NGHỀ NGHIỆP
Kinh doanh buôn
bán 23%
Học sinh, sinh viên
29%
Lao động phổ thông 14%
Hưu trí, nội trợ 11%
Cán bộ CNVC
23%
Biểu đồ 2.3: Đặc điểm mẫu về nghề nghiệp
2.2.1.4 Đặc điểm mẫu về thu nhập
THU NHẬP
Trên 10 triệu
22%
Dưới 3 triệu
11%
Từ 3 đến 6 triệu
14%
Từ 6 đến 10 triệu 53%
Biểu đồ 2.4: Đặc điểm mẫu về thu nhập
Do đa số phần lớn khách hàng có ý đinh mua sắm đồng phục trực tuyến là những người đã đi làm nên họ thường có thu nhập ổn định từ 6 đến 10 triệu đồng chiếm tỉ lệ 53,3%. Đồng thời một số khách hàng có thu nhập trên 10 triệu chiếm tỉ lệ 21,9%. Ở đây đa số là khách hàng thuộc nhóm nghề nghiệp kinh doanh buôn bán và cán bộ CNVC. Còn lại một số khách hàng có thu nhập từ 3 đến 6 triệu và dưới 3 triệu lần lượt chiếm tỉ lệ 14,3% và 10,5%.
2.2.2 Mô tả hành vi khách hàng
2.2.2.1 Thời gian trung bình sử dụng Internet
Bảng 2.4: Thời gian trung bình sử dụng Internet
Số người trả lời | Tỉ lệ (%) | |
Dưới 1 giờ | 37 | 35,2 |
Từ 2 đến 5 giờ | 56 | 53,3 |
Trên 5 giờ | 12 | 11,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory Of Reasoned Action Model – Tra)
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Đồng Phục Trực Tuyến Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Lion Group
- Tình Hình Nhân Sự Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Lion Group
- Kiểm Định Kmo Và Bartlett’S Test Biến Phụ Thuộc
- Biểu Đồ Tần Số Histogram Của Phần Dư Chuẩn Hóa
- Định Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Mua Lặp Lại Bằng Hình Thức Trực Tuyến Của Khách Hàng Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Và Dịch Vụ Lion Group Của
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Qua kết quả điều tra khảo sát thu được cho thấy phần lớn khách hàng có ý định mua sắm đồng phục trực tuyến có thời gian truy cập internet mỗi ngày trung bình từ 2 đến 5 giờ chiếm tỉ lệ 53,3% trong tổng số 105 đối tượng được điều tra khảo sát. Bên cạnh đó cũng có một số khách hàng chỉ có thời gian truy cập Internet dưới 1 giờ mỗi ngày còn lại khách hàng có thời gian truy cập internet trên 5 giờ mỗi ngày chiếm tỉ lệ 11,4%. Thông thường có thể thấy khách hàng sử dụng Internet vào các hoạt động như xem tin tức, kết nối mạng xã hội, quảng cáo bán hàng, nghiên cứu, nghe nhạc, xem phim, giải trí… việc tìm kiếm các trang web để phục vụ nhu cầu cá nhân và thời gian lướt web dài sẽ làm tăng cơ hội và ý định mua sắm trực tuyến. Do phần lớn khách hàng có ý định mua sắm trực tuyến ở độ tuổi còn trẻ nên thời gian truy cập Internet mỗi ngày khá nhiều do đó đây là một điểm lợi thế giúp công ty có thêm khách hàng có ý định mua đồng phục trực tuyến do thời gian truy cập tiếp cận internet nhiều.
2.2.2.2 Thời gian mua sắm trực tuyến
Bảng 2.5: Thời gian mua sắm trực tuyến
Số người trả lời | Tỉ lệ (%) | |
Dưới 6 tháng | 16 | 15,2 |
Từ 6 tháng đến 12 tháng | 37 | 35,2 |
Từ 1 đến 2 năm | 34 | 32,4 |
Trên 2 năm | 18 | 17,1 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Mặc dù việc mua bán trực tuyến đã thông dụng từ lâu tuy nhiên khách hàng được điều tra khảo sát đa số có thời gian mua sắm trực tuyến từ 6 tháng đến 12 tháng chiếm tỉ lệ 35,2%, tiếp theo là khách hàng mua sắm trực tuyến với thời gian từ 1 đến 2 năm chiếm tỉ lệ tương đương 32,4%. Ngoài ra một số khách hàng đã quen thuộc với hình thức mua sắm trực tuyến với thời gian trên 2 năm chiếm tỉ lệ 17,1% và khách hàng mua sắm trực tuyến dưới 6 tháng chiếm tỉ lệ thấp với 15,2%.
2.2.2.3 Kênh mua sắm trực tuyến
Bảng 2.6: Kênh mua sắm trực tuyến
Số người trả lời | Tỉ lệ (%) | |
Các trang mạng xã hội | 75 | 71,4 |
(faceboook, zalo, Instagram) | ||
Các diễn đàn | 34 | 32,4 |
Các trang mua theo nhóm | 18 | 17,1 |
Các sàn giao dịch TMĐT | 16 | 15,2 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Hiện nay, mạng xã hội như facebook, zalo, instagram đang được hầu hết khách hàng sử dụng với tần suất cao, trong 105 đối tượng điều tra khảo sát có đến 75 khách hàng mua sắm trực tuyến qua facebook chiếm tỉ lệ 71,4%. Do đó việc bán hàng hay giới thiệu về sản phẩm đang được các doanh nghiệp hay người bán hàng đặc biệt chú trọng
quảng bá trên mạng xã hội đặc biệt là facebook. Ngoài ra các diễn đàn cũng được khách hàng lựa chọn mua sắm trực tuyến chiếm tỉ lệ 32,4%, bên cạnh đó một số khách hàng mua sắm trực tuyến các trang mua theo nhóm chiếm tỉ lệ 17,1% và các sàn giao dịch TMĐT chiếm tỉ lệ 15,2%.
2.2.2.4 Số lần mua đồng phục tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group
Bảng 2.7: Số lần mua đồng phục tại công ty
Số người trả lời | Tỉ lệ (%) | |
1 lần | 32 | 30,5 |
2 lần | 58 | 55,2 |
Trên 2 lần | 15 | 14,3 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Kết quả điều tra khảo sát thu được đa số khách hàng mua đồng phục trực tuyến tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group từ lần thứ 2 với 58 trong tổng số 105 khách hàng được điều tra kháo sát chiếm tỉ lệ 55,2%. Cho thấy rằng công ty đã có được một lượng khách hàng trung thành, họ sẵn sàng quay trở lại mua hàng sau lần mua đầu tiên điều này chứng tỏ, sản phẩm của công ty cung cấp có chất lượng tốt. Ngoài ra một số khách hàng mua lần đầu tiên cũng chiếm tỉ lệ cao với 30,5% và khách hàng mua trên 2 lần chiếm tỷ lệ 14,3%.
2.2.2.5 Thông tin biết đến công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lion Group
Bảng 2.8: Kênh thông tin
Số người trả lời | Tỉ lệ (%) | |
Thông qua Internet (Facebook, | 60 | 57,1 |
zalo, Instagram) | ||
Truyền hình, báo chí | 4 | 3,8 |
Bạn bè, người thân giới thiệu | 32 | 30,5 |
Link quảng cáo trên website | 9 | 8,6 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Ngày nay, khi mạng xã hội đang đóng một vai trò quan trọng và là công cụ thiết yếu đối với mỗi người do đó việc các sản phẩm của công ty được khách hàng biết đến thông qua mạng xã hội chiếm đa số với 57,1% trong đó biết đến qua facebook chiếm hầu hết. Ngoài ra sản phẩm của công ty còn được khách hàng biết đến thông qua bạn bè và người thân giới thiệu chiếm tỷ lệ 30,5%, đây là nguồn thông tin cực kỳ quan trọng nếu công ty cung cấp sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ có xu hướng giới thiệu cho người thân bạn bè mua sản phẩm của công ty, giúp công ty thu hút được khách hàng mới mà không phải bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo. Ngoài ra thông qua các link quảng cáo trên web chiếm 8,6% và thông qua truyền hình báo chí chiếm 3,8% do công ty không đặc biệt chú trọng đến hai hình thức này.
2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Trước khi tiến vào các bước phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha phải được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến không liên quan (Garbage Items) trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA.
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 5 biến độc lập: “Nhận thức hữu dụng”, “Nhận thức dễ sử dụng”, “Thái độ”, “Cảm nhận về giá cả”, “Cảm nhận về chất lượng”, “Nhận thức rủi ro”.
Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là :
- Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 : hệ số tương quan cao.
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 : chấp nhận được
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7 : chấp nhận được nếu thang đo mới
Trong quá trình kiểm định độ tin cậy, các biến quan sát đều có hệ số tương quan
biến tổng lớn hơn 0,3 nên không có biến nào bị loại bỏ khỏi mô hình.
Bảng 2.9: Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập
Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
1. Nhận thức hữu dụng: Cronbach’s Alpha = 0,757 | ||
HUUDUNG1 | 0,563 | 0,705 |
HUUDUNG2 | 0,589 | 0,685 |
HUUDUNG3 | 0,654 | 0,618 |
2. Nhận thức dễ sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,719 | ||
SUDUNG1 | 0,497 | 0,687 |
SUDUNG2 | 0,563 | 0,601 |
SUDUNG3 | 0,562 | 0,606 |
3. Thái độ: Cronbach’s Alpha = 0,787 | ||
THAIDO1 | 0,606 | 0,745 |
THAIDO2 | 0,662 | 0,676 |
THAIDO3 | 0,636 | 0,701 |
4. Cảm nhận về chất lượng: Cronbach’s Alpha = 0,692 | ||
CHATLUONG1 | 0,460 | 0,660 |
CHATLUONG2 | 0,574 | 0,512 |
CHATLUONG3 | 0,506 | 0,613 |
5. Cảm nhận về giá cả: Cronbach’s Alpha = 0,658 | ||
GIACA1 | 0,471 | 0,562 |
GIACA2 | 0,436 | 0,610 |
GIACA3 | 0,504 | 0,513 |
6. Nhận thức rủi ro: Cronbach’s Alpha = 0,791 | ||
RUIRO1 | 0,656 | 0,722 |
RUIRO2 | 0,647 | 0,704 |
RUIRO3 | 0,636 | 0,720 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Qua bảng tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo trên, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 2.10: Kiểm định độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc
Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
Ý định sử dụng: Cronbach’s Alpha = 0,791 | ||
YDINH1 | 0,656 | 0,722 |
YDINH2 | 0,647 | 0,704 |
YDINH3 | 0,636 | 0,720 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Phát triển dịch vụ” cho hệ số Cronbach’s Alpha = 0,791. Hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0,3 đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,791 nên biến phụ thuộc “Ý định sử dụng” được giữ lại.
2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
2.2.4.1 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập
Bảng 2.11: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập
Trị số KMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) | 0,877 | |
Đại lượng thống kê Bartlett’s Test | Approx. Chi-Square | 800,806 |
df | 153 | |
Sig. | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2021)
Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu cần kiểm định KMO để xem xét việc phân tích này có phù hợp hay không. Việc kiểm định được thực hiện thông qua việc xem xét hệ số KMO (Kaiser Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) và Bartlett’s Test.
Giá trị KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Nội dung kiểm định: hệ số KMO phải thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1, chứng tỏ bước phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp trong nghiên cứu này.
Kết quả thu được như sau:
- Giá trị KMO bằng 0,877 lớn hơn 0,05 cho thấy phân tích EFA là phù hợp.
- Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett’s Test nhỏ hơn 0,05 nên các biến quan sát được đưa vào mô hình nghiên cứu có tương quan với nhau và phù hợp với phân tích nhân tố khám phá EFA.
2.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Trong nghiên cứu này, khi phân tích nhân tố khám phá EFA đề tài sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố chính (Principal Components) với số nhân tố (Number of Factor) được xác định từ trước là 6 theo mô hình nghiên cứu đề xuất. Mục đích sử dụng phương pháp này là để rút gọn dữ liệu, hạn chế vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến giữa các nhân tố trong việc phân tích mô hình hồi quy tiếp theo.
Phương pháp xoay nhân tố được chọn là Varimax procedure: xoay nguyên gốc các nhân tố để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố nhằm tăng cường khả năng giải thích nhân tố. Những biến nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu, chỉ những biến nào có hệ số tải nhân tố > 0,5 mới được đưa vào các phân tích tiếp theo.
Ở nghiên cứu này, hệ số tải nhân tố (Factor Loading) phải thỏa mãn điều kiện lớn hơn hoặc bằng 0,5. Theo Hair & ctg (1998), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, Factor Loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu và được khuyên dùng nếu cỡ mẫu lớn hơn 350. Factor Loading > 0,4 được xem là quan trọng, Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn, và nghiên cứu này chọn giá trị Factor Loading > 0,5 với cỡ mẫu là 100.