Các Kết Quả Phân Tích Phổ 1H-Nmr Các Dẫn Chất Ph1-Ph4, Ph5, Ph7,

Bảng 3.5. Các kết quả phân tích phổ 1H-NMR các dẫn chất PH1-PH4, PH5, PH7,

PH13 - PH16


ŁH (ppm)

PH1

PH2

PH3

PH4

PH5

PH7

PH13

PH14

PH15

PH16

Proton ở khung curcumin

H-2, H-6

7,60

7,60

7,50

7,72

7,42

7,58

7,35

7,58

7,59

6,94

H-1, H-7

7,10

6,68

7,03

6,95

6,75

6,82

6,40

6,83

6,84

6,94

H-4

(-OH enol)





2,67

4,87




8,33

H-4

(C-H enol)





5,82

6,10

5,50

6,11

6,12

6,66

H-4 (ceton)





3,78






H-2Ɵ, H-2Ơ

7,37

6,95

7,40

7,42

7,28

7,35

7,19

7,36

7,37

6,94

H-5Ɵ, H-5Ơ

6,92

6,67

6,89

6,92

6,98

7,01

6,98

7,03

7,04

6,94

H-6Ɵ, H-6Ơ

7,23

7,01

7,23

7,34

7,16

7,24

7,10

7,25

7,25

6,94

H-7Ɵ, H-7Ơ

3,84

3,83

3,84

3,96

3,82

3,84

3,92

3,83

3,84

3,81

Proton ở mạch nhánh

- OH acid



12,34





12,06

12,19


-NH2










5,47

H-8Ɵ, H-8Ơ

4,78

4,63

4,73

4,63

2,92

3,73

4,07

4,23

4,23

4,21

H-9Ɵ, H-9Ơ





4,24

4,03

3,94

4,36

4,35

4,21

H-10Ɵ, H-10Ơ

3,72

4,17

3,46

3,67







H-11Ɵ, H-11Ơ

3,42

1,20






2,26

2,54

3,79

H-12Ɵ, H-12Ơ


3,33






1,75

2,48

1,82-

1,86

H-13Ɵ, H-13Ơ

3,58







2,37


0,82

H-14Ɵ, H-14Ơ


4,04








0,82

H-15Ɵ, H-15Ơ


1,14









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 442 trang tài liệu này.

Nghiên cứu bán tổng hợp một số dẫn chất curcumin nhằm cải thiện độ tan trong nước hướng ứng dụng trong dược phẩm - 14

Kết quả phổ 13C-NMR các dẫn chất của curcumin được trình bày trong các Bảng 3.6-3.7 sau đây:

Bảng 3.6. Kết quả phổ 13C-NMR các dẫn chất PH3, PH4, PH7, PH14 PH15


ŁC (ppm)

PH3

PH4

PH7

PH14

PH15

Carbon ở khung curcumin

C-1, C-7

142,9

144,5

140,3

140,2

140,2

C-2, C-6

123,2

123,3

122,8

128,1

128,1

C-3, C-5

200,4

206,7

183,1

183,1

183,1

C-4

42,4

44,5

100,9

101,0

101,0

C-1Ɵ, C-1Ơ

128,1

128,1

127,5

122,6

122,7

C-2Ɵ, C-2Ơ

111,3

111,1

110,6

111,0

111,0

C-3Ɵ, C-3Ơ

149,3

148,4

149,1

149,2

149,2

C-4Ɵ, C-4Ơ

149,8

149,8

150,3

149,7

149,7

C-5Ɵ, C-5Ơ

113,1

112,4

112,7

113,2

113,3

C-6Ɵ, C-6Ơ

123,4

123,8

121,9

122,3

122,3

C-7Ɵ, C-7Ơ

56,1

55,8

70,1

55,6

55,6


ŁC (ppm)

PH3

PH4

PH7

PH14

PH15

Carbon ở mạch nhánh

C-8Ɵ, C-8Ơ

66,7

67,0

59,4

66,6

66,6

C-9Ɵ, C-9Ơ

173,4

180,1

55,5

62,3

62,5

C-10Ɵ, C-10Ơ

35,4

39,6


172,4

173,1

C-11Ɵ, C-11Ơ

173,4

176,0


32,5

28,5

C-12Ɵ, C-12Ơ




19,8

28,5

C-13Ɵ, C-13Ơ




32,5

173,2

C-14Ɵ, C-14Ơ




173,9



Bảng 3.7. Kết quả phổ 13C-NMR các dẫn chất PH6 PH8 - PH12


ŁC (ppm)

PH6

PH8

PH9

PH10

PH11

PH12

Carbon ở khung curcumin

C-1

140,6

140,5

140,4

141,2

140,0

140,5

C-2

122,5

122,7

122,8

121,9

122,2

122,8

C-3

184,1

184,2

184,2

178,4

183,7

184,2

C-4

101,3

101,4

101,4

78,8

100,9

101,7

C-5

183,2

183,0

183,0

178,4

182,6

183,1

C-6

121,5

121,5

121,5

121,9

121,1

121,6

C-7

141,4

141,4

141,4

141,2

140,9

141,4

C-1Ɵ

126,7

126,7

126,7

130,9

126,2

126,8

C-1Ơ

128,0

128,6

128,6

130,9

127,9

128,5

C-2Ɵ

111,8

111,8

111,8

111,5

111,4

111,7

C-2Ơ

111,1

111,4

111,4

111,5

110,8

111,1

C-3Ɵ

148,4

148,4

148,4

149,4

148,0

148,5

C-3Ơ

149,8

149,9

149,9

149,4

149,4

149,8

C-4Ɵ

149,6

149,7

149,7

149,4

149,1

149,5

C-4Ơ

150,8

150,2

150,2

149,4

149,8

150,2

C-5Ɵ

116,1

116,1

116,1

115,8

115,7

116,2

C-5Ơ

113,2

113,7

113,7

114,0

112,8

113,4

C-6Ɵ

123,6

123,6

123,6

125,2

123,1

123,7

C-6Ơ

123,3

123,1

123,1

125,2

122,7

123,3

C-7Ɵ

56,1

56,1

56,1

55,7

55,7

56,2

C-7Ơ

56,0

56,1

55,3

55,5

55,6

56,2

Carbon ở mạch nhánh

C-8Ɵ

70,6

62,8

67,1

66,8

67,9

68,3

C-9Ɵ

59,9

67,0

63,1

61,7

62,7

64,4

C-10Ɵ


173,0

172,6

172,8



C-11Ɵ


33,0

29,0

30,3



C-12Ɵ


20,3

29,0

31,5



C-13Ɵ


33,0

173,8

173,7



C-14Ɵ


174,4





3.1.8. Đánh giá sơ bộ độ tan của các dẫn chất

Các dẫn chất mới của curcumin thu được được tiến hành đánh giá độ tan trong nước, tại 25±2 oC, áp suất khí quyển; thực hiện theo Mục 2.3.4 thu được kết quả như trên Bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8. Kết quả xác định độ tan các dẫn chất mới của curcumin


STT

Dẫn chất

Độ tan (mg/mL)

Ghi chú*

1.

Curcumin

0,02 ± 0,004

thực tế không tan

2.

PH3

0,80 ± 0,034

rất khó tan

3.

PH4

100,00 ± 0,389

dễ tan

4.

PH5

80,11 ± 0,401

tan

5.

PH6

0,48 ± 0,022

rất khó tan

6.

PH7

0,61 ± 0,038

rất khó tan

7.

PH8

7,62 ± 0,079

khó tan

8.

PH9

8,40 ± 0,149

khó tan

9.

PH10

47,01 ± 0,051

tan

10.

PH11

13,44 ± 0,039

hơi tan

11.

PH12

62,61 ± 0,069

tan

12.

PH13

42,08 ± 0,128

tan

13.

PH14

71,10 ± 0,146

tan

14.

PH15

75,69 ± 0,104

tan

15.

PH16

0,33 ± 0,011

rất khó tan


Nhận xét:

* Phân loại theo hướng dẫn tại Dược điển Việt Nam V [4]

Kết quả thử độ tan cho thấy, các dẫn chất mới tổng hợp được của curcumin đều có độ tan trong nước tốt hơn so với curcumin. Trong đó, phải kể đến dẫn chất PH4 có độ tan lớn nhất là 100,00 mg/mL - thuộc nhóm chất dễ tan trong nước. Các dẫn chất PH5, PH10, PH12, PH13, PH14, PH15 đều thuộc nhóm chất tan trong nước. Các dẫn chất PH8, PH9, PH11 thuộc nhóm chất tan được trong nước. Dẫn chất PH3, PH6, PH7, PH16 tuy thuộc nhóm chất rất khó tan, nhưng độ tan trong nước cǜng cải thiện hơn nhiều so với curcumin.

3.1.9. Đánh giá tác dụng sinh học của các dẫn chất

3.1.9.1. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa hệ DPPH

DPPH là một gốc tự do có màu tím, có độ hấp thu cực đại ở bước sóng 517 nm. Khi có mặt chất chống oxy hóa, nó sẽ bị khử thành 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazin (DPPH-H), có màu vàng. Đo độ giảm độ hấp thu ở bước sóng 517 nm để xác định

khả năng khử gốc DPPH của chất chống oxy hóa. Kết quả xác định hoạt tính chống oxy hóa thông qua phép thử trung hòa gốc tự do của DPPH được trình bày ở Bảng 3.9:

Bảng 3.9. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa của các dẫn chất


STT

Hợp chất

SC50 (µM)

Phụ lục

1.

Curcumin

25,22 ± 3,34

137

2.

PH5

> 318,43

135

3.

PH6

61,54 ± 5,72

140

4.

PH7

297,62

136

5.

PH8

54,37 ± 4,67

137

6.

PH9

44,95 ± 4,14

137

7.

PH10

88,44 ± 7,22

140

8.

PH11

125,18 ± 6,90

143

9.

PH12

> 372,87

145

10.

PH13

> 358,08

148

11.

PH14

307,04 ± 22,68

150

12.

PH15

299,03 ± 9,53

150

13.

Acid ascorbic (Vitamin C)

46,55 ± 3,75

137, 140, 143,

145, 150


Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy, các dẫn chất PH6, PH8, PH9 có khả năng trung hòa gốc tự do của DPPH, thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt, tuy nhiên hoạt tính này vẫn yếu hơn so với curcumin. Trong số các dẫn chất đó, đáng chú ý là dẫn chất PH9 có hoạt tính chống oxy hóa mạnh tương tự đối chứng dương là acid ascorbic.

Các dẫn chất PH10, PH11 thể hiện hoạt tính chống oxy hóa ở mức trung bình. Các dẫn chất PH5, PH7, PH12, PH13, PH14, PH15 thể hiện hoạt tính chống oxy hóa yếu, đặc biệt là các dẫn chất PH5, PH12, PH13.

Đối chứng dương là acid ascorbic cho thấy hoạt động ổn định trong quá trình thí nghiệm. Các số liệu là chính xác với r2 ≥ 0,99.

3.1.9.2. Đánh giá hoạt tính chống viêm thông qua ức chế sinh NO

Kết quả về hoạt tính chống viêm thông qua ức chế sinh NO của các dẫn chất và tỷ lệ % tế bào sống sót trong phép thử MTT tiến hành song song cùng thử nghiệm NO của các dẫn chất trên dòng tế bào RAW 264.7 được trình bày ở Bảng 3.10 sau:

Bảng 3.10. Khả năng ức chế sản sinh NO lên dòng tế bào RAW 264.7 và tác

động của mẫu nghiên cứu đến sự sống sót của tế bào RAW 264.7


STT

Hợp chất

IC50 (µM)

Nồng độ

(µg/ml)

% tế bào sống sót

Phụ lục

1.

Curcumin

19,87 ± 1,43

20

88,75

138

2.

PH5

72,05 ± 0,68

25

106,60

135

3.

PH6

67,19 ± 7,34

20

99,17

141

4.

PH8

44,81 ± 1,94

20

94,01

138

5.

PH9

15,00 ± 0,76

20

100,05

138

6.

PH10

88,34 ± 10,76

20

94,48

141

7.

PH11

4,24 ± 0,28

25

102,99

143

8.

PH12

133,21 ± 6,08

20

99,33

146

9.

PH13

> 179,04

25

>100

149

10.

PH14

21,63 ± 2,81

30

114,12

151

11.

PH15

28,76 ± 2,24

30

105,08

151

12.

L-NMMA

30,00 ± 2,50

20

97,27

138, 141,

146, 151


Nhận xét:

Kết quả cho thấy, hai dẫn chất PH9, PH11 thể hiện hoạt tính chống viêm thông qua ức chế NO mạnh, mạnh hơn curcumin và đối chứng dương L-NMMA với giá trị IC50 lần lượt là 15,00 và 4,24 µM, gấp 1,32 lần và 4,69 lần so với curcumin (IC50 19,87 µM). Hai dẫn chất này đều không gây độc tế bào, lượng tế bào còn lại sau thử nghiệm tương ứng là 100,05 và 102,99% với liều thử là 20 và 25 µg/ml. Điều này chứng tỏ, hai dẫn chất có hoạt tính kháng viêm tốt và hoạt tính này gây ức chế sinh NO với IC50 như Bảng 3.10 trên.

Các dẫn chất PH8, PH14, PH15 đều thể hiện hoạt tính ức chế sinh NO tốt, tuy nhiên hoạt tính yếu hơn curcumin.

Dẫn chất PH5, PH6, PH10 thể hiện hoạt tính ở mức trung bình. Kết quả trong phép thử ức chế NO của dẫn chất PH12, PH13 chưa thể hiện rõ hoạt tính là ở các nồng độ nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong cùng mức nồng độ nghiên cứu, tỷ lệ phần trăm tế bào còn sống sót trong thử nghiệm đối với các mẫu dẫn chất cao hơn so với curcumin, do đó, các dẫn chất ít gây độc tính lên tế bào hơn so với curcumin. Điều này chứng tỏ, các dẫn chất đều có độc tính thấp, độ an toàn so với tế bào thử nghiệm cao hơn curcumin.

3.1.9.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư

Kết quả về hoạt tính gây độc tế bào ung thư trên các dòng tế bào ung thư gan HepG2, ung thư cổ tử cung Hela, tế bào ung thư vú MCF7, tế bào ung thư bạch cầu cấp K562 và tế bào ung thư bạch cầu ở người HL-60 của các dẫn chất được trình bày tại Bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các dẫn chất (µM)



Dẫn chất

IC50 (µM)

Phụ lục

Hela

HepG2

K562

MCF7

HL-60

Curcumin

74,19±7,03

43,00±3,69

19,36±3,85

36,19±3,80

-

139

PH6

28,30±4,90

15,76±1,79

-

29,17±2,86

31,13±3,88

142

PH7

28,19±4,29

39,72±3,83

65,59±4,86

55,66±2,39

-

139

PH8

15,81±0,93

10,47±1,01

10,98±0,67

14,48±0,46

-

139

PH9

15,20±1,81

14,36±1,37

14,40±1,40

14,73±1,19

-

139

PH10

81,64±4,74

69,11±4,15

-

90,77±6,61

107,82±9,99

142

PH11

26,14±3,98

36,82±3,55

60,80±4,51

51,60±2,21

-

144

PH12

112,05±12,83

97,93±8,61

99,13±10,87

76,81±6,62

-

147

PH14

33,18±3,67

30,36±2,66

-

46,13±5,03

32,56 ± 2,56

152

PH15

73,67±2,36

69,69±1,50

-

80,54±1,64

62,13 ± 3,36

152

Ellipticin

1,80 ± 0,15

1,90 ± 0,18

2,09 ± 0,16

1,85 ± 0,24

1,73 ± 0,16

139, 142

144, 152


Nhận xét:

Ghi chú: Ơ-Ơ không có dữ liệu

Các mẫu dẫn chất PH6, PH7, PH8, PH9, PH11, PH14 đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào thử nghiệm với các giá trị IC50 (µM) đều thấp hơn giá trị IC50 (µM) của curcumin tương ứng. Vì vậy, các dẫn chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư trên tốt hơn curcumin. Đặc biệt, dẫn chất PH8, PH9 thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư rất mạnh trên cả 4 dòng tế bào. PH8 PH9 thể hiện tác dụng tương tự nhau trên dòng tế bào Hela và MCF7 với IC50 lần lượt là 15,81 và 15,2 µM trên dòng Hela; 14,48 và 14,73 µM trên dòng MCF7 giá trị này thấp hơn curcumin 5 lần và 2,5 lần. Còn trên dòng HepG2 và K562, PH8 thể hiện hoạt tính tốt hơn PH9.

Dẫn chất PH11 thể hiện hoạt tính tốt hơn curcumin trên hai dòng tế bào là Hela và HepG2 với IC 50 lần lượt là 26,14 và 36,82 µM. Tuy nhiên, trên hai dòng tế bào còn lại là K562 và MCF7, PH11 lại thể hiện hoạt tính gây độc tế bào kém hơn curcumin.

Mẫu dẫn chất PH10, PH12, PH15 thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên các dòng tế bào thử nghiệm.

Chất đối chứng dương Ellipticin hoạt động ổn định trong thí nghiệm.

3.2. LỰA CHỌN, NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔNG HỢP DẪN CHẤT TIỀM NĂNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH DƯỢC HỌC

3.2.1. Lựa chọn dẫn chất tiềm năng

3.2.1.1. Cơ sở thực nghiệm

Những kết quả thực nghiệm về độ tan và hoạt tính in vitro ở trên là căn cứ để chúng tôi lựa chọn dẫn chất tiềm năng. Dẫn chất được lựa chọn trong luận án phải có độ tan cải thiện hơn so với curcumin và có hoạt tính triển vọng để nghiên cứu sâu hơn.

Kết quả độ tan ở Bảng 3.8 đã chỉ ra, tất cả 14 dẫn chất (PH3 - PH16) đều thỏa mãn tiêu chí về độ tan. Về hoạt tính sinh học, để chọn được dẫn chất triển vọng, chúng tôi đã tập hợp các kết quả từ 3 bảng (Bảng 3.9 - 3.11), lựa chọn các dẫn chất có tác dụng tốt trên từng hoạt tính và so sánh với curcumin ban đầu. Từ đó đưa ra được một số hợp chất dự kiến chọn trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả so sánh hoạt tính sinh học các dẫn chất được lựa chọn (µM)


Hoạt tính

So sánh với curcumin (dựa trên IC50)

PH6

PH8

PH9

PH11

PH14


Chống oxy hóa

Kém hơn

2,44 lần

Kém hơn

2,16 lần

Kém hơn

1,78 lần

Kém hơn

4,96 lần

Không thể

hiện hoạt tính

Chống viêm

Kém hơn

3,38 lần

Kém hơn

2,26 lần

Tốt hơn

1,32 lần

Tốt hơn

4,69 lần

Kém hơn

1,09 lần


Gây độc tế bào ung thư

Hela

Mạnh hơn

2,62 lần

Mạnh hơn

4,69 lần

Mạnh hơn

4,88 lần

Mạnh hơn

2,84 lần

Mạnh hơn

2,24 lần

HepG2

Mạnh hơn

2,73 lần

Mạnh hơn

4,11 lần

Mạnh hơn

3,00 lần

Mạnh hơn

1,17 lần

Mạnh hơn

1,42 lần

K562

-

Mạnh hơn

1,76 lần

Mạnh hơn

1,34 lần

Kém hơn

3,1 lần

-

MCF7

Mạnh hơn

1,24 lần

Mạnh hơn

2,50 lần

Mạnh hơn

2,46 lần

Kém hơn

1,43 lần

Kém hơn

1,28 lần

Ghi chú: Ơ-Ơ không có dữ liệu Từ Bảng 3.12 nhận thấy trong số 5 dẫn chất dự kiến chọn, dẫn chất PH9 thể hiện hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn cả (tương đương với acid ascorbic). Về hoạt tính chống viêm, hai dẫn chất PH9, PH11 thể hiện hoạt tính mạnh hơn curcumin, tương ứng gấp 1,32 lần và 4,69 lần so với curcumin; ba dẫn chất còn lại đều yếu hơn curcumin. Đối với hoạt tính gây độc tế bào ung thư, PH8 PH9 thể hiện tác dụng tương đương nhau và tốt hơn curcumin trên các dòng tế bào đã thử. Ba chất còn lại

thể hiện hoạt tính kém hơn PH8 PH9.

Như vậy, dẫn chất PH11 thể hiện hoạt tính chống viêm rất tốt, nhưng lại không thể hiện hoạt tính chống oxy hóa. Dẫn chất PH8, thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư tốt nhưng lại có hoạt tính chống viêm ở mức độ trung bình, và thấp hơn cả PH9 và curcumin. Từ đó chúng tôi kết luận dẫn chất PH9 là dẫn chất có triển vọng hơn cả (hoạt tính chống oxy hóa tốt nhất, có hoạt tính chống viêm mạnh gấp 1,3 lần curcumin và có hoạt tính gây độc mạnh trên tất cả các dòng ung thư).

Đáng chú ý là, trong thực nghiệm tổng hợp các dẫn chất, phản ứng tạo PH9 thể hiện sự ổn định hơn so với PH8 PH11.

- Với dẫn chất PH8: có cấu trúc tương tự PH9, tuy nhiên tác nhân phản ứng là anhydrid glutaric kém hơn anhydrid succinic nên quá trình diễn ra phản ứng khó hơn. Chất PH8 mạch nhánh chứa acid có cấu trúc cồng kềnh, kém bền và dễ phân hủy hơn PH9 nên quá trình tinh chế lấy sản phẩm tinh khiết khó hơn.

- Với dẫn chất PH11: Đây cǜng là một dẫn chất có hoạt tính và độ tan tốt. Tuy nhiên, quy trình tổng hợp dẫn chất này khó, cần kiểm soát rất chặt chẽ các yếu tố về quy trình: nhiệt độ, lượng nước.... Khi nâng quy mô tổng hợp dẫn chất này từ 0,1g lên 1g sản phẩm thì quy trình không ổn định, dự đoán khả năng nâng cấp khó. Mặt khác, dẫn chất PH11 chứa nhóm phosphat là một acid nội phân tử mạnh, hợp chất kém bền, bị phân hủy mạnh sau một thời gian bảo quản (15 ngày tại 5 oC - thực tế quan sát trên sắc ký lớp mỏng). Do vậy, với dẫn chất này cần thời gian nghiên cứu và đánh giá thêm về quy trình tổng hợp.

- Với dẫn chất PH9: Quy trình phản ứng ổn định, sản phẩm tạo thành bền hơn PH8 nên quá trình tinh chế tách lấy sản phẩm tinh khiết thực hiện khả thi hơn bằng các kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện hơn. Bản thân sản phẩm PH9 (ester succinat) thu được cǜng ổn định hơn trong suốt quá trình bảo quản. Đây cǜng là yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu một hoạt chất hướng đến ứng dụng trong dược phẩm.

Từ các phân tích thực nghiệm trên, chúng tôi lựa chọn PH9 là dẫn chất tiềm năng cho luận án để xây dựng quy trình tổng hợp và thực hiện các nghiên cứu sâu hơn. Việc lựa chọn này được chúng tôi xác nhận thêm bằng các nghiên cứu in silico (docking và đánh giá tính giống thuốc).

3.2.1.2. Docking và đánh giá tính giống thuốc của dẫn chất PH9

Căn cứ vào hai đích hướng tác dụng tốt của phân tử PH9 trên thực nghiệm là chống viêm và gây độc tế bào ung thư; hai cấu trúc protein được lựa chọn cho thử nghiệm docking gồm có COX-1 (PDB ID: 6Y3C) và MCF-7 (PDB ID: 4XO6). Kết quả docking PH9 trên protein COX-1 (PDB ID: 6Y3C) được trình bày tại Bảng 3.13 sau:

Xem tất cả 442 trang.

Ngày đăng: 23/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí