Đánh Giá Sự Cần Thiết Có Nhà Tiêu Hợp Vệ Sinh


STT

Tỷ lệ NT

Số lượng (n = 47)

Tỷ lệ %

2

Gần nhà

5

10,6

3

Bẩn

16

34,0

4

Chưa sạch đẹp

26

55,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng loại nhà tiêu hợp vệ sinh cho hộ gia đình Dao tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang theo hướng bền vững - 6

Nhận xét: chỉ có 34% số hộ được điều tra cho rằng NT bẩn nên không hài lòng; 10,6% số hộ không hài lòng ví NT đặt gần nhà, 44,7% cho rằng mùi của NT làm cho họ khó chịu và không hài lòng trong khi đó có đến 55,3% không hài lòng ví NT của họ chưa được sạch đẹp. Họ quan niệm rằng một NTHVS phải là NT tự hoại sang trọng, liền với nhà tắm và để xây được như vậy thí rất đắt tiền. Các hộ dân trong cộng đồng đánh giá rất cao hính ảnh NT gia đính sạch sẽ và hiện đại và họ cảm thấy được hàng xóm và người thân tôn trọng hơn, cảm thấy tự hào hơn khi có NTHVS. Họ cho rằng điều này giúp họ cải thiện được các mối quan hệ trong gia đính và với xã hội và họ mong muốn có NT mới sạch đẹp hơn.

Các hộ dân cũng mong muốn và đánh giá cao việc tuân thủ với các quy định của chình quyền và trở thành một thành viên gương mẫu trong cộng đồng.

Sự thoải mái và sạch sẽ là hai trong số các động cơ quan trọng nhất thúc đẩy người dân xây NTHVS. Bên cạnh đó là sức khoẻ và sự an toàn cho gia đính, đặc biệt là cho trẻ em trong nhà.

Tất cả các rào cản trên đều làm cho hộ dân không nhận thức được mức độ cấp bách cần phải có NTHVS. Họ không thìch một NTHVS mà lại không hiện đại, sang trọng.

Bên cạnh đó, có một số rào cản và khó khăn đặc trưng, cụ thể như sau:


- Thiếu tiếp cận đến các cơ sở cung ứng sản phẩm vệ sinh và vật liệu xây dựng ở các khu vực xa xôi;

- Thiếu quy tắc xã hội nghiêm cấm tính trạng đi tiêu bừa bãi; hành vi này vẫn được người dân chấp nhận;

- Kiến thức và nhận thức còn thấp về đa số các vấn đề liên quan đến vệ sinh, bao gồm cả về các quy định về vấn đề vệ sinh;

- Rào cản về ngôn ngữ so với các dân tộc nói tiếng Việt.


- Các kênh truyền thông được sử dụng để tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh cũng gặp một số khó khăn và rào cản chình sau đây: Người dân chủ yếu nhận được lời khuyên về xây NT từ hàng xóm, bạn bè và người thân, từ thợ xây và rất ìt khi từ các cán bộ y tế hoặc trưởng thôn.

- Thông tin do mạng lưới y tế cung cấp không đảm bảo cả về chất lượng và chiều sâu. Phương thức truyền thông cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các vấn đề về sức khoẻ và các thông tin kỹ thuật về xây dựng NT. Cách thức truyền thông cũng mang tình một chiều, hạn chế sự tham gia của đối tượng truyền thông. Các cơ sở cung ứng vệ sinh vẫn chưa tham gia vào các hoạt động truyền thông

- Các phương tiện truyền thông đại chúng và các khoá tập huấn không cung cấp nhiều thông tin về vệ sinh.

- Vị trì địa lì cũng tạo ra những khó khăn đáng kể. Đây là một xã miền núi, lại nằm sâu trong nội địa, hơn nữa, nền kinh tế nhín chung còn chậm phát triển, kết cấu hạ tầng lại thấp kém; việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các tỉnh chủ yếu trông cậy vào đường ô tô và một phần đường sông. Tuyên Quang chưa có đường sắt, đường hàng không… Do ở sâu trong nội địa, xa các cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác còn gặp nhiều hạn chế.

3.2.4. Thiếu các dịch vụ cung ứng vệ sinh


Qua tím hiểu tại xã Chân Sơn thí đa số người dân tộc Dao chưa được tiếp cận với các dịch vụ cung ứng NTHVS. Đây là một trong các nguyên nhân khiến tỷ lệ NTHVS tại khu vực này còn thấp. Các bất cập bao gồm:

- Người dân phải mua sản phẩm và dịch vụ vệ sinh để xây NT từ nhiều nơi khác nhau, khiến cho quy trính mua NT trở nên phức tạp và tốn nhiều chi phì giao

dịch, làm giảm nhu cầu xây NTHVS. Trên thị trường vẫn chưa có mô hính cơ sở kinh doanh cung cấp tất cả các dịch vụ xây dựng NTHVS. Vì dụ khi cần xây NT tự hoại, người dân phải mua vật liệu xây dựng từ một cửa hàng khác, bệ xì lại ở một cửa hàng khác, ống thông hơi lại từ một cửa hàng khác … trong khi đó các dịch vụ này lại ở xa, việc đi lại chưa được thuận tiện, nên làm cho người dân nản và không muốn xây dựng NTHVS.

- Đa số là các cửa hàng bán lẻ, vẫn chưa cung cấp thông tin về tổng chi phì các loại NT khác nhau. Các cửa hàng thậm chì cũng không tổ chức bất kỳ một hoạt động tiếp thị nào. Do đó, nhiều HGĐ đã tự xây NT cho họ sau khi tham khảo thông tin về các sản phẩm vệ sinh và sản phẩm NT từ hàng xóm và người thân thay ví hỏi trực tiếp các cơ sở cung ứng. Điều này càng củng cố thêm nhận định rằng người dân không đủ khả năng chi trả để xây NTHVS.

- Các cửa hàng kinh doanh vệ sinh không đem lại nhiều lợi nhuận ví doanh số và biên lợi nhuận thấp do tình cạnh tranh cao. Hiện nay phần lớn các cơ sở kinh doanh vệ sinh đều là các cơ sở bán lẻ nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau, và các sản phẩm vệ sinh chỉ chiếm một phần nhỏ doanh số bán hàng của họ.

- Thiếu nguồn cung các sản phẩm vệ sinh ở khu vực miền núi xa xôi, hẻo lánh: Do điều kiện đi lại còn kém nên số lượng các khu vực doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vệ sinh ở các khu vực này còn ìt, dẫn đến chi phì giao dịch NT tăng cao.

3.3. Đánh giá nhu cầu mở rộng nhà tiêu hợp vệ sinh


Bảng 8. Đánh giá sự cần thiết có nhà tiêu hợp vệ sinh


STT

Mức độ đánh giá

Số lượng (N=47)

Tỷ lệ

1

Cần thiết

5

10,6

2

Chưa cần thiết

42

89,4

Nhận xét: Đa số các hộ dân do đó đều không coi việc có NTHVS là một ưu tiên cấp bách hàng đầu cần thiết phải xây dựng ngay. Do nhận thức sai về giá thành

NT, đa số các hộ dân đều cho rằng họ sẽ phải tiết kiệm trong một thời gian rất dài mới có thể có đủ tiền xây NT nên vẫn chưa lên kế hoạch cho thời gian sắp tới (mặc dù họ đều có ý định xây NT về lâu về dài).

Bảng 9. Ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh


STT

Ý định xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh

Số lượng (N=47)

Tỷ lệ

1

47

100

2

Không

0

0


Nhận xét: Khi được hỏi Gia đính anh/chị muốn có NT sạch, đẹp hợp vệ sinh không tất cả gia đính Dao đều cho rằng họ muốn xây dựng NTHVS nhưng họ lại cho rằng xây dựng như vậy thí rất tốn kém và họ không có tiền. Họ mong chờ Nhà nước sẽ có chình sách hỗ trợ để họ xây dựng được NT sạch đẹp cho gia đính mính hoặc họ sẽ tiết kiệm khi nào có đủ tiền để xây dựng NT sang trọng thí họ sẽ xây nếu không thí vẫn cứ sử dụng NT đang có mặc dù đó là NT không hợp vệ sinh.

Bảng 10. Loại nhà tiêu yêu thích


STT

Loại NT yêu thích

Số lượng (N=47)

Tỷ lệ

1

NT tự hoại

35

74,5

2

NT thấm dội

0

0

3

NT chím có ống thông hơi

0

0

4

NT hai ngăn sinh thái

12

25,5

Nhận xét: Như vậy phần lớn người dân tộc Dao đều muốn gia đính có NT sử dụng nước dội, cụ thể là NT tự hoại. Một số HGĐ muốn có NT hai ngăn sinh thái

do gia đính đang có nhu cầu sử dụng phân để bón ruộng. Không một hộ gia Dao nào thích NT sử dụng nước dội loại thấm dội và NT chìm có ống thông hơi.

Bảng 11. Mong muốn vị trí xây dựng nhà tiêu


STT

Mong muốn vị trí xây dựng NT

Số lượng (N=47)

Tỷ lệ

1

Trong nhà hoặc gần nhà

44

93,6

2

Ngoài vườn

3

6,4

Nhận xét: Hầu hết các HGĐ đều mong muốn xây dựng NT trong nhà hoặc gần nhà để thuận tiện khi sử dụng. Đối với loại NT tự hoại thí có thể xây dựng được song với loại NT khô (NT hai ngăn sinh thái và NT chím có ống thông hơi yêu cầu phải xây dựng cách xa nguồn nước ăn uống, sinh hoạt của HGĐ tối thiểu là 10m. Việc xây dựng loại NT này gần nhà hoặc trong nhà là không thể. Qua đây cũng có thể thấy hiểu biết của người dân về NTHVS cũng còn rát hạn chế. Mặt khác qua điều tra chúng tôi được biết chỉ mới một số hộ được cung cấp nước sạch là nguồn nước tự chảy do dự án của Chương trính mục tiêu quốc gia cấp, một số hộ khác chưa được cung cấp nước sạch ví vậy nếu xây dựng NT tự hoại sẽ rất khó khăn trong việc sử dụng ví không đủ nước để dội.

3.4. Phân tích DPSIR


Tại khu vực nghiên cứu là xã Chân Sơn hiện chỉ có 34,2% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khuôn khổ luận văn này em xin phân tìch tác động của việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh có thể gây bệnh tật cho con người. Ứng dụng mô hính DPSIR đối với động lực chi phối do việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh ta có sơ đồ như sau:




Thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh



Đi tiêu bừa bãi


Sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh






Ô nhiễm


Ô nhiễm


Ô nhiễm


Gây bệnh

nguồn


đất


không


tật cho

nước




khí


con







người


Driver Động lực chi phối

Pressure Áp lực

Status Hiện trạng

Impact Tác động


Thiếu khả năng chi trả

Thiếu chế tài và biện pháp thực thi

Thiếu các quy tắc xã hội

Thiếu Kiến thức, Ý thức, kỹ năng

Thiếu dịch vụ cung ứng vệ sinh

Hình 5: Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR cho động lực chi phối thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh

Theo Bộ Y tế, đến hết tháng 6/2014, trung bính tỷ lệ bao phủ NTHVS của họ gia đính (HGĐ) nông thôn đạt 61%. Hiện vẫn còn gần 4 triệu người phóng uế bừa bãi và 10,2 triệu người có nhà tiêu hết sức thô sơ. Tuy độ bao phủ NTHVS ngày càng tăng nhưng tỷ lệ này vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền: 22 tỉnh có tỷ lệ bao phủ NT dưới 50% trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi phìa Bắc và Tây Nguyên, đặc biệt vẫn còn tới 5% HGĐ chưa có NT và 12% HGĐ sử dụng cầu tiêu ao cá. Điều này có nghĩa là hiện có khoảng 17% HGĐ vẫn đang phóng uế bừa bãi ra môi trường. Các hành vi vệ sinh cá nhân còn nghèo nàn, chỉ có 17% người dân rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong những thời điểm cần thiết.

Việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh có thể dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khì và nhất là thể gây bệnh tật cho con người. Tại Việt Nam, việc đi tiêu bừa bãi, sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, thực hành vệ sinh cá nhân kém ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và điều kiện sống của người dân, nhất là trẻ em. Đi tiêu bừa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… Theo Cục quản lý môi trường y tế, các vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan tới vệ sinh kém là phổ biến ở nước ta. Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy chiếm 10% và viêm phổi chiếm 12% trong số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nước ta do tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp, khẩu phần ăn kém, bị tiêu chảy nhiều lần, nhiễm giun sán, và nhiễm trùng. Bên cạnh đó ước tình tổn thất về kinh tế hàng năm mà nguyên nhân do vệ sinh kém gây ra là 777 triệu đô la, tương đương 9 đô la/người. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế và dẫn đến nghèo đói, lạc hậu ở một số vùng của nước ta.

Đặc biệt một nghiên cứu mới được công bố cuối năm 2015 do ngân hàng thế giới Word bank tài trợ cho thấy trẻ em ở khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh thấp hơn 3cm so với trẻ em ở khu vực được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Như vậy việc thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh tác động rất lớn đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

3.5. Đề xuất loại nhà tiêu phù hợp


Qua tím hiểu nhu cầu, mong muốn, hiểu biết cùng tập quán sinh hoạt sản xuất của HGĐ Dao tại xã Chân sơn, chúng tôi thấy rằng các loại NT sau đây là phù hợp

3.4.1. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái


Loại NT này phù hợp với các HGĐ chưa được cung cấp nước sạch, đây là loại NT khô, ủ phân tại chỗ.

Nhà tiêu hai ngăn sinh thái là NT được cải tiến từ nhà vệ sinh hai ngăn truyền thống. NT hai ngăn sinh thái có một ngăn sử dụng và một ngăn để ủ phân, thay đổi nhau khi đầy; có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để cách ly với phân; có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi, muỗi và các loại côn trùng chui vào ngăn chứa phân; có ống thống hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng.



Hình 6. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái


a. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


- Về cấu tạo: NT hai ngăn sinh thái bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022