Kiểm Định Sự Khác Biệt Theo Đặc Điểm Nhân Khẩu Học


4.6 Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học

Kết quả nghiên cứu định tính đã đề xuất xem xét sự khác biệt trong dự định du lịch sinh thái đối với du khách có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau về giới tính, độ tuổi thu nhập và quốc tịch (du khách nội địa / du khách quốc tế). Để kiểm định sự khác biệt này, phương pháp phân tích phương sai ANOVA được áp dụng.

4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái theo giới tính

Kết quả Kiểm định tính đồng nhất của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) cho giá trị sig.=0.009<0.05 nên giả định về sự bằng nhau của phương sai giữa các nhóm là không được đảm bảo để có thể phân tích ANOVA, tác giả áp dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent Samples T-test). Kiểm định T-test áp dụng trường hợp phương sai không bằng nhau và cho kết quả hệ số sig.=0.827>0.05, theo đó, không có cơ sở khẳng định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái giữa hai nhóm du khách nam và nữ.

Bảng 4.11: Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái theo giới tính



DUDINH

Phương sai bằng nhau

Phương sai không bằng nhau

Kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai

F


6.846


Sig.


.009

Kiểm định T-test về sự bằng nhau của giá trị trung bình

t


-.227

-.219

df


331

248.082

Sig. (2bên)


.820

.827

Khác biệt của trung bình

-.01872

-.01872

Khác biệt của sai số chuẩn

.08239

.08536

Độ tin cậy 95%

về sự khác biệt

Thấp hơn

-.18080

-.18685

Cao hơn

.14336

.14941

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa - 10

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả


4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái giữa du khách trong nước và du khách quốc tế

Tương tự giới tính, kết quả Kiểm định tính đồng nhất của phương sai cho giá trị sig.=0.000<0.05 nên giả định về sự bằng nhau của phương sai giữa các nhóm là không được đảm bảo để có thể phân tích ANOVA, tác giả áp dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về trị trung bình hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent Samples T-test). Kiểm định T-test áp dụng trường hợp Phương sai không bằng nhau và cho kết quả sig.=0.000 nên hoàn toàn có ý nghĩa thống kê khi nói có sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái giữa khách du lịch quốc tế và trong nước. Dựa vào giá trị trung bình của 2 nhóm, du khách trong nước có dự định du lịch sinh thái nhiều hơn du khách quốc tế.

Bảng 4.12: Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái giữa du khách trong nước và du khách quốc tế


DUDINH

Phương sai bằng nhau

Phương sai không bằng nhau

Kiểm định Levene về sự

bằng nhau của phương sai

F


16.700


Sig.


.000

Kiểm định T-test về sự bằng nhau của giá trị trung bình

t


3.576

3.958

df


331

302.298

Sig. (2bên)


.000

.000

Khác biệt của trung bình

.29785

.29785

Khác biệt của sai số chuẩn

.08328

.07525

Độ tin cậy 95%

về sự khác biệt

Thấp hơn

.13401

.14976

Cao hơn

.46168

.44593

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả


4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái theo độ tuổi

Kết quả Kiểm định tính đồng nhất của phương sai cho giá trị sig.=0.001<0.05 nên giả định về sự bằng nhau của phương sai giữa các nhóm là không được đảm bảo để có thể phân tích ANOVA, do đó theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng


Ngọc (2008), kiểm định Kruskal-Wallis được áp dụng thay thế ANOVA (Phụ lục 10). Giá trị thống kê Chi-Square của kiểm định Kruskal-Wallis cho giá trị sig.=0.093>0.05 nên không thể bác bỏ giả thuyết rằng không có sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái ở các độ tuổi khác nhau

4.6.4 Kiểm định sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái theo mức thu nhập

Kết quả Kiểm định tính đồng nhất của phương sai cho giá trị sig.=0.000<0.05 nên giả định về sự bằng nhau của phương sai giữa các nhóm là không được đảm bảo để có thể phân tích ANOVA, do đó kiểm định Kruskal-Wallis được áp dụng thay thế ANOVA (Phụ lục 10). Giá trị thống kê Chi-Square của kiểm định Kruskal- Wallis cho giá trị sig.=0.667>0.05 nên không có cơ sở để khẳng định có sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái của du khách có mức thu nhập khác nhau.

4.7 Phân tích thống kê mô tả các biến quan sát của thang đo


Bảng 4.13: Thống kê mô tả các yếu tố trong mô hình


Các nhân tố và biến quan sát

Trung bình

Sai số chuẩn

1/ Thái độ về hành vi gây hại môi trường

4.1502

.638

- TD1: Dân số toàn cầu sắp chạm ngưỡng giới hạn khả năng đáp ứng

tối đa của trái đất

3.67

1.037

- TD2: Việc can thiệp vào tự nhiên của con người thường gây ra hậu

quả tồi tệ

4.06

.885

- TD3: Con người đang lạm dụng nghiêm trọng môi trường

4.33

.788

- TD4: Động thực vật cũng có quyền như con người để được tồn tại

4.46

.873

- TD5: Dù có khả năng đặc biệt, con người phải tuân theo quy luật tự

nhiên

4.23

.928

2/ Thái độ về sự cần thiết quan tâm môi trường

4.2452

.750

- TD6: Trái đất giống như một con tàu không gian với sức chứa và tài

nguyên rất hạn hẹp

4.14

1.001

- TD7: Sự cân bằng tự nhiên là rất mong manh và dễ bị phá vỡ

4.12

.871

- TD8: Một thảm họa sinh thái lớn sẽ sớm xảy ra nếu chúng ta tiếp tục

đối xử với tự nhiên như hiện tại.

4.48

.782

3/ Chuẩn chủ quan về du lịch sinh thái

4.0991

.731

- CQ1: Gia đình tôi khuyến khích tôi nếu tôi du lịch sinh thái

4.08

.886


- CQ2: Bạn bè tôi khuyến khích tôi nếu tôi du lịch sinh thái

4.17

.809

- CQ3: Đồng nghiệp tôi khuyến khích tôi nếu tôi du lịch sinh thái

4.13

.781

- CQ4: Những người xung quanh khác đã đi du lịch sinh thái khuyến

khích tôi du lịch sinh thái

4.02

.918

4/ Nhận thức khả năng du lịch sinh thái

3.9950

.730

- KN1: Việc tham gia du lịch sinh thái là dễ dàng với tôi

3.93

.912

- KN2: Tôi tin tôi có các nguồn lực cần thiết để du lịch sinh thái

3.90

.819

- KN3: Việc tham gia du lịch sinh thái do tôi hoàn toàn quyết định

4.15

.866

5/ Động lực du lịch sinh thái

4.2406

.632

- DL1: Tôi muốn du lịch sinh thái để nâng cao hiểu biết (về môi

trường sinh thái, tự nhiên, văn hóa)

4.34

.757

- DL3: Tôi muốn du lịch sinh thái để khám phá những địa danh, văn

hóa mới lạ

4.44

.744

- DL4: Tôi muốn du lịch sinh thái để gần hơn với thiên nhiên, tận

hưởng thiên nhiên

4.48

.718

- DL5: Tôi muốn du lịch sinh thái để có cảm giác thư giãn, tự do

4.43

.743

- DL6: Tôi muốn du lịch sinh thái để làm mới lại thể chất và tinh thần

4.31

.860

- DL7: Tôi muốn du lịch sinh thái để thoát khỏi thói quen hằng ngày

3.97

1.124

- DL8: Tôi muốn du lịch sinh thái để thêm nhiều niềm vui, làm cuộc

sống thú vị hơn

4.34

.892

- DL9: Tôi muốn du lịch sinh thái để gặp gỡ nhiều người mới, chia sẻ

sở thích, quan niệm sống

3.85

1.068

- DL10: Tôi muốn du lịch sinh thái để có thời gian vui chơi với bạn bè

và gia đình

4.02

.795

6/ Sự đề cao vật chất

2.5365

.856

- VC1: Tôi ngưỡng mộ những ai sở hữu nhiều nhà, xe và trang phục

đắt tiền

2.18

1.010

- VC2: Tôi thích có một cuộc sống sang trọng, xa xỉ

2.49

1.091

- VC3: Tôi sẽ thấy hạnh phúc hơn nếu tôi có khả năng mua nhiều thứ

hơn

2.94

1.025

7/ Biến phụ thuộc: Dự định du lịch sinh thái

3.8559

.735

- DD1: Nhiều khả năng tôi sẽ du lịch sinh thái trong tương lai gần

4.02

.836

- DD2: Tôi dự định sẽ du lịch sinh thái trong tương lai gần

3.91

.830

- DD3: Tôi sẽ tham quan một điểm du lịch sinh thái trong 1 năm tới

3.63

.924

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả


Các yếu tố trong phương trình hồi quy có các đại lượng thống kê mô tả như trong bảng 4.13, trong đó, nhìn chung sự đề cao vật chất được du khách đánh giá


khá thấp (2.5365), đa số du khách đánh giá khái niệm này dưới mức trung bình (nhỏ hơn 3), tức ít đề cao vật chất.

Trong khi đó, các nhân tố còn lại bao gồm thái độ về sự cần thiết quan tâm môi trường, chuẩn chủ quan về du lịch sinh thái, nhận thức khả năng du lịch sinh thái và động lực du lịch sinh thái đều được du khách đánh giá cao. Dựa vào giá trị trung vị (median) của mỗi yếu tố, có từ 50% du khách trở lên đánh giá mỗi nhân tố này trung bình từ 4 điểm trở lên. Tức đa số các du khách được khảo sát đều cảm thấy cần thiết phải quan tâm đến môi trường sinh thái (thái độ tích cực); đa số du khách thấy các nguồn ý kiến tham khảo cho việc tham gia du lịch sinh thái là quan trọng (chuẩn chủ quan tích cực); đa số du khách cảm thấy có thể kiểm soát được các nguồn lực về tiền bạc, sức khỏe, thời gian...để tham gia du lịch sinh thái (nhận thức tích cực về khả năng du lịch sinh thái); và đa số du khách cũng có động lực để du lịch sinh thái (động lực tích cực).

Đối với dự định du lịch sinh thái, tương tự 4 nhân tố trên (ngoài sự đề cao vật chất), cũng có từ 50% du khách trở lên đánh giá trung bình 4 điểm trở lên. Mặc dù giá trị trung bình của dự định du lịch sinh thái đạt 3.8559 vẫn cho thấy nhìn chung phần lớn du khách có dự định du lịch sinh thái tại Khánh Hòa, tuy nhiên, giá trị trung bình này lại có phần thấp hơn so với 4 yếu tố trên. Như vậy, các thống kê mô tả trên đây phần nào cho thấy sự tương ứng với mối liên hệ giữa các yếu tố rút ra từ mô hình hồi quy.

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Như vậy, qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, hai mục tiêu nghiên cứu đã đạt được. Một là, chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa gồm có: nhận thức khả năng du lịch sinh thái, động lực du lịch sinh thái, chuẩn chủ quan về du lịch sinh thái, thái độ về sự cần thiết quan tâm môi trường sinh thái và sự đề cao vật chất. Hai là, xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến dự định du lịch sinh thái dựa vào các hệ số trong mô hình hồi quy. Bên cạnh đó, các yếu tố về thái độ, chuẩn chủ quan và


nhận thức khả năng du lịch sinh thái đều thể hiện mối liên hệ tích cực đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa, điều đó khẳng định lý thuyết hành vi dự định TPB hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Mối liên hệ cùng chiều khá chặt chẽ giữa nhân tố nhận thức khả năng du lịch sinh thái với dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa cho thấy sự phụ thuộc của dự định (hay gián tiếp là quyết định du lịch sinh thái) của du khách vào những nguồn lực như tiền bạc, thời gian, sức khỏe... mà du khách nhận thức được. Điều này là phù hợp với kết quả nhiều nghiên cứu trước đây của Lee và Jan (2017) hay của Ajzen và Driver (1991) cũng cho thấy mối liên hệ tích cực giữa nhận thức kiểm soát hành vi và dự định du lịch sinh thái. Về động lực du lịch sinh thái, đây là yếu tố được đề cập phổ biến trong các nghiên cứu trước đây về hành vi và dự định du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Như đã trình bày khi xây dựng giả thuyết H4 ở chương 2, việc xem xét mối quan hệ trực tiếp giữa động lực du lịch sinh thái và dự định du lịch sinh thái trong nghiên cứu này mang tính khám phá thực nghiệm, tương tự nghiên cứu của Hartley & Harrison (2009). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng có mối liên hệ trực tiếp cùng chiều giữa động lực du lịch sinh thái và dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa. Bên cạnh đó, khi xem xét nội dung của hai biến quan sát DL2 (Tôi muốn du lịch sinh thái để trải nghiệm cuộc sống tại nơi đến) và DL11(Tôi muốn du lịch sinh thái để có cơ hội đóng góp để bảo vệ môi trường, bảo tồn tự nhiên, hệ sinh thái) bị loại khỏi thang đo trong phân tích nhân tố EFA, dễ dàng nhận thấy 2 biến này đều thể hiện động lực phù hợp với nhu cầu du lịch sinh thái. Đồng thời, dựa vào các hệ số tải nhân tố trong ma trận xoay ở phân tích nhân tố EFA, các biến quan sát riêng của thang đo động lực được xem xét mức độ đóng góp vào giải thích nhân tố. Một điều được nhận ra là các động lực có giá trị giải thích nhân tố nhiều nhất lại là các động lực liên quan đến nhu cầu du lịch nói chung (làm mới thể chất và tinh thần, cảm thấy thư giãn, tự do, thoát khỏi thói quen hằng ngày) chứ không mang các đặc trưng của du lịch sinh thái (nâng cao hiểu biết, gần gũi với tự nhiên).Điều này phần nào cho thấy thực tế nhu cầu của du khách khi đến Khánh Hòa để du lịch sinh thái là thấp


hơn nhu cầu cho các loại hình du lịch khác, được thể hiện cụ thể trong hình 4.2, các du khách chủ yếu đến Khánh Hòa để tham gia du lịch biển đảo hoặc núi rừng, đồng quê mà không phải là du lịch sinh thái.

Về chuẩn chủ quan, kết quả nghiên cứu khẳng định sự ảnh hưởng của các nguồn tham khảo xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người khác đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa. Trong kết quả phân tích EFA, nhân tố chuẩn chủ quan chỉ xếp thứ 2 sau động lực du lịch sinh thái về mức độ giải thích cho biến thiên của tập dữ liệu, điều này cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của nhân tố chuẩn chủ quan. Mối liên hệ cùng chiều giữa nhân tố này với dự định du lịch sinh thái là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, cũng như khẳng định một lần nữa kết quả của các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ này, như Lee & Jan (2017). Bên cạnh đó, về bối cảnh nghiên cứu, truyền thống văn hóa Việt Nam vẫn luôn coi trọng những tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng để giao lưu, học hỏi, tương trợ lẫn nhau hơn là hành vi độc lập của mỗi cá nhân, do đó, mối liên hệ này càng trở nên chặt chẽ.

Về yếu tố thái độ, khác với kết quả nghiên cứu của Prapannetivuth & Arttachariya (2008), những phân tích trong nghiên cứu này đã cho thấy được mối liên hệ cùng chiều giữa thái độ về môi trường với dự định du lịch sinh thái, mặc dù hệ số của nhân tố thái độ trong hàm hồi quy không cao (B=0.102). Tương quan giữa hai yếu tố còn yếu nhưng sự tồn tại có ý nghĩa thống kê của mối liên hệ này cho thấy các du khách đến Khánh Hòa dù ít dù nhiều đã ý thức về vai trò của bảo vệ môi trường mang tính tích cực khi dự định du lịch sinh thái tại đây. Trong thang đo sau cùng của yếu tố thái độ chỉ có 3 phát biểu có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này, so với 15 phát biểu của thang đo NEP gốc của Dunlap ban đầu. Điều đó phần nào thể hiện tính đặc trưng của mẫu nghiên cứu, hay suy rộng ra là sự thích nghi của mô hình sinh thái mới NEP với bối cảnh nghiên cứu tại Khánh Hòa, Việt Nam. Việc nhân tố thái độ về hành vi gây hại với môi trường bị loại khỏi mô hình hồi quy do nhân tố này có tương quan khá mạnh với thái độ về sự cần thiết quan tâm môi trường với, hệ số tương quan giữa 2 nhân tố này là r= 0.612 có ý nghĩa thống kê


(sig.=0.000<0.05), do đó việc loại bỏ một nhân tố trong mô hình là cần thiết. Tương quan này mạnh là có thể thấy do thang đo 2 nhân tố đều chứa biến quan sát thuộc nhóm quan niệm “Giới hạn thực của tăng trưởng” (biến TD1, TD6), “Tính nhay cảm của cân bằng tự nhiên” (biến TD2, TD7) và “Nguy cơ khủng hoảng sinh thái” (biến TD3, TD8) của thang đo NEP gốc. Với những nghiên cứu trong tương lai có số lượng mẫu lớn hơn, tính phù hợp của thang đo NEP có thể được xem xét một cách toàn diện hơn.

Về sự đề cao vật chất, trong các nghiên cứu trước đây, yếu tố này không thể hiện mối liên hệ rõ ràng đến dự định du lịch sinh thái mà chỉ tác động đến sự sẵn sàng trả phí của du khách. Các nghiên cứu của Hultman (2015) và Lu (2014) cũng không cho thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về mối liên hệ trực tiếp giữa sự đề cao vật chất với dự định du lịch sinh thái. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này đã cho thấy được mối liên hệ trên, dù tác động của sự đề cao vật chất đến dự định du lịch sinh thái của du khách tại Khánh Hòa là khá nhỏ. Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu tài liệu liên quan, tác giả không phát hiện nghiên cứu nào về sự đề cao vật chất trong thực tiễn nghiên cứu du lịch tại Khánh Hòa. Do đó, đây gần như là điểm mới và khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây.

Cuối cùng, việc chỉ ra sự khác biệt về dự định du lịch sinh thái tại Khánh Hòa giữa du khách trong nước và du khách quốc tế cũng là một kết quả rất có ý nghĩa của nghiên cứu này. Các du khách trong nước có xu hướng dự định tham gia du lịch sinh thái tại Khánh Hòa nhiều hơn so với du khách quốc tế. Sự khác biệt này có thể do định vị của du lịch Khánh Hòa khi truyền thông đến du khách quốc tế phần nhiều dựa trên thế mạnh về biển đảo hơn là các yếu tố khác, trong khi đó du khách trong nước có thể tiếp cận thông tin đầy đủ hơn nên tăng khả năng phù hợp với nhu cầu và dự định du lịch sinh thái của du khách. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê này có thể giúp các nhà quản trị du lịch Khánh Hòa có cơ sở tốt để xác định khách hàng mục tiêu và đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023