PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một quần xã sinh vật có diện tích đủ lớn. Trong đó thành phần chủ yếu đóng vai trò chủ chốt là cây rừng. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.Như cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật. Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất. Và Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.rừng còn là phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái và là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm. Vai trò của rừng như kể trên là đặc biệt quan trọng trong đời sống sản xuất, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi đang diễn ra một cách ngang nhiên và đáng báo động. Nhiều đối tượng vì cái lợi trước mắt của bản thân mà quên đi lợi ích lâu dài của toàn xã hội. Khi những khu rừng dự trữ đầu nguồn đang dần bị chặt phá sẽ khiến cho thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên, với những hậu quả nặng nề hơn. Làm xói mòn đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Hệ sinh thái rừng bị tàn phá cướp đi nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy của người dân cũng cũng khiến diện tích rừng bị suy giảm một cách trầm trọng.
(https://socialforestry.org.vn/rung-la-gi/) [19].
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng, nguyên nhân chính khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong
nhiều thập kỷ qua là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác quá mức lâm sản, do việc tăng lên về dân số và sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên rừng một cách trầm trọng. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: xói mòn, rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của động vật, làm mất đa dạng sinh học, gây nên biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… hàng loạt những hậu quả xấu diễn ra khi diện tích rừng bị giảm.
Trước thực trạng đó Nhà nước ta đã quan tâm phát triển rừng để phủ xanh đất trống, nâng cao chất lượng rừng. Trong những năm gần đây, việc trồng rừng ngày càng được người dân quan tâm, nhằm đáp ứng nhu cầu về gỗ, lâm sản ngoài gỗ nâng cao thu nhập đồng thời cải thiện các chức năng phòng hộ, cảnh quan, điều hòa khí hậu… và cây Lát hoa cũng thuộc diện những loài cây được quan tâm đến để góp phần vào sự đa dạng của rừng. Các thông tin tài liệu khoa học và nghiên cứu chuyên sâu về cây Lát hoa khá ít.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Lát hoa Chukrasia tabularis giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - 1
- Một Số Thông Tin Về Loài Cây Lát Hoa
- Ảnh Hưởng Của Chế Độ Che Sáng Đến Tỷ Lệ Sống Của Cây Lát Hoa Giai Đoạn Vườn Ươm
- Kết Quả Nghiên Cứu Sinh Trưởng Về Chiều Cao Của Cây Lát Hoa Dưới Ảnh Hưởng Của Các Công Thức Che Sáng
Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.
Lát hoa là cây gỗ rừng lớn thẳng, thuộc chi Lát họ Xoan có tên khoa học Chukrasia tabularis. Cây phân bố rộng khắp từ Lạng Sơn tới Hà Tĩnh. Tuy nhiên, cây gỗ Lát hoa ngày càng trở nên khan hiếm vì thế giá thành sản phẩm nội thất từ gỗ lát hoa có giá thành khá cao.
Cây Lát hoa có thân thẳng, cao và đường kính thân gỗ lớn.Theo sự phân loại các nhóm gỗ ở Việt Nam hiện nay thì gỗ Lát hoa là một loại gỗ quý được xếp vào loại gỗ nhóm 1. Gỗ có trọng lượng trung bình, thớ gỗ cứng, chắc chắn nhưng lại mang độ dẻo dai cao.
Gỗ Lát hoa có nhiều đặc điểm nổi bật như màu sắc gỗ sáng, đường vân đẹp, gỗ cứng, bền chắc và được xếp vào danh sách gỗ nhóm 1quý hiếm. Cây Lát hoa thuộc loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể đến 30 m, đường kính thân cây có thể đạt 100 cm. Theo nghiên cứu của viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cây Lát hoa có thể trồng trên mọi vùng đất đai tại Việt Nam, với
độ cao tuyệt đối thích hợp từ 0 - 700 m. Chăn sóc cây Lát hoa ở nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 300 C, lượng mưa từ 1200 - 200mm/năm, cây có thể chịu được ở vùng hơi lạnh (phía bắc) hay về mùa khô kéo dài (ở miền nam). Cây đặc biệt ưa đất sâu ẩm, thoát nước, tầng dày trên 50 cm, độ phì khá, từ ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm. https:/mocchuan.vn
Ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây Lát hoa giai đoạn từ khi hạt nảy mầm đến khi đạt tuổi xuất vườn, vì vậy mục tiêu nghiên cứu này là xác định chế độ che sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm. Với đặc điểm sinh học như trên cũng như giá trị sử dụng nhiều mặt, Lát hoa là loài cây có khả năng phát triển rộng rãi.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm.Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasia tabularis) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được sinh trưởng của cây lát hoa giai đoạn vườn ươm dưới ảnh hưởng của mức độ che sáng.
- Lựa chọn mức độ che sáng tốt nhất đối với sinh trưởng và phát triển của cây Lát hoa giai đoạn vườn ươm.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và phát triển của loài Lát hoa trong giai đoạn vườn ươm tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu tiếp theo khác cũng như là cơ sở khoa học trong nhân giống cây con.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng chế độ che sáng thích hợp cho giống cây Lát hoa nhằm góp phần hoàn thiện quy trình tuyển chọn giống nhân giống cây Lát hoa có năng suất và chất lượng cao cho tỉnh Thái Nguyên.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sinh trưởng và phát triển của cây rừng luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó một số nhân tố sinh thái giữ vai trò lớn hơn những nhân tố khác. Trong điều kiện gieo ươm, nhân tố sinh thái chủ đạo là chế độ che sáng.
Ánh sáng là nguồn năng lượng rất cơ bản trên quả đất, mà tất cả các sinh vật đều lấy đó để sinh tồn và phát triển, năng lượng trên quả đất là điều rất cần thiết cho đời sống của sinh vật. Ánh sáng mặt trời đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật. Bản thân ánh sáng lại là một nhân tố sinh thái vô cùng phức tạp, nó bao gồm cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng, chu kỳ chiếu sáng thay đổi, thời gian chiếu sáng ngày v.v… đều ảnh hưởng sâu sắc đối với sinh trưởng, phát triển và phân bố địa lý của sinh vật, và đối với bản thân sinh vật cũng cực kỳ thích ứng đối với sự thay đổi đa dạng của nhân tố ánh sáng. Những sự thay đổi cường độ ánh sáng gây ra do che bóng có thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con.
Ánh sáng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.
Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế, hoặc không nảy mầm.
Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẽ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng do tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở bốn phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng.
Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi của cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ, các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao.
Ngoài ra cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau có đặc điểm hình thái, giải phẫu khác nhau. Trên cùng một cây, lá ở ngọn thường dày, nhỏ, cứng, lá được phủ một lớp cutin dày, mô dậu phát triển, có nhiều gân và lá có màu nhạt. Còn lá ở trong tầng bị che bóng có phiến lá lớn, lá mỏng và mềm, có lớp cutin mỏng, có mô dậu kém phát triển, gân ít và lá có màu lục đậm.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật, trong thành phần quang phổ của ánh sáng, diệp lục chỉ hấp thụ một số tia sáng. Cường độ quang hợp lớn nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất.
Khả năng quang hợp của các loài thực vật C3 và C4 khác nhau rất đáng kể. Ở thực vật C4 quá trình quang hợp tiếp tục tăng khi cường độ bức xạ vượt ngoài cường độ bình thường trong thiên nhiên. Ở thực vật C3, quá trình quang
hợp tăng khi cường độ chiếu sáng thấp, nhất là các cây ưa bóng (Vũ Văn Vụ, 1999) [16].
Ánh sáng có ảnh hưởng rò rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng, và cây chịu bóng (Vũ Văn Vụ và cộng sự, 1998) [15] cây ngày dài và cây ngày ngắn, cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn (Larche W, 1983) [8].
Vai trò của ánh sáng với cây con giai đoạn vườn ươm.
Trong thực tiễn sản xuất việc áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho cây trồng có ý nghĩa quyết định đến năng suất và phẩm chất cây trồng.
Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con (Nguyễn Văn Sở, 2004) [11].
Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn gieo ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình
thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh.
Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng (Kimmins, 1998)
[17] . Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con Nguyễn Xuân Quát, 1985 [10]; Nguyễn Văn Thêm, 2002-2003) [13].
- Sâu bệnh hại:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp sử lý đất trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm sâu bệnh nặng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
*Nghiên cứu trên thế giới
Tái sinh của rừng tự nhiên và gieo ươm là một quá trình phức tạp đòi hỏi nhiều vấn đề, và khía cạnh chính vì vậy vấn đề này đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà lâm học. Khi nghiên cứu tái sinh rừng và giai đoạn gieo ươm hạt phần lớn các nhà nghiên cứu thường hướng vào tìm hiểu sự thiếu hụt ánh sáng của cây con, bởi vấn đề này ảnh hưởng khá nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Năm 1949 kolovxki (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) [13] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con. Những nhận định về vai