95
(n=42) | (n=5) | (n=7) | (n=8) | (n=9) | |
Nhịp tim trung bình (ck/phút) | 82,6 ± 13,5 | 84,2 ± 6,4 | 78,0 ± 6,4 | 73,2 ± 5,4 | 75,7 ± 5,2 |
Tổng thời gian nhịp tim chậm < 60ck/phút (phút). | 185,1 ± 217,5 | 87,4 ± 117,1 | 149,0 ± 200,2 | 205,8 ± 212,0 | 180,3 ± 144,8 |
Số lượng cơn rung nhĩ trong 24h: | 9,3 ± 20,9 | 1,4 ± 0,9 | 1,0 ± 0,5 | 1,0 ± 0,3 | 1,0 ± 0,1 |
Thời gian cơn rung nhĩ trung bình (phút): | 461,4 ± 590,6 | 872,2 ± 777,5 | 866,2 ± 785,7 | 867,0 ± 784,6 | 723,7 ± 784,7 |
Tần số thất trung bình trong cơn rung nhĩ (ck/phút) | 107,2 ± 20,1 | 91,0 ± 8,8 | 86,8 ± 10,4 | 84,8 ± 13,5 | 82,7 ± 7,7 |
Tần số thất nhanh nhất (ck/phút) | 157,3 ± 24,4 | 135,8 ± 15,9 | 132,0 ± 10,6 | 125,8 ± 16,9 | 122,7 ± 10,6 |
Tần số thất chậm nhất (ck/phút) | 70,8 ± 18,1 | 82,6 ± 12,8 | 66,0 ± 6,3 | 56,8 ± 6,8 | 63,0 ± 13,4 |
Số lượng NTT/N | 1195 ± 1861 | 66 ± 134 | 132 ± 185 | 97 ± 166 | 73 ± 88 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Trong Nghiên Cứu (%)
- Vị Trí Ngoại Tâm Thu Nhĩ Khởi Phát Gây Rung Nhĩ Khi Kích Thích Tim Có Chương Trình
- Kết Quả Đốt Các Vị Trí Phối Hợp Trong Buồng Nhĩ Bảng 3.26. Kết Quả Đốt Phối Hợp Điều Trị Rung Nhĩ
- Đặc Điểm Điện Sinh Lý Tim Của Bệnh Nhân Rung Nhĩ
- Đặc Điểm Vị Trí Xuất Hiện Ngoại Tâm Thu Nhĩ Khởi Phát Gây Rung Nhĩ
- Một Số Đường Triệt Đốt Rung Nhĩ Trong Nhĩ Phải Và Nhĩ Trái
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Theo dõi Holter Điện tâm đồ
định kỳ
1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12
tháng cho nhóm những bệnh nhân điều trị rung nhĩ không thành công nhận thấy tần số thất trung bình trong cơn rung nhĩ đã giảm đáng kể so với trước
khi triệt đốt là 107,2 ± 20,1 ck/phút và 82,7 ± 7,7 ck/phút (p = 0,001). Số
lượng các rối loạn nhịp khác như ngoại tâm thu nhĩ cũng được cải thiện.
3.3.5. Tình hình tái phát rung nhĩ của phương pháp triệt đốt
Bảng 3.36. Tỷ lệ tái phát theo thời gian
96
Sau 1 tháng (n=42) | Sau 3 tháng (n=39) | Sau 6 tháng (n=38) | Sau 12 tháng (n=35) | |
Mới tái phát (%) | 0 | 2 (5,1) | 3 (7,9) | 4 (11,4) |
Tái phát chung (%) | 5 (11,9) | 7 (17,9) | 8 (21,1) | 9 (25,7) |
Tỷ lệ
tái phát rung nhĩ
ở những bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ thành
công bằng sóng radio sau 1 năm là 11,4% (4/35 BN). Sau 12 tháng tỷ lệ tái phát chung sau triệt đốt rung nhĩ ở bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi là 25,7% (9/35BN). Những bệnh nhân này chúng tôi tiếp tục điều trị nội khoa kiểm soát tần số tim và dự phòng đột quỵ theo hướng dẫn điều trị của Hội Nhịp tim Việt Nam / Hội Tim mạch Việt Nam.
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tái phát rung nhĩ trong thời gian theo dõi (%)
3.3.6. Đánh giá mức độ an toàn của phương pháp triệt đốt cơn rung
97
nhĩ bằng RF
3.3.6.1. Mức độ an toàn của kỹ thuật
Bảng 3.37. Biến đổi một số chỉ số huyết học trước và ngay sau can thiệp (n=42)
Trước CT (1) | 6 giờ sau CT (2) | 24 giờ sau CT | So sánh (1) & (2) (p) | |
Prothrombin (%) | 84,5 ± 20,8 | 84,9 ± 22,6 | 80,6 ± 20,5 | 0,668 |
INR | 1,12 ± 0,23 | 1,11 ± 0,25 | 2,80 ± 8,2 | 0,282 |
APTT | 1,05 ± 2,07 | 2,97 ± 7,29 | 1,07 ± 0,36 | 0,471 |
Hồng cầu (T/l) | 4.76 ± 0,53 | 4,64 ± 0,39 | 4,47 ± 0,45 | 0,062 |
Hemoglobin (g/l) | 142,7 ± 15,1 | 140,2 ± 11,1 | 133,30 ± 11,8 | 0,026 |
Hematocrit (%/l) | 0,422 ± 0,041 | 0,410 ± 0,029 | 0,391 ± 0,037 | 0,009 |
Bạch cầu (G/l) | 7,15 ± 1,37 | 10,61 ± 3,96 | 8,83 ± 2,67 | 0,001 |
Tiểu cầu (G/l) | 221,1 ± 57,5 | 207,8 ± 70,7 | 193,0 ± 62,2 | 0,130 |
CRP (mg/dl) | 0,36 ± 0,39 | 0,87 ± 1,34 | 2,73 ± 4,19 | 0,001 |
Pro BNP (pmol/l) | 19,3 ± 24,8 | 104,9 ± 144,4 | 59,4 ± 94,5 | 0,014 |
Troponin (ng/ml) | 0,006 ± 0,016 | 0,69 ± 0,48 | 0,97 ± 0,60 | 0,001 |
sGOT (U/l) | 28,7 ± 20,7 | 46,0 ± 21,9 | 68,3 ± 57,9 | 0,001 |
sGPT (U/l) | 31,6 ± 22,8 | 35,4 ± 27,0 | 64,4 ± 52,7 | 0,012 |
CK (U/l) | 107,5 ± 41,3 | 207,4 ± 91,9 | 193,0 ± 71,2 | 0,001 |
CKMB (U/l) | 14,0 ± 6,9 | 30,4 ± 14,0 | 27,6 ± 13,3 | 0,001 |
Bảng 3.37 cho thấy sự thay đổi của một số chỉ số xét nghiệm máu trước và sau triệt đốt 24 giờ. Sau khi triệt đốt rung nhĩ, một số chỉ số phản ứng viêm như bạch cầu, CRP tăng lên trong 24 giờ đầu. Biến đổi men tim như CK MB và Troponin cũng tăng lên trong ngày đầu tiên sau khi triệt đốt cơn rung nhĩ (p<0,05). Một số chỉ số khác như: số lượng hồng cầu, điện giải đồ không thay đổi nhiều trước và sau khi triệt đốt.
98
Bảng 3.38. Một số chỉ số đánh giá chức năng tim trên siêu âm trước và sau can thiệp (n=42)
Trước CT | Sau CT | So sánh (p) | |
Nhĩ trái (mm) | 37,2 ± 3,7 | 37,8 ± 3,5 | > 0,05 |
ĐMC (mm) | 31,9 ± 3,7 | 32,0 ± 3,3 | > 0,05 |
Dd (mm) | 48,2 ± 3,8 | 48,1 ± 4,3 | > 0,05 |
Ds (mm) | 29,9 ± 4,2 | 31,1 ± 4,8 | > 0,05 |
Vd (ml) | 109,8 ±19,9 | 111,5 ± 24,4 | > 0,05 |
Vs (ml) | 35,6 ± 15,4 | 38,6 ± 16,7 | > 0,05 |
%D | 37,4 ± 6,4 | 36,3 ± 5,7 | > 0,05 |
EF (%) | 67,5 ± 8,7 | 65,7 ± 7,7 | > 0,05 |
Thất phải (mm) | 21,1 ± 4,3 | 21,0 ± 3,6 | > 0,05 |
ALĐMP (mmHg) | 29,4 ± 6,1 | 29,0 ± 4,3 | > 0,05 |
Sau triệt đốt cơn rung nhĩ tất cả các bệnh nhân đều được siêu âm
tim đánh giá lại chức năng tim. Bảng 3.38 cho thấy các chỉ
số về
kích
thước và chức năng tim (EF, %D) trước và sau can thiệp không thay đổi (p
> 0,05).
Bảng 3.39. Đặc điểm điện tâm đồ trước và sau can thiệp
Trước CT | Sau CT | So sánh (p) | |
Tần số nhĩ (ck/phút) | 185,1 ± 156,4 | 78,9 ± 49,2 | < 0,01 |
Tần số thất (ck/phút) | 82,5 ± 20,8 | 71,8 ± 9,1 | < 0,01 |
QRS (s) | 0,08 ± 0,02 | 0,08 ± 0,02 | > 0,05 |
QT (s) | 0,35 ± 0,04 | 0,35 ± 0,06 | > 0,05 |
Bảng 3.39 cho thấy điện tâm đồ của bệnh nhân sau can thiệp đã cải
99
thiện hơn nhiều so với trước can thiệp, tần số nhĩ và tần số thất ổn định hơn, duy trì được nhịp xoang (p < 0,01). Các khoảng dẫn truyền trong thất (QRS) và khoảng QT không thay đổi so với trước can thiệp.
3.3.6.2. Biến chứng của phương pháp triệt đốt cơn rung nhĩ bằng RF
Trên lý thuyết thì trong thủ thuật này, có thể gặp một số biến chứng nặng như: thủng tim, thông nhĩ trái thực quản, hẹp tĩnh mạch phổi, tổn thương thần kinh X,... Trong nghiên cứu này, chúng tôi có gặp 2 trường hợp ép tim cấp do tràn máu màng tim. Ở hai bệnh nhân này, là khi chúng tôi triệt
đốt đường trần nhĩ trái với nhiệt độ
tăng cao > 450 và điện trở
35W gây
thủng trần nhĩ trái. Chúng tôi đã phải dừng thủ thuật và cấp cứu bệnh nhân bằng đặt dẫn lưu kín một chiều màng tim, truyền máu và trung hòa Heparine bằng Protamine sulfat. Theo dõi bệnh nhân trong 1 tuần ổn định, không còn dịch màng tim. Các biến chứng khác như tổn thương thần kinh X, hẹp tĩnh mạch phổi chúng tôi không gặp trường hợp nào.
Bảng 3.40. Tỷ lệ biến chứng của thủ thuật (n=42)
Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
Ép tim cấp | 2 | 4,7 |
Block nhĩ thất | 0 | 0 |
Hẹp TM phổi | 0 | 0 |
Tổn thương TK hoành | 0 | 0 |
Thông nhĩ trái thực quản | 0 | 0 |
Tử vong | 0 | 0 |
100
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. VỀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 42 BN có cơn rung nhĩ trong thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 3/2014. Từ các số liệu chung thu được ở những BN này được thể hiện qua các bảng, biểu đồ, chúng tôi có những nhận xét sau:
Về giới tính, 85,7% số BN của chúng tôi là nam giới. Như vậy số BN nam giới gấp hơn 4 lần số BN nữ giới. Khi so sánh với kết quả của các tác giả khác trình bày ở bảng 4.1 chúng tôi thấy kết quả này cũng tương tự.
Bảng 4.1. So sánh độ tuổi và giới với một số nghiên cứu khác
Số BN | Nơi nghiên cứu | Tuổi trung bình | Tỷ lệ giới nam | |
Pappone | 99 | Milan, Italia | 55,0 ± 10,0 | 69,7 % |
Calvo | 182 | Barcelona, TBN | 51 ± 11,0 | 81 % |
Hsu | 58 | Bordeaux, Pháp | 56 ± 10,0 | 88 % |
Khan | 41 | Bordeaux, Pháp | 60,8 ± 8,0 | 95 % |
Chúng tôi | 42 | Viện Tim mạch Việt nam | 55,9 ± 9,6 | 85,7% |
Về tuổi, các BN của chúng tôi đa số là trung niên với độ tuổi trung bình là 55,9 ± 9,6 tuổi. Khi so sánh với tuổi của BN nhịp nhanh trên thất, thì những BN của chúng tôi có xu hướng già hơn (so với các BN AVRT trong nghiên cứu
của Trần Văn Đồng (2006) có độ tuổi trung bình là: 41± 15 tuổi với p
<0,0001 , so với BN AVNRT của Trần Song Giang (2013) có độ tuổi trung bình là: 50,7 ± 14,3 với p < 0,001). So sánh với nghiên cứu về đặc điểm siêu
101
âm tim ở bệnh nhân rung nhĩ của Bùi Thúc Quang (2013) có độ tuổi trung bình là 65,8 ± 10,0 . Thực vậy, trong nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi trên 50 chiếm tới 67,5% (Bảng 3.1). Nguyên nhân thực sự có lẽ do tuổi càng cao tỷ lệ rung nhĩ càng gia tăng, do gánh nặng tuổi tác cũng như các bệnh lý kèm theo như THA, Bệnh động mạch vành,.... Điều này cũng tương đương một số nghiên cứu dịch tễ học đều thấy rằng tuổi càng cao tỷ lệ rung nhĩ càng gia tăng (biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ rung nhĩ theo tuổi và giới
*Nguồn: theo Go A., và cs (2001).
4.1.1. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân rung nhĩ cơn
Triệu chứng của bệnh nhân RN rất đa dạng tùy thuộc vào các yếu tố như: tần số thất, chức năng tim, các bệnh lý đi kèm và sự nhạy cảm của từng bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng thường gặp nhất là hồi
102
hộp đánh trống ngực chiếm đến 100 % các trường hợp, các triệu chứng khác gồm mệt mỏi chiếm 72,1%, đau ngực chiếm 69,3%, khó thở khi gắng sức chiếm 41,9% và chóng mặt chiếm 30,2% (bảng 3.3). Theo Lip Y. (2001) các triệu chứng thường gặp trong rung nhĩ là hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, mệt mỏi và chóng mặt .
Biểu đồ 4.2. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân rung nhĩ cơn
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng cơn rung nhĩ
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi được phát hiện lần đầu có cơn rung nhĩ sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên là 3,4 ± 1,8 năm. Cơn rung nhĩ lúc đầu ít gây khó chịu với bệnh nhân sau đó mức độ tăng dần hơn buộc bệnh nhân phải đi khám. Trung bình bệnh nhân có 6,9 ± 9,4 cơn/tháng. BN trong nghiên cứu đều phải dùng thuốc để duy trì nhịp xoang ngăn ngừa cơn rung nhĩ trong đó Amiodarone là thuốc được lựa chọn nhiều nhất (88,4%), có đến 33/42 BN nghiên cứu (80%) phải sử dụng trên 2 loại
thuốc chống loạn nhịp nhưng vẫn không duy trì được nhịp xoang và còn