Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Trên Thế Giới Và Việt Nam

Các câu trả lời thường bao gồm "hoàn toàn đồng ý", "đồng ý", "trung lập", "không đồng ý" và "hoàn toàn không đồng ý". Thông thường, các câu trả lời này sẽ được mã hóa bằng số, chẳng hạn như 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý…

Thang đo Likert được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội và giáo dục. Trong giao dục, thang đo Likert được dùng trong các bài nghiên cứu khoa học, bài khóa luận, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Các loại thang đo Likert: Có hai loại Thang đo Likert thường được sử dụng [51]:

Thang đo likert 7 mức độ

Có thể nói, thang đo likert 7 điểm là loại thang đo cổ điển, đã được sử dụng từ năm 1932. Nó cung cấp bảy tùy chọn khác nhau để lựa chọn và được các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu. Nó cung cấp hai ý kiến ôn hòa cùng với hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập cho người được hỏi.

- Ưu điểm của thang đo Likert 7 mức độ:

Đây là thang đo chính xác nhất trong số các thang đo Likert. Đồng nghĩa với nó phản ánh tốt hơn đánh giá thực sự của người trả lời.

Nó dễ sử dụng hơn

Nó cung cấp nhiều điểm dữ liệu hơn phục vụ cho việc chạy thông tin thống kê.

- Hạn chế:

Có sự khác biệt không đáng kể về mặt định lượng trong dữ liệu giữa biến thể trong thang đo 7 điểm và thang đo 5 điểm. Câu trả lời của người trả lời sẽ bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó.

Thang đo Likert 5 mức độ

Hay còn được gọi là thang đo likert 5 điểm. Loại thang đo này cung cấp năm tùy chọn khác nhau để người trả lời khảo sát lựa chọn. Các lựa chọn bao gồm hai thái cực, hai ý kiến trung gian và một ý kiến trung lập. Thang đo này có thể được sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất, tầm quan trọng, chất lượng… Một ví dụ về thang đo Likert 5 điểm thường được sử dụng để đo lường sự hài lòng là: rất hài lòng, hài lòng, trung lập, không hài lòng và rất không hài lòng [51].

Ưu điểm của thang đo 5 mức độ:

Thang đo 5 mức độ khá đơn giản. Vì vậy nó tương đối dễ hiểu hơn đối với người trả lời.

Thang đo 5 điểm rất lý tưởng để đánh giá kết quả của một mẫu lớn người trả lời Đưa ra năm tùy chọn khác nhau để lựa chọn làm tăng tỷ lệ phản hồi.

Hạn chế:

Khách hàng có những suy nghĩ đa dạng cùng với đó là những cảm nhận và phản ứng khác nhau. Tuy nhiên thang đo này giới hạn chúng chỉ ở năm tùy chọn khác nhau. Do đó Thang điểm 5 không thể đo lường tất cả thái độ đối với một vấn đề. Nó đôi khi không chính xác và thiếu tính khách quan [51].

1.1.7.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan là việc xác định có tác động 2 chiều giữa 2 hay nhiều biến, ở đây sẽ không phân biệt biến nội sinh và ngoại sinh (biến độc lập và biến phụ thuộc),

chúng có tính chất đối xứng. Nghĩa là chúng ta sẽ phải xem xét tác động qua lại giữa cả 2 hay nhiều biến với nhau. Giữa 2 biến định lượng có nhiều dạng liên hệ, có thể là phi tuyến hoặc tuyến tính hoặc cũng có thể là không có bất kỳ một mối liên hệ nào. Thông thường người ta hay sử dụng một số thống kê có tên là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) với mục đích để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng (lưu ý rằng Pearson chỉ xét mối liên hệ tuyến tính, không đánh giá các mối liên hệ phi tuyến) [51].

Hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation coefficient, ký hiệu r) là số liệu thống kê kiểm tra đo lường mối quan hệ thống kê hoặc liên kết giữa các biến phụ thuộc với các biến liên tục.

Tương quan Pearson được biết đến như là phương pháp tốt nhất để đo lường mối liên hệ giữa các biến quan tâm bởi vì nó dựa trên phương pháp hiệp phương sai. Nó cung cấp thông tin về mức độ quan trọng của mối liên hệ, hoặc mối tương quan, cũng như hướng của mối quan hệ. Ngoài ra, việc kiểm tra hệ số tương quan Pearson còn giúp chúng ta sớm nhận diễn được sự xảy ra của vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập có sự tương quan mạnh với nhau [139].

Ý nghĩa hệ số tương quan Pearson:

Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1: r = 0: Hai biến không có tương quan tuyến tính

r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối.

r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y giảm và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x giảm.

r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá trị biến y tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x cũng tăng.

Lưu ý:

Hệ số tương quan pearson (r) chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi mức ý nghĩa quan sát (sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%.

Nếu r nằm trong khoảng từ 0,50 đến ± 1, thì nó được cho là tương quan mạnh. Nếu r nằm trong khoảng từ 0,30 đến ± 0,49, thì nó được gọi là tương quan trung

bình.


Nếu r nằm dưới ± .29, thì nó được gọi là một mối tương quan yếu.

Trên đồ thị phân tán Scatter, nếu r = -1 dữ liệu sẽ phân bổ trên một đường thẳng

với độ dốc âm, r = 1 dữ liệu sẽ phân bổ trên một đường thẳng với độ dốc dương.

1.1.7.3. Phân tích hồi quy

Trong nghiên cứu, chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập. Nếu chỉ có một biến độc lập, mô hình được gọi là mô hình hồi quy đơn biến SLR (Simple Linear Regression). Trường hợp có từ hai biến độc lập trở lên, mô hình được gọi là hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression) [51].

- Phương trình hồi quy đơn biến: Y = β0 + β1X + e

- Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác.

X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác.

β0: hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn. Đây là chỉ số nói lên giá trị của Y sẽ là bao nhiêu nếu tất cả X cùng bằng 0. Nói cách khác, chỉ số này cho chúng ta biết giá trị của Y là bao nhiêu nếu không có các X. Khi biểu diễn trên đồ thị Oxy, β0 là điểm trên trục Oy mà đường hồi quy cắt qua.

β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc. Chỉ số này cho chúng ta biết về mức thay đổi của Y gây ra bởi X tương ứng. Nói cách khác, chỉ số này nói lên có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi nếu X tăng hoặc giảm một đơn vị.

e: sai số. Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế. Sai số trong hồi quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho hai giá trị, một là các biến độc lập ngoài mô hình, hai là các sai số ngẫu nhiên.

Trong thống kê, vấn đề chúng ta muốn đánh giá là các thông tin của tổng thể. Tuy nhiên vì tổng thể quá lớn, chúng ta không thể có được các thông tin này. Vì vậy, chúng ta dùng thông tin của mẫu nghiên cứu để ước lượng hoặc kiểm định thông tin của tổng thể. Với hồi quy tuyến tính cũng như vậy, các hệ số hồi quy tổng thể như β1, β2 hay hằng số hồi quy β0 là những tham số chúng ta muốn biết nhưng không thể đo lường được. Do đó, chúng ta sẽ sử dụng tham số tương ứng từ mẫu để ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể. Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu:

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BnXn + ε

Trong đó: Y: biến phụ thuộc; X, X1, X2, Xn: biến độc lập; B0: hằng số hồi quy;

B1, B2, Bn: hệ số hồi quy; ε: phần dư

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới

Trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148,647,000 km2. Những loại đất có khả năng cho sản xuất nông nghiệp là 3,3 tỷ ha, chiếm 22,0%. Những loại đất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp được là 11,7 tỷ ha, chiếm tới 78,0%. Diện tích đất nông nghiệp giảm liên tục về số lượng và chất lượng. Ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên Trái đất bị thoái hoá do những hành động của con người gây ra. Dân số thế giới tăng nhanh nhưng tiềm năng đất nông nghiệp thế giới lại có hạn. Vì vậy để có đủ lương thực và thực

phẩm cho nhu cầu củacon người, chúng ta cần phải bảo vệ và có định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá là đất đai cho sản xuất nông nghiệp [61].

Quy mô đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố như sau: Châu Á chiếm 29,60%, Châu Mỹ chiếm 29,60%, Châu Phi chiếm 20,05%, Châu Âu chiếm 6,53%, còn lại là 15,62%. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người trên toàn thế giới là 12,000m2 trong đó ở Hoa Kỳ 20,000 m2, ở Bungari 7000 m2, ở Nhật Bản 650 m2. Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân đất canh tác trên đầu người của một số nước như sau: Indonesia 0,12 ha; Malaysia 0,27 ha; Philippin 0,13 ha; Thái Lan 0,42 ha; Việt Nam 0,1 ha [61].

Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác, nhưng châu Á lại có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. Mặt khác, Châu Á là nơi tập trung phần lớn dân số thế giới, ở đây có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia.

Bảng 1.5. Tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước ở Đông Nam Á



Quốc gia

Dân số (triệu người)


Tổng


Diện tích có khả năng trồng trọt

(Triệu ha)

Diện tích hiện đang trồng trọt

(Triệu ha)


Diện tích cân đối (còn lại) (Triệu ha)


Chiếm tỷ lệ (%)

Năm 1995

Năm 2010

Campuchia

9

15

18

10

3

7

70,0

Indonexia

195

247

191

58

23

35

60,3

Lào

5

7

24

7

1

6

85,7

Philippin

70

92

30

17

12

5

29,4

Thái Lan

60

72

51

27

19

8

29,6

Việt Nam

74

87

33

14

8

6

42,8

Tổng

413

530

347

133

66

67

50,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 9

(Nguồn: AOSTAT (2004) [67])

Châu Á, mặc dù chiếm hơn 1/2 dân số thế giới (khoảng 4,2 tỷ người) nhưng chỉ có khoảng 35% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu. Từ năm 1995 đến năm 2010 dân số Đông Nam Á tăng thêm khoảng 133 triệu người và khu vực này có thể dành thêm 12 - 15 triệu ha của 93 triệu ha tiềm năng đất nhờ nước trời còn lại để sản xuất. Diện tích đất canh tác giảm dần do áp lực từ nhiều phía như quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hoá, khai thác khoáng sản, chuyển mục đích sử dụng khác nhau,…

Ở Châu Á, đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích. Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời nói chung là khá lớn (khoảng 407 triệu ha), trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt và khoảng 100 triệu ha chủ yếu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á. Phần lớn diện tích này là đất dốc và chua; khoảng 40 - 60 triệu ha trước đây vốn là đất rừng tự nhiên che phủ, nhưng đến nay do bị khai thác bừa bãi nên rừng đã bị phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ dại.

Nghiên cứu về sự thay đổi sử dụng đất ở Nhật Bản từ năm 1995- 2000 cho thấy: Nhóm nông dân với diện tích trang trại từ 10 ha đến 15 ha năm 1995 có 1.000 hộ, đến năm 2000 tăng lên 2.000 hộ. Nhóm nông dân có diện tích lớn này có xu hướng đa dạng hóa cây trồng với cây trồng chính là lúa gạo và chăn nuôi bò sữa. Cũng trong thời gian này, nhóm hộ có diện tích từ 1.0 ha đến 3.0 ha sẽ giảm xuống.

Khu vực Đông Nam Á, dân số năm 1995 là 413 triệu người, đến năm 2010 là 530 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên của Đông Nam Á là 347 triệu ha, diện tích có khả năng trồng trọt được có 133 triệu ha, diện tích đang trồng trọt có 66 triệu ha, diện tích đang trồng trọt còn 67 triệu ha chiếm 50,3% so với diện tích có khả năng trồng trọt được.

1.2.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Kết quả thống kê đất đai năm 2018 được Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Quyết định 2908/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2018. Cụ thể, tổng diện tích tự nhiên (tính đến ngày 31/12/2018) trên cả nước là 33.123.597 ha, bao gồm: Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 11.498.497 ha; đất lâm nghiệp là 14.940.863 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 795.311 ha; đất làm muối là

17.005 ha; đất nông nghiệp khác là 37.778 ha. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha. Trong đó, đất ở là 721.676 ha; đất chuyên dùng là 1.893.141 ha; đất cơ sở tôn giáo là 12.088 ha;...Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha. Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của cả nước, các vùng kinh tế - xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định 2908/QĐ- BTNMT ngày 13/11/2019 [1].

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phân mảnh đất đai cao nhất so với khu vực và thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người trên thế giới là 0,52ha, trong khu vực là 0,36 ha thì ở Việt Nam là 0,11 ha. Sau mỗi hai chục năm, tình trạng phân mảnh tăng gấp đôi. Sự phân mảnh còn dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai được sử dụng làm ranh giới, bờ bao. Con số này không dưới 4% diện tích canh tác [15].

Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại đặc biệt là diện tích đất

trồng lúa ngày càng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 10 năm (2000-2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50m2/người, đây là con số còn rất khiêm tốn. Sử dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai [14].

1.2.2. Tình hình ngập lụt trên Thế giới và Việt Nam

1.2.2.1. Tình hình ngập lụt trên Thế giới

Ngập lụt lớn và gây thiệt hại xảy ra hàng năm, điển hình các trận lụt ở Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc vào mùa hè năm 2010, Colombia từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2010 và Úc trong mùa hè năm 2011. Thiệt hại tối đa hàng năm ước tính do lũ sông ở một quốc gia được ghi nhận ở Trung Quốc vào năm 2010, trong đó tổng thiệt hại 51 tỷ USD đã được báo cáo. Trong năm 2010, đã có gần 2000 trường hợp tử vong ngay lập tức do ngập lụtgió mùa ở Pakistan [99].

Năm 2011, ngập lụt nghiêm trọng đã được báo cáo ở Mozambique, Namibia, Nam Phi và Uganda ở Châu Phi; Brazil, Columbia, Mexico và Hoa Kỳ ở Châu Mỹ; và Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Philippines và Thái Lan ở châu Á, với tỷ lệ tử vong trong mỗi trận lụt vượt quá 50 (hơn 1000 ở Phillippines và Colombia) và thiệt hại vật chất cao, đặc biệt là ở các nước phát triển từ danh sách trên [165]. Vào năm 2012, lũ gây thiệt hại về người ở Nhật Bản, đã gây ra hơn 50 trường hợp tử vong, xảy ra ở Madagascar, Nigeria và Nigeria ở Châu Phi; Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc và Nam Triều Tiên, Phillippines và Nga ở châu Á; và Argentina, Hoa Kỳ và Haiti ở Châu Mỹ.

Trên toàn cầu, những thảm họa ngập lụt tàn khốc nhất, giết chết hàng ngàn người, tiếp tục xảy ra ở châu Á. Sự phân bố theo địa lý của rủi ro ngập lụt tập trung nhiều ở Bangladesh và hai quốc gia có dân số đông nhất Trung Quốc và Ấn Độ, gây thiệt hại về người và vật chất cao [109], [134], [74], [95].

Bangladesh có lẽ là quốc gia dễ bị ngập lụt nhất trên toàn cầu. Theo ghi nhận trong báo cáo cuối cùng của Bộ Môi trường và Rừng (2005) thuộc Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, ngập lụt ở Bangladesh là một hiện tượng bình thường, thường xuyên tái diễn và bao gồm lũ quét từ dòng sông vùng cao tràn qua; mưa lũ do thoát nước kém; ngập lụt gió mùa ở vùng đồng bằng lũ của các con sông lớn; và ngập lụt ven biển sau bão dâng. Trong một năm bình thường, dòng chảy tràn sông và tắc nghẽn cống gây ra ngập 20-25% diện tích đất, trong khi ngập lụt 10, 50 và 100 năm dự kiến sẽ làm ngập 37, 52 và 60% tổng diện tích đất, tương ứng. Trong ba lần trong 12 năm, vào năm 1987, 1988 và 1998, ngập lụt đã làm ngập lụt hơn 60%, chứng tỏ rằng những gì từng được coi là trận lụt 100 năm có thể đã trở nên thường xuyên hơn. Chỉ riêng trận lụt

năm 1998 đã khiến 1100 người thiệt mạng, gây ngập lụt gần 100.000 km2, khiến 30 triệu người mất nhà cửa và cơ sở hạ tầng bị hư hại đáng kể.

Lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra ở Mumbai, Ấn Độ, vào tháng 7 năm 2005, sau khi mưa 944 mm rơi trong khoảng thời gian 24 giờ [118].Hậu quả là các hộ gia đình bị ảnh hưởng lũ lụt, ngay cả ở các khu dân cư giàu có hơn. Hệ thống thoát nước đô thị kém ở nhiều vùng của Ấn Độ có xu hướng bị tắc nghẽn với các mảnh vụn. Ranger et al. (2011) phân tích nguy cơ từ mưa lớn tại thành phố Mumbai và kết luận rằng tổng thiệt hại (trực tiếp cộng gián tiếp) năm 2080 (kịch bản SRES A2) so với hiện tại (tăng từ 700 triệu đô la Mỹ lên 2305 triệu đô la Mỹ) và việc điều chỉnh có thể giúp giảm thiệt hại trong tương lai [119].

Ngập lụt đã gia tăng trong vài thập kỷ qua tại hồ Poyang, Nam Trung Quốc, do việc xây dựng đê quy mô lớn để bảo vệ người dân vùng nôn thôn. Những con đê này làm giảm diện tích trước đây có sẵn để lưu trữ nước lũ, dẫn đến mực nước hồ dâng cao hơn trong mùa lũ và nguy cơ gây vỡ đê là rất lớn [76].

Một trận lũ phá hủy kỷ lục đã xảy ra ở Thái Lan, nơi mưa gió mùa năm 2011 đặc biệt nặng nề và dẫn đến ngập lụt kéo dài trong lưu vực sông Chao Phraya và sông Mê Kông. Trận lụt kéo dài từ tháng 7 năm 2011 đến giữa tháng 1 năm 2012 và là thảm họa thiên nhiên tốn kém nhất trong lịch sử nước này, với thiệt hại trực tiếp ước tính khoảng 45 tỷ USD. Do đó, tăng trưởng kinh tế năm 2011 của Thái Lan đã giảm xuống 1,5% so với ước tính trước lũ là 3,5% đến 4%. Một phần, mức độ nghiêm trọng của trận lụt này là do hoạt động kém hiệu quả hệ thống kiểm soát lũ ở nước này. Trận lụt năm 2011 tại Thái Lan đã gây ra tổn thất đến kinh tế lớn nhất từ trước đến nay trên toàn thế giới, chỉ vì một trận lụt gây ra, với tổng thiệt hại ước tính khoảng 15 tỷ USD [166].

1.2.2.2. Tình hình ngập lụt ở Việt Nam

Ngập lụt là một trong những dạng thiên tai thường gặp nhất ở Việt Nam. Thiệt hại do ngập lụt ở Việt Nam thuộc vào loại lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, mùa lũ hàng năm ở các vùng diễn ra khác nhau. Tùy theo điều kiện địa lý tự nhiên và đặc điểm khí tượng hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Mùa lũ trên các sông thuộc Bắc Bộ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10; trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, từ tháng 7 đến tháng 11; trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, từ tháng 9 đến tháng 12; trên các sông thuộc Bình Thuận, các tỉnh thuộc Nam Bộ và Tây Nguyên, từ tháng 6 đến tháng 11 [6].

Ngập lụt ở Bắc Bộ là lũ trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình tác động lên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lũ trên các sông chính còn gây nguy cơ ngập lụt nhiều thị trấn, thị xã, vùng trũng ven sông. Từ năm 1905 đến 1999, đồng bằng sông Hồng có 12 năm lũ lớn trên sông gây vỡ đê chính, thiệt hại trên diện rộng. Trong đó, các trận ngập lụtlịch sử năm 1945 và 1971 gây thiệt hại nặng nhất cho hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở sông Hồng [6].

Tại khu vực miền Trung, do đặc điểm địa lý tự nhiên của lưu vực, địa hình đồi núi chiếm tỉ lệ lớn, đồng bằng nhỏ, hẹp nên lũ thường lên rất nhanh. Do các sông ở miền Trung không có hệ thống đê bao nên thường xuyên xuất hiện nước tràn bờ (ngập lụt) khi có lũ lớn. Ngập lụtnghiêm trọng trên diện rộng đã xảy ra năm 1964, 1998, 1999 tại các tỉnh từ Quảng Bình vào Phú Yên; lũ lịch sử làm vỡ đê gây ngập lụt lớn trên sông Cả, sông La năm 1978. Năm 1998, 1999, ngập lụt gây ra thiệt hại về người và tài sản ước tính 300 triệu USD, gây hậu quả hết sức nặng nề và lâu dài về xã hội, kinh tế và môi trường ở các tỉnh miền Trung, nhất là Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một số huyện thuộc thành phố Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa. Tại miền Trung còn có một số trận ngập lụtlớn khác như trận lũ năm 2010 tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế, làm 143 người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập, hàng chục ngàn người phải sơ tán, thiệt hại ước tính hàng chục triệu USD [12].

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trận lũ năm 2000 là trận lũ lịch sử, diễn biến phức tạp với hai đỉnh kế tiếp nhau kết hợp với thời kỳ triều cường (4,05 - 4,16m) trong cuối tháng 9 đầu tháng 10 đã làm tăng mức độ ngập lụt. Thời gian duy trì mực nước tại Tân Châu trên 4,5 m (cấp báo động) là 56 ngày, tương đương với trận lũ năm 1961, 1978. Trận lũ này đã gây hậu quả nặng nề với 448 người chết, 5 triệu người bị ảnh hưởng. Ước tính thiệt hại trong trận lũ này khoảng 285 triệu USD. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năm 2001 còn xảy ra một trận ngập lụt nghiêm trọng khác xảy ra làm 539 người chết, 219 người bị thương, hàng triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 300 triệu USD [62].

1.2.2.3. Tác động của ngập lụt đến tài nguyên đất ở Việt Nam

Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều cường xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn đề ngập úng đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Tại miền Bắc, hội tụ đới gió Đông Nam kết hợp với bộ phận không khí lạnh phía Bắc tràn xuống là nguyên nhân dẫn đến trận mưa cực lớn gây ngập úng ở nhiều nơi. Cuối tháng 10 năm 2008 tại Hà Nội, tính riêng lượng mưa trong vòng 24 giờ đầu tiên tại đường Láng đã lớn thứ hai trong lịch sử (sau trận mưa năm 1984), đây là hiện tượng thời tiết bất thường, trái với quy luật.

Tại miền Trung, bình quân mỗi năm có khoảng 12 vạn ha lúa bị úng ngập (trong đó có khoảng 4 vạn ha bị mất trắng, trên 7 vạn ha bị ảnh hưởng) và có trên 6,2 vạn ha hoa màu bị úng ngập. Tại miền Nam, từ năm 2004 - 2007, đỉnh triều cường trên sông Hậu tại thành phố Cần Thơ mỗi năm cao thêm 4 cm, gây nên tình trạng ngập lụt thường xuyên ở một số tuyến đường phố trung tâm Thành phố Cần Thơ. Ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến nay, mực nước thủy triều của Thành phố Hồ Chí Minh cũng liên tục tăng nhanh, từ mức 1,22m lên 1,55m.

Ở Việt Nam, theo kịch bản phát thải cao hay kịch bản phát thải trung bình vào những năm đầu của nửa thập kỷ 2040 – 2045:

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí