Một Số Thông Tin Về Loài Cây Lát Hoa


trò của ánh sáng đối với tái sinh cây gỗ ở rừng mưa cũng tìm thấy trong các tài liệu của Richards (1952), Banard (1954) và Baur (1961 - 1962) [1].

Năm 1959 Hendriks, Borthwich và Parker đã chứng minh quá trình sinh trưởng của cây xanh phụ thuộc vào sự hấp thụ của tia sáng có bước sóng dài 660nm. Dưới tác động của ánh sáng này sẽ kích thích sinh trưởng. Nhưng khi hấp thụ tia sáng có bước sóng 73nm thì hiệu quả kích thích bị mất đi. Họ cho rằng có một loại sắc tố nào đó đã gây ra phản ứng quang thuận nghịch khi hấp thụ ánh sáng đỏ (600nm) và cuối đỏ (730nm) mà sau này người ta tìm ra sắc tố đó là Phytocrom(Vũ Văn Vụ 1999) [16].

Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng của cây con, Karpov (1969) và Rusin (1970) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) [13] cho rằng sự cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây con theo yếu tố đa lượng có ảnh hưởng không đáng kể đến sức sống của cây con.

Theo Mazin (1969) [1], ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn ở những nơi mà nước và chất khoáng không ở mức giới hạn. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000) [16] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rò rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con.

Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei vàVatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh tưởng của cây đã được đề cập ở mức độ tế bào Kramer (1993), Wagt và cộng sự (1998). Sands và Mulligan (1990) sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với nước (Dẫn theoNguyễn Văn Thêm, 2002 - 2003) [13].


Theo kimmins (1988) khi che bóng thì hệ số có lá (sản lượng thuần/đơn vị khối lượng có lá (kg) hoặc sản lượng thuần trên diện tích lá sẽ giảm vì rằng khối lượng lá hoặc diện tích lá không quang hợp được sẽ tăng lên.

Tại Ấn Độ Nandi R.P. và Chaterjee S.K (1992) đã tìm hiểu của chế độ che bóng tạm thời của các loài Crotalalia algroides, Tephrosia cadida và Indigofera tinctoria đến sinh trưởng và sản lượng Cankina (Cinchonaspp).

Kết quả nghiên cứu được so sánh với sinh trưởng Cankina được che bóng dài ngày bằng các loài cây như Alnus nepalensis, Mallotus philippinensis, Alanries Motana và Leucaena leucocaphana và so sánh đối chứng (không che bóng). Tốt nhất được ghi nhận ở loài Alnus nepalensis và ở cự ly hàng cây che bóng 24 x 24 feet tốt hơn cự ly 12 x12 feet (cự ly Cankina là 4 x 4 feet). Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002) [13].

*Nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, chế độ nước…. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rò tiêu chuẩn cây con đem trồng.

Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000) [6] đã phân chia 5 mức che sáng: Không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%.


Năm 1966 Nguyễn Hữu Thước và các cộng sự đã nghiên cứu nhu cầu ánh sáng của cây Lim, với mức che sáng 50% sinh trưởng về chiều cao, đường kính và tổng lượng hữu cơ cho kết quả tốt nhất (Nguyễn Hữu Thước và cộng sự 1966) [14] .

Năm 1997, Hà Thị Mừng [9] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 - 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%.

Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeriPierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [4] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi.

Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006) [7] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rò rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ. Sau 6 tháng, đường kính của gò đỏ dưới các độ tàn che khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm; trong đó thấp nhất ở độ tàn che 100%, cao nhất ở độ tàn che 25%. Chiều cao thân cây gò đỏ 6 tháng tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng, kế đến ở độ tàn che 25% - 75%, cao nhất ở độ tàn che 100%. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gò đỏ 6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới độ tàn che 25%, thấp nhất ở độ tàn che 100%. Ngoài ra, sự suy giảm sinh khối của cây con gò đỏ sẽ xảy ra khi chúng không được che bóng hoặc được che bóng từ 50% - 100%.

Đoàn Đình Tam khi nghiên cứu về độ tàn che và chế độ tưới nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Vối Thuốc (Schima wallichii Chois) nhận thấy


rằng chế độ che bóng thích hợp cho cây con Vối Thuốc giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi là 50%, giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là 25% [12].

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

Vị trí địa lý:

Đề tài được tiến hành tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng. Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:

- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều

- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán

- Phía tây giáp với xã Phúc hà

- Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên.

* Địa hình

Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam.

Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy:

Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất


Độ sâu tầng đất (cm)

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

Mùn

N

𝑷𝟐𝑶𝟓

𝑲𝟐O

N

𝑷𝟐𝑶𝟓

𝑲𝟐O

PH

1 - 10

1.766

0.024

0.241

0.035

3.64

4.56

0.90

3.5

10 - 30

0.670

0.058

0.211

0.060

3.06

0.12

0.12

3.9

30 - 60

0.711

0.034

0.131

0.107

0.107

3.04

3.04

3.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)


- Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua.

- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng.

* Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1500 - 2000 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

(cucthongkethainguyen.gov.vn)


2.4. Một số thông tin về loài cây Lát hoa

Gỗ lát hoa là loại cây gỗ thuộc chi Lát họ Xoan với tên khoa học là Chukrasia tabularis. Cây gỗ lát hoa được trồng chủ yếu ở các nước Châu Á, chủ yếu nhất ở Lào, Campuchia, Trung Quốc, và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây gỗ lát hoa phân bố chủ yếu từ Lạng Sơn tới Hà Tĩnh. Tuy nhiên, cây gỗ lát hoa ngày càng trở nên khan hiếm vì thế giá thành sản phẩm nội thất từ gỗ lát hoa có giá thành khá cao. Gỗ lát hoa là gỗ thuộc nhóm gỗ quý hiếm, chúng được xếp vào danh sách nhóm 1 trong bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam. Loại gỗ này mang rất nhiều ưu điểm nổi bật như :có trọng lượng trung bình, độ cứng cao, là cây gỗ lớn mọc khá nhanh. Gỗ có màu hồng nhạt, có ánh vân đẹp, cứng và nặng trung bình, dễ làm, ít co giãn, không bị mối mọt, thường dung để đóng đồ đạc, làm gỗ dán lạng hoặc trang sức bề mặt. Dễ gây trồng và có thể phát triển trên diện rộng của các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Cây phát triển tốt ở các vùng đất bazan, hay đất phù sa ven sông suối, đồng thời cây cũng phát triển được trên núi đá vôi, các vùng sườn núi đá vôi, đất vườn quanh nhà, đất phát triển trên các loại đá mẹ nhưng có tầng canh tác dày còn giữ được nhiều chất đất rừng, đất đồi trọc nhưng tầng đất còn dày. Cách trồng Cây Lát hoa có thể trồng tập trung hay phân tán đều được, ưa ánh sáng nhiều và hay rụng lá về mùa khô.

Cây Lát hoa thuộc loại cây thân gỗ lớn, chiều cao có thể đến 30 m, đường kính thân cây có thể đạt 100 cm. Gỗ lát hoa vân có màu sắc rực rỡ, có nhiều kích cỡ vân từ nhỏ nhủ chun chiếu tới vân lớn tép bưởi hoặc vân to tầm bằng đầu đũa. Theo nghiên cứu của viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cây Lát hoa có thể trồng trên mọi vùng đất đai tại Việt Nam, với độ cao tuyệt đối thích hợp từ 0 - 700 m. Lát hoa ở nhiệt độ trung bình khoảng 25 - 300C, lượng mưa từ 1200 - 200mm/năm, cây có thể chịu được ở vùng hơi lạnh (phía bắc)


hay về mùa khô kéo dài (ở miền nam). Cây đặc biệt ưa đất sâu ẩm, thoát nước, tầng dày trên 50 cm, độ phì khá, từ ít chua đến trung tính hoặc hơi kiềm.

(https://sangonguyenkim.com) [17]

Cây Lát hoa thuộc loài thân gỗ trung bình. Độ cao trung bình của cây dao động trong khoảng 20 - 25m. Cây mọc thẳng, vỏ cây có màu nâu xám và có nhiều vết nứt rạn. Gốc cây có bạnh vè lớn.

Cây Lát hoa có cành lá rậm rạp. Các cành nhánh non có màu nâu đỏ và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Lá Lát hoa là lá kép lông chim một lần. Các lá mọc cách nhau và mang từ 10 - 16 lá chét. Lá chét có hình mũi mác, nhọn ở đỉnh, nhìn tương tự lá xoan nhưng to và dài hơn với kích thước 3 - 5cm x 7 - 12cm. Lá Lát hoa khi còn non có màu nâu đỏ. Khi già lá hóa xanh thẫm. Mặt trên lá nhẵn nhụi, mặt dưới có phủ một lớp lông tơ mỏng mịn.

Hoa Lát hoa mọc thành cụm ở các nách lá. Các cụm hoa thường xuất hiện ở đầu cành và dài từ 25 - 30cm. Hoa có hình chùy, là hoa đơn tính. Các cánh hoa mỏng dài hình thìa, mềm mại với độ dài từ 1 - 1,5cm. Hoa có màu kem đến vàng nhạt, hương thơm ngọt dịu.

Quả Lát hoa có quả nang hình elip. Khi già vỏ quả hóa gỗ, có màu nâu và tách ra làm 3 - 5 phần, để lộ hạt lát hoa ở các ngăn bên trong. Mỗi quả lát hoa có độ dài trung bình từ 2,5 - 3,5cm.

Cây Lát hoa trồng từ 8 đến 9 năm bắt đầu cho hoa và quả. Hoa của cây nở từ tháng 4 đến tháng 6, tháng 7 hàng năm. Quả chín vào khoảng thời gian tháng 11 đến tháng 1 năm sau.


Hình 2 1 Ảnh lá Thân cây Lát hoa Gỗ Cây Lát hoa thuộc dòng gỗ quý người ta 1


Hình 2.1: Ảnh lá, Thân, cây Lát hoa

Gỗ Cây Lát hoa thuộc dòng gỗ quý, người ta trồng Lát hoa vừa có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt, giúp cải tạo cảnh quan, nên hiện tại được nhiều địa phương đưa vào trồng và khai thác trong chương trình trồng rừng. Gỗ cây Lát hoa rất quý, bởi cho gỗ đẹp, từ màu sắc đến thớ gỗ, vân gỗ nên rất được ưa chuộng. Gỗ Lát hoa được dung đóng đồ trang trí nội thất, đồ dùng gia dụng và cả đồ mộc mỹ nghệ. Cây Lát hoa vừa có thể tạo cảnh quan lại tác dụng mạnh mẽ đến đời sống thực tế con người nên ngày càng được phổ biến ở mọi địa phương khắp cả nước.

(http:/sorido.vn) [18].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022