, xã hội ở nước nhận khách. Sự băng hoại về mặt thuần phong mỹ tục, sự gia tăng của tệ nạn xã hội là những điều khó tránh khỏi.

Trở ngại về môi trường

Môi trường tự nhiên chịu tác động xấu từ phía khách du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật làm biến dạng cảnh quan môi trường.

Mật độ khách tăng sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường nếu khách không

có ý thức bảo vệ môi trường.

1.4. Khách du lịch

1.4.1. Khái niệm

Năm 1963 hội ngị Liên Hiệp quốc tế tổ chức tại Rome (Ý) thảo luận về du lịch đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau:

“Khách du lịch là công dân của một nước sang thăm và lưu trú tại một nước khác

trong một thời gian ít nhất 24 tiếng đồng hồ mà ở đó họ không có nơi ở thường xuyên”

Theo luật du lịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006 thì định nghĩa về khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa được trích dẫn ở điều 34 trang 33 như sau:

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.

1.4.2. Phân loại khách du lịch

1.4.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi

Khách du lịch trong nước: Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch trên lãnh thổ Việt Nam hoặc kết hợp tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Khách du lịch quốc tế: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tạm thời rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến Việt Nam và công dân Việt Nam,người nước ngoài cư trú ở Việt Nam ra nước ngoài với mục đích khác nhau, trừ mục đích hành nghề để kiếm thêm thu nhập tại nơi đến thăm.

1.4.2.2. Phân loại theo cách tổ chức chuyến đi

Khách du lịch theo đoàn: Các thành viên tham dự đi theo đoàn thường xuyên có sự chuẩn bị chương trình từ trước. Có hai loại du lịch theo đoàn là:

+ Khách du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch (mua chương trình).

+ Khách du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch (tự tổ chức).

Khách du lịch đi lẻ: là những người đi du lịch (một mình hoặc có thể đi với gia đình, qua các tổ chức du lịch để mua chương trình của họ và có thể đi một cách tự do).

1.4.2.3. Phân loại theo độ tuổi

Có thể chia khách du lịch thành ba độ tuổi chính là:

Lứa tuổi thanh niên: 30 tuổi

Lứa tuổi từ 30-60 tuổi

Khách du lịch lớn tuổi trên 60 tuổi

Tiêu chuẩn phân loại này giúp cho nhà kinh doanh có thể đáp ứng nhu cầu của

khách dựa trên đặc điểm lứa tuổi.

1.4.2.4. Phân loại theo khả năng chi trả

Khách có khả năng chi trả cao: Loại khách này có đặc điểm là thích dùng dịch vụ cao cấp, giá cả không phải là vấn đề quan trọng đối với họ, họ chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ phục vụ. Mục đích của họ là sự hài lòng, khẳng định địa vị. Những đối tượng thuộc loại này thường là khách quốc tế có khả năng chi trả cao thuộc các nước phát triển, khách nội địa đi du lịch kết hợp với công vụ.

Khách có khả năng chi trả thấp: Là những khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu, họ đi du lịch chủ yếu là với động cơ thăm viếng người thân, bạn bè. Phần lớn khách loại này là khách du lịch nội địa và một số Tây balo (pack packer). Trong khi đi du lịch loại khách này chỉ sử dụng các dịch vụ chính phục vụ chuyến đi như lưu trú, ăn uống, vận chuyển.

Tùy theo chất lượng sản phẩm và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể

chọn đối tượng phục vụ của mình là loại khách nào.

1.4.2.5. Phân loại theo thời gian lưu trú

Khách du lịch ngắn ngày: Loại khách này thường đi vào thời gian cuối tuần, độ dài của chuyến đi chỉ là 1 đến 2 ngày trong phạm vi gần.

Khách du lịch dài ngày: Loại khách này có thời gian của chuyến đi từ một

tuần đến 10 ngày, thường rơi vào thời gian các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ…

1.4.2.6. Phân loại theo động cơ của khách du lịch

Khách du lịch văn hóa

Khách du lịch lịch sử

Khách du lịch sinh thái

Khách du lịch giải trí, nghỉ ngơi

Khách công vụ

Khách du lịch thăm thân

Khách du lịch quá cảnh

1.4.3. Vai trò của khách du lịch trong kinh doanh du lịch

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, vai trò của khách hàng là rất quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là thượng đế đó là phương châm của các nhà kinh doanh hiện nay và mục tiêu của sản xuất là tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của khách nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu "lợi nhuận".

Xem tất cả 30 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí