Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hoa, Cây Cảnh Trên Thế Giới


gặp các loại hoa trang trí, chúng khoe sắc rực rỡ dọc hành lang, lối đi, hay trong một khuôn viên, vườn cảnh …. Các loại hoa này thường xuyên được chăm sóc và thay đổi theo từng mùa trong năm. Những loại hoa này đã mang nguồn lợi lớn cho người sản xuất. Ở Việt Nam, qua điều tra ở tất cả các vùng cho thấy trồng hoa và cây cảnh có hiệu quả cao hơn trồng các cây khác. So với lúa, hiệu quả trồng hoa cây cảnh thường cao hơn từ 5 - 10 lần.

Hoa và cây cảnh phát triển cùng với sự tiến triển của nền kinh tế đô thị của tất cả các quốc gia trên thế giới. Công viên cây xanh, hoa và cây cảnh cũng góp một phần không những lọc sạch bầu không khí đang bị ô nhiễm mà còn có khả năng sinh ra các loại phitonxit tiêu diệt các loại nấm bệnh và vi khuẩn trong không khí (thông, tùng, bách tán). Ban ngày cây xanh làm giảm lượng cácbonic và tăng lượng ôxy trong không khí, có lợi cho sức khoẻ con người. Cây xanh có tác dụng điều hoà không khí do có khả năng làm giảm nhiệt độ trong môi trường tạo gió cục bộ trong các rừng cây, một cây xanh cao 7- 8 mét, đường kính rộng 5 - 6 mét có khả năng giữ được 10kg bụi/ngày. Cây xanh có tác dụng chống ồn hiệu quả: những cây lá nhọn trung bình có thể hấp thu được 75% tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Cây xanh làm giảm nhiệt độ trong môi trường về mùa hè từ 1- 2oC, rừng cây, công viên có khả năng giữ ẩm tốt, ẩm độ thường cao hơn môi trường bên ngoài 20% kéo theo giảm nhiệt độ 3 - 5oC và tạo gió cục bộ với tốc độ 1m/s/ha tạo cảm giác của con người dễ chịu nhất trong mùa hè. Hoa trồng thảm góp phần vào việc xây dựng những mảng xanh, bồn hoa, khu công viên công cộng nhằm tái hồi sức lao động của con người và làm giảm ô nhiễm môi trường.

2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của hoa cây cảnh

Mỗi loại cây trồng có những yêu cầu về ngoại cảnh nhất định. Cây hoa, cây cảnh là một tập hợp rất lớn các cây ở các họ khác nhau nên yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cũng rất đa dạng và khác nhau.


2.1.3.1. Yêu cầu nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng, quyết định sự phân bố của các họ cây hoa, cây cảnh trên địa cầu. Các loại hoa, cây cảnh có nguồn gốc khác nhau thì yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.

Yêu cầu nhiệt độ của các loại hoa, cây cảnh có thể chia làm 2 nhóm chính (dựa theo yêu cầu về nhiệt độ của chúng):

- Nhóm hoa cây cảnh nhiệt đới : Hoa lan, hoa trà mi, hoa hồng môn, hoa đồng tiền, hoa cúc vạn thọ, dừa cạn…sanh, si, sung, vạn tuế

- Nhóm hoa cây cảnh ôn đới : Hoa hồng, cúc, huệ, cẩm chướng, sô đỏ, thược dược, bóng nước, mào gà …tùng, bách, ...

Nhiệt độ cũng là một trong các yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cây cảnh, từ sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, sự ra hoa, kết quả đến chất lượng hoa. Có những loại cây yêu cầu nhiệt độ thấp mới ra hoa, còn ở nhiệt độ cao chỉ sinh trưởng mà không cho hoa (hoa lan Dendrobium Crumentura, cần nhiệt độ giảm từ 5 - 6 oC trong một thời gian mới ra hoa…), có những loại hoa yêu cầu nhiệt độ cao mới ra hoa (hoa lay ơn, trường xuân đỏ, dừa cạn, bóng nước… gặp rét nhiệt độ thấp thì không ra hoa…), có những loại hoa ra hoa quanh năm, các loại này ít phản ứng với nhiệt độ (hoa hồng, một số giống cúc, hoa mào gà…).

Yêu cầu nhiệt độ của một số loại hoa như sau:

- Tổng tích ôn của hoa hồng trên 1700oC. Ở Việt Nam, hoa hồng sinh trưởng phát triển và ra hoa quanh năm, tốt nhất là mùa thu đông. Nhiệt độ thích hợp cho hoa cúc từ 20 -25oC, các giống hoa cúc ở Việt Nam cũng sinh trưởng phát triển quanh năm, chỉ trừ những vùng và những mùa quá nóng hoặc mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp đối với hoa lay ơn từ 20 - 25oC, nếu nhiệt độ thấp lúc lay ơn có 6 - 7 lá sẽ làm giảm số hoa trên bông và giảm tỷ lệ nở hoa. Nhiệt độ thích hợp đối với hoa cẩm chướng từ 17 - 25oC, ở miền Bắc, hoa cẩm chướng sinh trưởng thích hợp từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau, mùa hè nóng ẩm, cây hoa cẩm chướng phát triển kém. Hoa lan yêu cầu nhiệt độ ôn hoà mát mẻ và


yêu cầu nhiệt độ ban đêm thấp hơn ban ngày từ 3 - 5oC. Đối với hoa lồng đèn, nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng là 20 - 260C, dưới 150C hay trên 300C là cây mọc yếu. Hoa thuỷ tiên ở thời kỳ nở hoa yêu cầu nhiệt độ không cao hơn 12oC. Nhiệt độ từ 22o - 28oC rất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của hoa Mào gà. .

2.1.3.2. Yêu cầu về ánh sáng

Ánh sáng có vai trò rất quan trọng: Là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với thực vật, trong suốt quá trình sinh trưởng (trừ một số loài hoa nảy mầm và phát triển trong tối, ví dụ hoa Pansee).

. + Sự nẩy mầm

Cường độ ánh sáng thích hợp (ánh sáng đỏ λ=660nm - 760nm) nó hoạt hóa các thành phần hóa học trong hạt: phytochrome Pr thành phytochrome Pfr chính thành phần hóa học này làm hạt nảy mầm. Cường độ quá thấp hoặc quá cao (dưới ánh sáng đỏ xa λ =760nm – 800nm) phytochrome Pfr biến đổi lại thành phytochrome Pr, ức chế hạt nảy mầm. Phytochrome Pfr kiểm soát sự nảy mầm của hạt, sự tăng trưởng của lá và thân, sự nở hoa của thực vật bậc cao. Đó là một protein xanh, một phân tử thường gặp ở thực vật bậc cao, hấp thu ánh sáng đỏ và đỏ xa). Hiện tượng được lặp đi lặp lại vô hạn và lần cuối cùng là có hiệu quả nhất.

+ Sự sinh trưởng (Quang hợp)

Quá trình sinh trưởng của thực vật chủ yếu dựa trên cơ chế quang hợp.Ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp.

Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu nhiều ảnh hưởng đối với sự thay đổi cường độ ánh sáng.

- Lá nằm ngang (những lá ở vị trí thấp nhất) tiếp nhận ánh sáng được nhiều nhất

- Lá tầng trên cùng thường nghiêng (gần như là thẳng đứng). Các lá non cơ quan quang hợp chưa phát triển hết, khả năng quang hợp yếu hơn, nghiêng để tiếp nhận cường độ ánh sáng thấp hơn. Độ nghiêng của lá tăng dần từ dưới


lên trên, các lá non là nghiêng nhiều nhất.

Bào quan thực hiện quá trình quang hợp là lục lạp, mà thành phần chính là diệp lục. Diệp lục trên lá hấp thụ một số tia sáng để kích hoạt các phản ứng hóa học, thay đổi nồng độ các chất làm đóng, mở khí khổng. Ban đêm thực vật thoát hơi nước qua cutin.

Ánh sáng còn ảnh hưởng lên sự vận chuyển các chất trên mạch của cây, kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ ra khỏi lá đến các cơ quan (những ngày u ám năng suất giảm).

Thực vật có ba dạng quang hệ thống để thu năng lượng và đấp ứng những tín hiệu thụ tin của ánh sáng:

- Phytochrome: hấp thụ ánh sáng đỏ và đỏ xa.

- Cryptochome: hấp thụ ánh sáng xanh.

- Sắc tố quang hợp:

+ Sắc xanh: có hai dạng. Clorofill A hấp thụ ánh sáng có bước sóng λ=680nm. Clorofill B hấp thụ áng sáng có bước sóng λ=700nm.

+ Sắc vàng (xanthophin)

+ Sắc đỏ (carotene):

Sắc vàng và sắc đỏ hấp thu áng sáng có bước sóng dài hơn 700nm sau đó chuyển về hai dạng của sắc xanh.

Ra hoa tạo quả (tạo củ).

Thời gian chiếu sáng ban ngày và bóng tối ban đêm có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình phát triển ở thực vật. Có nhiều quá trình phát triển của cây chịu tác động của quang chu kỳ: ra hoa, hình thành củ, quả…nhưng ảnh hưởng đến ra hoa là quan trọng nhất.

Quang chu kỳ: Độ dài ánh sáng tới hạn tác dụng điều tiết quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà phụ thuộc vào các loài khác nhau gọi là hiện tượng quang chu kỳ.

- Cây ngắn ngày: Chỉ ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Nếu chiếu sáng trong một thời gian dài vượt


qua thời gian tới hạn cây sẽ không ra hoa mà ở trạng thái sinh trưởng (hoa cúc, mía …)

- Cây dài ngày: Ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày dài hơn độ dài chiếu sáng tới hạn, nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn cây sẽ không ra hoa (bắp cải, su hào…)

- Cây trung tính: Không mẫn cảm với quang chu kỳ. Chúng ra hoa khi đạt được mức độ sinh trưởng nhất định (cà chua…).

2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên thế giới

2.2.1. Sản xuất hoa và cây cảnh trên thế giới

Ngày nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa mạng lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa cây cảnh, trong đó có các nước châu Á. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng được mở rộng và không ngưnừg tăng lên. Ba nước sản xuất hoa lớn nhất chiếm 50% sản lượng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.

Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp và Ý. Cho đến nay Hà lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của EU, kế đến là Italia. Trồng hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc EU như Pháp, Anh, Đức và Phần Lan đang giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định. Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác như Ba Lan, Hungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì tổng sản lượng hoa của Eu dự báo sẽ vẫn ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên EU vẫn phải nhập hoa tươi từ các khu vực khác nữa như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel…


2.2.2. Giá trị xuất, nhập khẩu hoa, cây cảnh trên thế giới

Theo Báo cáo điều tra thị trường hoa và sản phẩm trang trí tại thị trường EU của CBI phần 3, Liên minh châu Âu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa thế giới. Đây là khu vực có nhiều quốc gia với mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Trong đó, Đức là quốc gia tiêu thụ hoa lớn nhất khu vực này, kế đến là Anh, Pháp và Italia …


Tên nước

2001


Per Capita (€)

2003


Per Capita (€)

2005


Per Capita (€)

€ million

€ million

€ million

Đức

3.224

39

3.017

36

3.014

36

Anh

2.239

37

2.451

41

2.667

44

Pháp

1.947

33

1.969

33

1.891

31

Italia

2.126

37

1951

34

1.669

29

Tây Ban Nha

736

18

819

20

953

22

Hà Lan

958

60

860

53

893

55

Úc

370

46

368

45

369

45

Thụy Điển

301

34

308

34

346

39

Ba Lan

277

7

264

7

299

8

Đan Mạch

210

40

219

41

239

44

Hi Lạp

152

14

183

17

179

16

Phần Lan

185

36

177

34

177

34

Bồ Đào Nha

160

16

164

16

171

16

Ireland

108

28

123

31

148

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel - 3

Bảng 2.1: Tiêu thụ hoa cắt và hoa trang trí ở thị trường Eu giai đoạn 2001- 2005 (đơn vị tính €)


Nguồn: www. Rauhoaquavietnam.


Tiêu thụ hoa bình quân trên đầu người hàng năm ở các nước phát triển có phạm vi biến động rất lớn. Trên thế giới có 3 thị trường tiêu thụ hoa chính đó là: Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản (Buschman 2005).

Có thể thấy được giá trị xuất, nhập khẩu hoa thông qua bảng sau:

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu hoa của một số nước năm 2002



TT


Nước

Giá trị xuất khẩu (triệu đô la)


Tỷ lệ thay đổi năm2002/2 001

(%)


Tổng số


Củ


Cây


Hoa căt


Lá cảnh

Toàn thế giới

9.012

790

3.589

3.858

774

+23

1

Hà lan

4.350

607

1.515

2.108

120

+17

2

Côlômbia

551

0

0

547

4

+25

3

Italia

546

3

352

92

100

+99

4

Đan Mạch

527

5

428

6

88

+95

5

Bỉ

354

15

186

121

33

+26

6

Đức

297

13

229

25

29

+13

7

Kenia

238

0

28

210

1

+14

Nguồn: www.pathfastpublishing.com,2004

Hà Lan là nước có giá trị xuất khẩu hoa lớn hơn cả trong tổng số 9.012 triệu đô la thu được từ giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới thì Hà Lan thu được gần 50% giá trị xuất khẩu hoa. 4.350 triệu đô la là con số mà nước này thu về thông qua xuất khẩu củ hoa, cây, hoa cắt và lá cảnh. Đứng sau là Colombia 551 triệu đô la, Italia 546 triệu đô la.


Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu hoa của một số nước năm 2000




TT


Nước

Giá trị xuất khẩu (triệu đô la)

Tỷ lệ thay đổi năm2002/2 001

(%)

Tổng số


Củ


Cây

Hoa căt

Lá cảnh

Toàn thế giới

7.694

682

2.704

3.686

622

-3

1

Đức

1.458

59

550

715

134

-13

2

Mỹ

1.362

196

299

771

96

+6

3

Anh

845

36

248

534

28

-3

4

Pháp

834

61

354

384

36

-6

5

Hà Lan

742

29

180

369

165

-1

6

Nhật

392

112

71

167

42

+2

7

Italia

379

52

164

147

16

-3

Nguồn: www.pathfastpublishing.com,2004

Như vậy thị trường hoa cắt trên thế giới là rất lớn có xu hướng tăng mạnh. Tính chất chuyên nghiệp này càng tăng đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao tạo ra nhũng thách thức và khó khăn cho ngành sản xuất hoa. Hướng sản xuất hoa trên thế giới là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu cần hướng tới là giống hoa đẹp tươi, chất lượng cao và giá thành thấp.

2.2.3. Diện tích trồng hoa, cây cảnh trên thế giới

Hiện nay, Trung Quốc là nước có diện tích trồng hoa, cây cảnh lớn nhất thế giới với diện tích là 122.600 ha. Nước có diện tích hoa cây cảnh đứng thứ hai là Ấn Độ với 65.000 ha đứng thứ ba là Mỹ với khoảng 60.000 ha (AIPH,2006). Và một số nước có nghề trồng hoa phát triển như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha...với diện tích trồng hoa 15.000ha. Ở châu Phi, Kenia là nước trồng hoa nhiều nhất với diện tích 2.180 ha. Nam Phi và Zambebwe có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022