Chỉ Số Apgar Của Tss Phút Thứ 1 Và Phút Thứ 5 Sau Mlt

4.2.4. Chỉ định MLT do bệnh của mẹ

Nghiên cứu của chúng tôi gặp 48 trường hợp liên quan đến bệnh lý mẹ, chiếm 9,4% các nguyên nhân MLT. Kết quả này thấp hơn Soeu Chanvisal là 20,4% tổng các chỉ định [58].

Chỉ định do bệnh lý có nguyên nhân nội tiết như ĐTĐ, Basedow nhằm mục đích giảm tai biến, không phải là chỉ định tuyệt đối nhưng nó sẽ giúp an toàn cho bà mẹ và TSS tỷ lệ này chiếm khá cao 27,1%; có thể do công tác khám thai sản hiện nay được nâng cao, phát hiện được các trình trạng bệnh lý trong quá trình thai nghén.

Số sản phụ bị bệnh tim mạch có 3 trường hợp. Chỉ định mổ do bệnh lý tim mạch của người mẹ là một chỉ định phù hợp vì tránh tai biến cho người mẹ trong quá trình chuyến dạ. Theo Nguyễn Thị Thu Hương (2006) thái độ xử trí đối với sản phụ có thai đủ tháng bị bệnh tim là MLT 100%, mổ chủ động 20,84%; trong chuyển dạ 79,16%; MLT kèm theo triệt sản 18,37%, biến chứng hay gặp nhất là suy tim chiếm 83,33% [43].

Chỉ định mổ do bệnh lý TSG, SG chiếm tỷ lệ 27,2% trong số MLT do nguyên nhân bệnh lý người mẹ, tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ TSG, SG của Bùi Quang Trung năm 2004 và 2009 là 55,9%; 49,8% [29]. Theo tác giả này tỷ lệ này qua 5 năm cũng giảm đi, có ý nghĩa thống kê. Có thể được giải thích là quá trình quản lý thai nghén đã tốt hơn, điều trị TSG tốt hơn, không để đến giai đoạn nặng, dùng các loại thuốc giảm được nguy cơ TSG. Cũng có thể do số lượng bệnh nhân TSG, SG được theo dõi, điều trị ở BVPSTƯ nhiều hơn khiến cho tỷ lệ này cao hơn.

Chỉ định ở bà mẹ có TSSKNN là một chỉ định tương đối nhưng chiếm tỷ lệ khá cao (10,4%). Phần lớn các sản phụ rất lo lắng sau khi đã trải qua nhưng khó khăn về mặt thai nghén như: sảy thai liên tiếp, thai lưu nhiều lần... Vì vậy, chỉ định này cũng là một chỉ định phối hợp để MLT.

Ngoài ra, có 37.5% trường hợp MLT do các bệnh lý khác của người mẹ nhằm giảm tai biến cho mẹ như: hen phế quản nặng, lupus ban đỏ, hội chứng thận hư, viêm gan, sốt cao không rõ nguyên nhân…

4.2.5. Chỉ định MLT do nguyên nhân xã hội

Xu hướng hiện nay, yếu tố xã hội góp phần vào những chỉ định MLT khiến cho tỷ lệ MLT do nguyên nhân này ngày càng tăng. Theo số liệu chúng tôi thu được thì có 58 trường hợp MLT do nguyên nhân xã hội, chiếm 11,4% tổng số các nguyên nhân MLT.

* Chỉ định MLT do vô sinh, con quý hiếm, IVF

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chúng tôi gặp 32 trường hợp vô sinh, con quý hiếm, IVF, chiếm 55,2% nguyên nhân xã hội. Đây đều là những sản phụ rất khó khăn về phương diện sinh sản, họ đều mang tâm lý căng thẳng và sợ hãi có những bất trắc xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Không những sức ép với sản phụ và gia đình mà cả những người làm chuyên môn cũng bị điều này chi phối tới quyết định MLT hay không. Tuy vậy, đây không phải lý do để MLT, chỉ cần khám thai, quản lý thai, theo dõi chuyển dạ chặt chẽ phát hiện sớm nguy cơ để xử trí kịp thời và tư vấn tốt sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ MLT ở những sản phụ này.

* Chỉ định MLT con so mẹ lớn tuổi

Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai con so tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 8

Theo quy ước các sản phụ trên 35 tuổi đẻ con so được coi là sản phụ lớn tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ MLT vì con so lớn tuổi chiếm 10,3% trong nhóm nguyên nhân do yếu tố xã hội.

Thực tế con so lớn tuồi không được coi là một chỉ định MLT tuyệt đối, bởi vì tuổi mẹ chỉ là một trong những yếu tố đẻ khó. Tuy nhiên tất cả các tác giả trong nước hay ngoài nước đều nhận thấy nguy cơ MLT tăng lên theo tuổi mẹ. Theo Cnattingius R. và Notzon F.C. nghiên cứu tại Thụy Điển năm 1998 cho thấy tỷ lệ MLT ở sản phụ con so trên 35 tuổi cao gấp 4,4 lần so với các sản phụ trẻ dưới 30 tuổi [59]. Một số nghiên cứu khác của Martel M., Wacholder

S. tại Montreral, Quebec thuộc Canada trên 3548 sản phụ cho thấy tỷ lệ MLT theo các nhóm tuổi dưới 24 tuổi, từ 25-34 tuổi, và trên 35 tuổi tương ứng là 13,10%; 18,50%; 28,59% [60].

* Chỉ định MLT do xin mổ

Có tổng số 20 trường hợp xin mổ chiếm 34,5% nguyên nhân yếu tố xã hội. Xét về mặt chuyên môn các trường hợp này không có chỉ định mổ lấy thai

nhưng vì áp lực gia đình người bệnh hay bản thân các sản phụ không hợp tác, chịu đau kém, muốn mổ chọn ngày giờ sinh… Theo Wax J.R thì nguyên nhân xin mổ khác nhau giữa các nước, ở các nước phát triển người phụ nữ xem cuộc mổ thuận tiện hơn so với đẻ đường âm đạo và không gây ảnh hưởng tới cơ vùng chậu [62].

Đứng trước một cuộc chuyển dạ luôn có rất nhiều bất trắc xảy ra cộng thêm sức ép từ phía gia định và xã hội, không một người thầy thuốc nào dám đảm bảo khẳng định cuộc chắc chắn diễn ra an toàn chính vì áp lực xã hội, các thầy thuốc không cứng rắn trong vấn đề này sợ kiện cáo, thông tin đại chúng khi có tai biến. Thậm chí có một số áp lực từ các mối quan hệ xã hội đã khiến cho tỷ lệ MLT tăng lên đáng kể. Do đó nếu có sự giám sát chặt chẽ, tư vấn tốt cho sản phụ và gia đình sẽ giảm tỷ lệ MLT vì nguyên nhân này.

4.3. Kết quả mổ lấy thai

4.3.1. Chỉ số Apgar của TSS phút thứ 1 và phút thứ 5 sau MLT

Trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 510 sản phụ, trong đó có 32 sản phụ mang song thai, vì vậy tổng số trẻ sơ sinh được chào đời là 542 trẻ.

Chúng tôi nhận thấy chỉ số Apgar ở phút thứ 1, có 534 trẻ có điểm Apgar

>7 điểm chiếm 98,5%; có 8 trẻ Apgar 4-7 điểm chiếm 1,5% sau khi hồi sức trẻ dần hồi phục và đáp ứng tốt, không có trẻ nào chỉ số Apgar <4 điểm.

Ở phút thứ 5, có Apgar > 7 với 539 trẻ chiếm 99,4%; Apgar 4-7 điểm có 3 trẻ chiếm 0,6%, không có trẻ nào Apgar <4 điểm.

Kết quả của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Vũ Mạnh Cường [26] ở phút thứ nhất Apgar <4 điểm chiếm 0,1%, Apgar > 7 điểm chiếm 98,5%, phút thứ 5 Apgar >7 điểm chiếm tỷ lệ 98,8%.

4.3.2. Giới tính trẻ sơ sinh

Chúng tôi nhận thấy số trẻ trai và số trẻ gái lần lượt là 315 và 227 trẻ. Tỷ lệ trai/gái: 1,39/1. Đây là kết quả đáng báo động về mất cân bằng giới tính mà xã hội đang gặp phải.

4.3.3. Biến chứng sau MLT

Nghiên cứu của chúng tôi với 510 sản phụ gặp phải 11 trường hợp biến chứng sau mổ (chiếm 2,2%), gồm đờ TC sau mổ và nhiễm trùng sau mổ. Đa số là đờ TC sau mổ với 10 sản phụ, 1 sản phụ nhiễm trùng sau mổ.

Các trường hợp đờ TC sau mổ đều được điều trị thành công và ra viện sau lâu nhất là 4 ngày. Trường hợp nhiễm trùng vết mổ được điều trị kháng sinh và chiếu đèn hồng ngoại, xuất viện sau 4 ngày.

4.3.4. Thời gian nằm viện sau MLT

Thời gian nằm viện trung bình sau mổ của nhóm sản phụ trong nghiên cứu là 2,9 ± 1,1 ngày; thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày; thời gian nằm viện lâu nhất là 15 ngày; thời gian nằm viện thường gặp nhất là 3 ngày. Có 1 trường hợp 12 ngày và 1 trường hợp 15 ngày là do sản phụ bị sốt xuất huyết và thiếu máu sau khi mổ lấy thai.

KẾT LUẬN

Những chỉ định MLT con so đã được chúng tôi khái quát trong nghiên cứu. Qua thu thập số liệu, phân tích và đánh giá chúng tôi nhận thấy:

1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu

- Tỷ lệ mổ lấy thai con so chiếm 18,6% tổng số mổ lấy thai tại BVPSHN năm 2021, tỷ lệ MLT con so trên tổng đẻ con so là 37,11%.

- Tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu từ 25-29 tuổi.

- Nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu chiếm đa số là CBVC.

- Thời điểm MLT trong chuyển dạ chiếm tỷ lệ lớn hơn mổ chủ động.

2. Nhận xét chỉ định MLT và kết quả MLT

- Nguyên nhân MLT hàng đầu là do thai, tiếp đến là nhóm nguyên nhân do phần phụ của thai, nguyên nhân đường sinh dục, nguyên nhân xã hội, ít gặp nhất là nguyên nhân do bệnh của mẹ.

- Sau MLT, không có trường hợp trẻ sơ sinh chỉ số Apgar dưới 4, số trẻ Apgar dưới 7 thấp, đa số là lớn hơn 7. Tuy nhiên có sự mất cân bằng giới tính giữa số trẻ nam và trẻ nữ.

- Tỷ lệ biến chứng của mổ lấy thai thấp, chủ yếu là đờ TC.

KIẾN NGHỊ

Tỷ lệ MLT ở sản phụ con so vẫn còn cao. Chúng tôi xin khuyến nghị cần giám sát chặt chẽ các chỉ định mổ thai góp phần làm giảm tỷ lệ MLT, làm giảm nguy cơ của MLT chung:

- Thăm khám kĩ lưỡng, mổ lấy thai đúng chỉ định.

- Khởi phát chuyển dạ với những trường hợp đúng chỉ định nhằm giảm nguy cơ CTC không tiến triển.

- Siêu âm đánh giá cân nặng chính xác để giảm tỷ lệ mổ lấy thai vì thai

to.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Y tế. Quyết định số 4128QĐ/BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản. 2016;

2. Biraboneye SP, Ogutu O, van Roosmalen J, Wanjala S, Lubano K, Kinuthia J. Trial of labour or elective repeat caesarean delivery:are women making an informed decision at Kenyatta national hospital? BMC pregnancy and childbirth. Aug 15 2017;17(1):260. doi:10.1186/s12884-017-1440-3

3. Quinlan JD, Murphy NJ. Cesarean delivery: counseling issues and complication management. Am Fam Physician. Feb 1 2015;91(3):178-184.

4. Begum T, Rahman A, Nababan H, et al. Indications and determinants of caesarean section delivery: Evidence from a population-based study in Matlab, Bangladesh. PLoS One. 2017;12(11):e0188074. doi:10.1371/journal.pone.0188074

5. Nguyễn Khắc Liêu (1978). Những thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ khi có thai. Sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 53 - 54.

6. Vũ Công Khanh (1998), Tình hình chỉ định và một số yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai tại viện BVBMTSS năm 1997. Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội. .

7. Nguyễn Đức Vy (2002), Bài giảng sản khoa tập 2, NXB Y học Hà Nội, Hà Nội.

8. Betran AP, Torloni MR, Zhang JJ, Gulmezoglu AM. WHO Statement on Caesarean Section Rates. BJOG : an international journal of obstetrics and gynaecology. Apr 2016;123(5):667-70. doi:10.1111/1471-0528.13526

9. Vogel JP, Betrán AP, Vindevoghel N, et al. Use of the Robson classification to assess caesarean section trends in 21 countries: a secondary analysis of two

WHO multicountry surveys. The Lancet Global Health. 3(5):e260-e270. doi:10.1016/S2214-109X(15)70094-X

10. WHO. Robson Classification: Implementation Manual. Geneva. 2017:51.

11. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn GMHS (2006), Bài giảng gây mê hồi sức tập 2- Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2006, tr. 274-298.

12. Weiss RE, Badreldin N, Drexler K, Niznik C, Yee LM. Pregnancy Outcomes Associated with Introduction of Early Diabetes Screening Guidelines. American journal of perinatology. Dec 22 2020;doi:10.1055/s-0040- 1721712

13. Hyattsville M.D (2004), "Preliminary birth for 2004: infant and Maternal health”, National center for health statistics.

14. Tampakoudis P, et al. Cesarean section rates and indications in Greece : data from a 24 year period in a teaching hospital. Clin Exp Obstet Gynecol, 2004. 2004;31(4):289 - 92.

15. Hsu CY, Lo JC, Chang JH, Chen CP, Yu S, Huang FY. Cesarean births in Taiwan. International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics. Jan 2007;96(1):57-61. doi:10.1016/j.ijgo.2006.09.011

16. Francis F. Cesarean section delivery in 1980s: international comparison by indication. Am J Obstetric gynecology 1990. 1994:495 - 504.

17. Olivaze M.A.S, Santiago R.G.A. Incidence and indication for cesarean section at central military hospital of Mexico. Gy-Ob mex, 64. 1996:79- 84.

18. Koc. Increased cesarean section rates in Turkey. The European journal of contraception and reproductive health care. 2003;volume(8)

19. Mark Hill (2006), “The national sentiel cesarean section audit report (us)”, Normal Development-birth-cesarean delivery.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 22/09/2024