- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến sản phẩm trầm hương nhằm nâng cao chất lượng và giá trị hàng hóa các sản phẩm từ cây Dó bầu.
- Dựa vào các nghiên cứu về thành phần đặc điểm môi trường đất, điều kiên tự nhiên của khu vực để quy hoạch các khu vực trồng Dó bầu chất lượng có khả năng sinh trưởng tốt và cho trầm có chất lượng cao:
+ Lựa chọn các khu vực có đất trồng giàu dinh dưỡng, có hàm lượng mùn vừa phải, tầng mặt đất giày từ 30-50cm, pH thấp từ 4- 6;
+ Khu vực có nồng độ chất dễ tiêu dễ tiêu NH4+, và K2O cao sẽ nâng
cao chất lượng trầm;
+ Khu vực có hàm lượng tổng photpho cao có ảnh hưởng đến chiều cao dưới cành, photpho dễ tiêu có quan hệ tương đối chặt với đường kính (ngang ngực - D1,3 và dưới tán Dt) hoặc chiều cao vút ngọn (Hvn). Hàm lượng photpho cao cũng có ảnh hưởng có lợi đối với quá trình hình thành trầm hương trên cây dó bầu.
- Theo đánh giá từ nghiên cứu tại Quảng Nam thì khu vực nghiên cứu tại xã Tiên Cảnh khi cấy trầm sẽ cho trầm chất lượng tốt nhất cũng như thuận lợi nhất đối với quá trình hình thành trầm hương trên cây Dó bầu.
- Các khu vực nghiên cứu về cây Dó bầu tại Quảng Nam cây đã sinh trưởng và phát triển lâu năm đủ điều kiện cấy trầm nhân tạo. Có thể sử dụng chế phẩm chứa Mucor, chế phẩm nấm men (YES) và chế phẩm chứa Fusarium để tạo trầm hương cho khả năng tạo trầm tốt nhất.
c)Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sự Khác Biệt Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Giữa Các Ôtc Nghiên Cứu Tại Thị Trấn Tiên Kỳ
- Đặc Điểm Sinh Trưởng Của Dó Bầu Và Lượng Phốt Pho Dễ Tiêu Của Các Ô Tiêu Chuẩn Trong Khu Vực Nghiên Cứu
- Kết Quả Phân Tích Mẫu Gỗ Công Thức Thí Nghiệm Với Nấm Fusarium Sau 12 Tháng
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 12
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu Aquilaria crassna - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Chăm sóc năm thứ nhất
- Phát dọn cỏ chăm sóc cây trồng.
- Xới xáo quanh gốc đường kính từ 0,8 - 1,0m.
- Bón thúc phân N-P-K cho cây. Lượng phân bón khoảng 200gr/cây.
Bón phân cách gốc 20-30cm, sâu 20cm.
- Sau khi trồng 06 tháng thời tiết bước vào mùa nắng, 1 tuần lễ tướinước 1 lần.
- Phát băng phòng chống cháy
Chăm sóc năm thứ 2
Tiến hành chăm sóc 2 lần/năm vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
Các nội dung công việc chăm sóc như sau:
- Phát dọn cỏ chăm sóc cây trồng.
- Xới xáo quanh gốc đường kính từ 0,8 - 1,0m.
- Bón thúc phân N-P-K cho cây. Lượng phân bón khoảng200gr/cây/lần. Bón phân cách gốc 20-30cm, sâu 20cm. Chú ý: Ở lần bón thứnhất (đầu mùa mưa) tỉ lệ N (đạm) và P (lân) nhiều hơn K (kali). Ở lần bón thứhai (cuối mùa mưa) nên gia tăng lượng K giảm bớt lượng N và P. Vì ở lầnbón cuối, thời tiết chuẩn bị bước vào mùa khô, nếu bón nhiều N cây sẽ pháttriển xanh tốt, sức chịu hạn của cây giảm, dẫn đến hiện tượng rìa lá bị cháyhoặc lá bị khô rụng. Ngược lại bón nhiều K sẽ tăng cường khả năng chốngchịu của cây với điều kiện môi trường.
- Tưới nước: Hai tuần tưới 1 lần.
- Phát băng phòng chống cháy.
Chăm sóc năm thứ 3
Tiến hành chăm sóc 2 lần/năm vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
Các nội dung công việc chăm sóc như sau:
- Phát dọn cỏ chăm sóc cây trồng.
- Xới xáo quanh gốc đường kính từ 0,8 - 1,0m.
- Tưới nước: 1 tháng tưới 1 lần Để hạn chế quá trình bốc thoát hơi nướcvào mùa nắng nên dùng xác bã thực vật như rơm rạ, thân cây họ đậu…tủxung quanh gốc cây.
- Phát băng phòng chống cháy.
Tỉa nhánh
Cây Trầm hương được hai năm tuổi thì tiến hành tỉa nhánh. Mỗi câychừa từ 15 - 20 nhánh mọc từ thân chính (nhánh sơ cấp). Mỗi năm tỉa 4 đợtmỗi đợt cách nhau 3 tháng. Chú ý khi tỉa nhánh tránh làm tróc vỏ thân chính.
Tỉa nhánh nhằm tạo cho cây suông, thẳng để đến tuổi xử lý tạo trầm dễdàng hơn. Ngoài ra tỉa nhánh cũng là một trong những cách tạo trầm vì gây ravết thương cơ giới tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập vào thân cây. Ngàynay, nhánh cây Trầm hương được tận thu để làm bột nhang do đó việc tỉanhánh còn mang lại nguồn thu đáng kể cho người trồng
3.4.2.Giải pháp về cơ chế chính sách
- Cần khuyến khích phát triển khu vực kinh doanh và dịch vụ. Tỉnh cần có chính sách, cơ chế đầu tư thông thoáng, ví dụ về đất đai và một số vấn đề khác. Cần có chính sách rõ ràng cho riêng phát triển cây gió bầu và phát triển công nghệ chế biến các sản phẩm từ cây gió bầu theo nhu cầu thị trường.
- Phối hợp trồng rừng gần các khu vực chế biến tập trung và hỗ trợ chứng chỉ, hay gọi là thương hiệu. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, rà soát quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến hiện có và xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ thành lập các hiệp hội hoặc tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm.
- Cần tổ chức tốt hệ thống khuyến nông, khuyến lâm và khuyến công từ tỉnh đến cơ sở. Đẩy mạnh việc thăm quan học tập, tăng cường đào tạo cán bộ và công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp, nâng cao năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo giải pháp khoa học công nghệ. Đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ quốc gia về sản phẩm.
- Cần có sự đầu tư của Nhà nước về các chương trình, dự án, huy động các nguồn vốn của các thành phần ngoài quốc doanh. Huy động nguồn vốn tự
có ngay trong các hộ gia đình để trồng gió bầu.
3.4.3.Giải pháp về bảo vệ môi trường
Việc trồng rừng cây Dó bầu sẽ góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tuy nhiên khi trồng và chăm sóc cây Dó bầu cũng sẽ có những ảnh hưởng khác về môi trường:
- Trong quá trình sinh trưởng của vườn cây, sâu bệnh phát triển dẫn đến cây sinh trưởng yếu, năng suất kém hoặc có thể chết nếu không điều trị kịp thời, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong không khí, trong đất và nước ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại động thực vật khác.
- Hiện tượng cháy vườn cây, nhất là vào mùa khô. Ngoài thiệt hại về kinh tế còn ảnh hưởng đến độ che phủ rừng, gây xói mòn đất.
- Từ những tác động ảnh hưởng đến môi trường, sẽ có những biện pháp khắc phục như sau:
- Tất cả các thuốc bảo vệ đều có thể gây độc với con người và môi trường, phải tuân thủ đúng những quy định về sử dụng, bảo quản, cần chú ý những điểm sau:
+ Phải trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc, thời gian tiếp xúc với thuốc không quá 6 giờ/ngày, sau khi phun thuốc quần áo phải được giặt sạch;
+ Không sử dụng bình phun thuốc bị rò rỉ, rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc;
+ Không phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với cơ thể;
+ Không sử dụng bao bì đựng thuốc vào bất kỳ mục đích nào khác;
+ Thuốc phải có nhãn hiệu rõ ràng;
+ Các loại thuốc phải xếp theo đối tượng phòng trị và có tên riêng, không để thuốc lẫn với phân bón;
+ Kho thuốc đặt xa khu dân cư, nguồn nước, thực phẩm, gia súc. Kho cần xây dựng bằng vật liệu khó cháy, không bị ngập úng. Trong kho phải có phương tiện phòng cháy, phòng độc và cấp cứu;
+ Cán bộ bảo vệ thực vật phải nắm vững các triệu chứng và cách phòng trị các bệnh hại chính, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp thời.
- Cày xới để cải thiện tính thấm và giữ nước của đất: Khả năng giữ nước của đất rừng phụ thuộc nhiều vào tính thấm và dung tích chứa nước. Những đặc tính này phụ thuộc vào độ xốp tầng mặt, độ xốp chung và bề dày tầng đất. Tuy nhiên, việc cày xới có thể làm tăng nguy cơ xói mòn. Vì vậy, biện pháp này cũng chỉ nên áp dụng ở độ dốc thấp.
- Duy trì lớp thảm khô để giảm bốc hơi mặt đất: Các nghiên cứu thủy văn rừng cho thấy, bốc hơi mặt đất là một trong những nguyên nhân làm khô đất dưới rừng trồng nói chung. Vì vậy, cần duy trì lớp thảm khô và để che phủ và làm giảm bốc hơi mặt đất. Tuy nhiên việc giữ lại thảm khô trong điều kiện thời tiết nóng hạn cũng có thể làm tăng nguy cơ cháy rừng. Vì vậy, cần tạo những băng trống có vật liệu, tốt nhất là trên hàng cây trồng, để chống được cháy lan.
- Thay đổi biện pháp xử lý thực bì để giữ lại lớp thảm tươi cây bụi, tăng độ che phủ mặt đất: Xử lý thực bì toàn diện là biện pháp gây tác động mạnh tới xói mòn đất và bốc hơi nước. Đất càng dốc thì ảnh hưởng càng cao.
- Duy trì lớp thảm tươi cây bụi dưới tán rừng: Lớp thảm tươi cây bụi dưới tán rừng có ý nghĩa đặc biệt trong ngăn cản xói mòn và trì hoãn dòng chảy mặt làm tăng khả năng giữ nước của rừng trồng.
KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Sinh trưởng và phát triển của cây Dó bầu tại các khu vực nghiên cứu. Trong bốn thông số liên quan đến sinh trưởng, Dó bầu trồng ở xã Tiên Cảnh có đường kính ngang ngực (D1,3), đường kính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn) đều lớn hơn khá nhiều so với Dó bầu trồng ở Tiên Hiệp và Tiên Kỳ. Chiều cao dưới cành (Hdc) của Dó bầu trồng ở ba xã có sự khác nhau không đáng kể.
- Theo kết quá phân tích đất của các khu vực nghiên cứu, có thể đánh giá hàm lượng mùn trong đất ở các rừng trồng cây Dó bầu đạt mức trung bình hoặc mức khá dao động từ 1,86 - 4,59%. Giữa hàm lượng mùn và các thông số sinh trưởng và phát triển của cây không cho thấy quan hệ rõ rệt
- Hàm lượng tổng Phốt pho tại các khu vực khác nhau cho thấy sự phân hóa rõ rệt. Giữa lượng tổng phốt pho (mg/kg) với chiều cao dưới cành có tương quan tương đối chặt; Phốt pho có quan hệ tương đối chặt với quá trình hình thành trầm hương. Giữa chiều dài kích thước vùng gỗ chuyển màu (gỗ có trầm hương) và tổng phốt pho, phốt pho dễ tiêu đều tồn tại quan hệ với hệ số tương quan R tương đối cao. Giữa hàm lượng photpho dễ tiêu có quan hệ tương đối chặt với đường kính hoặc chiều cao vút ngọn;
- Với mức ni tơ hiện có trong đất, Dó bầu có đặc điểm sinh trưởng khác biệt hay không đánh giá thông qua mối tương quan giữa Ni tơ tổng sô, Ni tơ dễ tiêu với bốn thông số cơ bản là D1,3, Dt, Hvn và Hdc.. Giữa Ni tơ tổng số với kích thước của vùng gỗ chuyển màu hầu như không có quan hệ với nhau. Tuy nhiên giữa Ni tơ dễ tiêu và chiều dài vùng gỗ biến màu sau khi xử lý với nấm Fusarium, Mucor và YES đều có quan hệ tương đối chặt.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Dó bầu:
+ Giải pháp về khoa học kỹ thuật gồm: (a) Giải pháp về giống và tuyển chọn giống; (b) Giải pháp về khoa học công nghệ;(c)Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng;
+ Giải pháp về chính sách;
+ Giải pháp về kĩ thuât, bảo vệ môi trường.
2. Tồn tại
Cùng với những kết quả thu được, đề tài còn tồn tại một số vấn đề:
- Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu rõ ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến sinh trưởng, phát triển của cây Dó bầu trên địa bàn nghiên cứu;
- Đề tài mới đưa ra được một số nhóm giải pháp chung cho mục tiêu phát triển cây Dó bầu nói chung.
3. Khuyến nghị
Cây Dó bầu sinh trưởng và phát triển tốt tại Quảng Nam, Hà Tĩnh. Đây là loài cây có khả năng hình thành Trầm hương một loại sản phẩm đặc biết có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các sản phầm tạo ra từ trầm hương đều có giá trị kinh tế cao. Phát triển khu vực trồng cây dó bầu là một hướng đi đúng đắn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời giúp cho người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, làm giàu và gắn bó với rừng, các sản phầm từ rùng; góp phần vảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên để thành công trong việc trồng cây Dó bầu tại địa phương cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch chi tiết vùng trồng cây Dó bầu thích hợp với từng vùng tiểu khí hậu, đất đai cụ thể;
- Tiếp tục nghiên cứu, chọn lọc các giống cây Dó bầu có khả năng thích hợp với điều kiện đất đai khí hậu tại địa phương.
- Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp cấy tạo trầm hương nhân tạo phù hợp, cho ra sản phẩm trầm hương có chất lượng cao.
- Khu vực nghiên cứu về cây dó bầu tại Quảng Nam đã sinh trưởng và phát triển lâu năm đủ điều kiện cấy trầm nhân tạo. Có thể sử dụng chế phẩm chứa Mucor, (YES) ,Fusarium để tạo trầm hương cho khả năng tạo trầm tốt nhất. Tuy nhiên vẫn cần thí nghiệm thêm để có thể đánh giá chính xác nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1995), TCVN 297:1995,
Chất lượng đất: Lấy mẫu - Yêu cầu chung.
2. Bộ NN&PTNT (2007), Qui phạm kỹ thuật trồng cây Dó trầm 04 TCN-3- 2001. Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, tập II. NXB Nông nghiệp 2001.
3. Cerboncini C., Müllenborn C., Muktiono B., Listiana E., Isnaini M., Suheri, H., Hambali G., Diaz E., Roloff M., Surburg H. & Panten, J. (2011): Đánh giá các loài Trầm hương Inđonêsia - Phát triển dấu hiệu phân tử, xác định các đặc điểm hương vị của sesquiterpene nhằm bảo vệ và phát triển chúng. Trình bày tại Hội nghị CITES về Trầm hương tại Châu Á. Từ ngày 22- 24 tháng 11 năm 2011 tại Inđônêsia.
4. Đinh Trung Chánh (2010), Nghiên cứu phát triển các dòng Dó bầu ( Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) đặc sắc ở một số tỉnh phía Nam. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.
5. Vũ Văn Chiến (1976), Tóm tắt đặc điểm cây vị thuốc.
6. Vũ Văn Dũng - Nguyễn Quốc Dựng (2007), Các loài cây cho trầm của Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo cây Dó bầu và Trầm hương thực trạng và định hướng phát triển. Trang 29-36. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
7. Đoàn Văn Dũng. Dó Trầm Tiên Phước - Hương của đất. Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước.
8. Giới thiệu khái quát về huyện Tiên Phước - Tỉnh Quảng Nam. Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước.
9. Thúy Hằng. Kỹ thuật trồng cây trầm và biện pháp tạo trầm. Sở nông nghiệp tỉnh Bình Phước.
10. Phạm Hoàng Hộ (1992), Thymelaeaceae. Fl. Cambodge, Laos & Vietnam 26: 38-52. Muséum National d’Histoire Naturelle, Paris.
11. Nguyễn Hồng Lam (1991), Nghiên cứu một số nguyên nhân ảnh hưởng quá trình hình thành trầm và kỹ thuật gây trồng loài Dó trầm. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học, Viên Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
12. Thái Thành Lượm (2007), Nghiên cứu chọn giống cây có cơ chế tạo