Sản Xuất Và Tiêu Thụ Hoa, Cây Cảnh Ở Châu Á Và Riêng Tại Việt Nam


diện tích trồng hoa khoảng 1.100ha.

2.2.4. Sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở châu Á và riêng tại Việt Nam

Châu Á có 134.000 ha trồng hoa chiếm 60% diện tích trồng hoa trên thế giới nhưng diện tích trồng hoa thương mại nhỏ. Tỷ lệ thị trường chiếm 20% thị trường hoa thế giới. Nguyên nhân là do các nước châu Á có phần lớn diện tích hoa trồng trong điệu kiện tự nhiên và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa.

Các loài hoa được trồng ở châu Á chủ yếu 2 nhóm giống hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Bao gồm các loại như: Hoa lan (Orchidacea), hoa đồng tiền (Gerbera), hoa hồng (rosa sp), cúc (Chrysanthemum sp), lay ơn (Gladiolus)...Đặc biệt hoa lan là sản phẩm hoa nhiệt đới, đặc sản hoa châu Á được thị trường châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng.

Theo thống kê từ năm 1982 đến 1998 trong 16 năm diện tích trồng hoa của Trung Quốc từ 8.000 ha tăng lên đến 90.000 ha, tăng trên 11lần, sản lượng hoa cắt từ một triệu cành tăng đến 2 tỷ cành tăng trên 2000 lần. Giá trị năm 1982 là 13.000 USD, đến 1998 là 100triệu đô la Mỹ tăng trên 130 lần. Hàn Quốc là nước sản xuất hoa lớn ở vùng Đông Bắc Á, với các loài hoa nổi tiếng: cúc, lily và địa lan. Diện tích trồng trọt tăng nhanh từ 2.249 ha (1985) lên 6.422 ha (2002) và đã thu lại lợi nhuận cao từ trồng hoa với 789 tỷ won (tương đương 607 triệu USD).

Việt Nam là nước có điều kiện phù hợp cho hoa và cây cảnh phát triển. Tính đến năm 2005 diện tích trồng hoa của nước ta là 13.200ha diện tích trồng hoa cây cảnh. Sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân từ 70 - 130 triệu đồng/ha. Nên rất được nhiều nơi mở rộng diện tích trồng hoa trên các vùng đất có tiềm năng. Hoa cắt cành các loại là một trong những điểm mạnh của các nhà xuất khẩu hoa Việt Nam trong những năm gần đây đã thu được một lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia. Mở rộng diện tích sản xuất trồng


hoa của cả nước đạt 8000 ha với sản lượng 4,5 tỷ cành trong đó mục tiêu xuất khẩu 1 tỉ cành hoa, trị giá trên 60 triệu USD vào năm 2010, tương đương với Hà Lan. Trong đó Đà Lạt là nơi sản xuất hoa lớn nhất cả nước. Đó là thông điệp của Bộ Thương mại đưa ra từ chiến lược phát triển hoa xuất khẩu.

Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 ha diện tích sản xuất hoa cắt cành với sản lượng khoảng 3 tỷ cành hoa. Quy mô về diện tích này tương đương Tây Ban Nha, nước đứng thứ 5 châu Âu về sản xuất hoa. Sản xuất hoa cắt cành ở nước ta hiện nay tập trung xung quanh một số đô thị lớn.

Tại Miền Bắc, sản xuất hoa tập trung tại một số địa phương như: thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Quảng Ninh, Sapa, Lào Cai và Hà Giang. Loại hoa sản xuất nhiều nhất ở vùng là hoa Cúc với 35%, sau đó là hoa hồng chiếm 32% sau đó là các loại hoa khác như: đồng tiền, cẩm chướng, lay ơn, lan... Ở Hà Nội và vùng lân cận có trên 1.000 ha trong đó vùng hoa Tây Tựu- Từ Liêm- Hà Nội với diện tích trồng hoa đạt 330 ha chủ yếu là hoa hồng, cúc, đào, lay ơn, cẩm chướng. Ở Hải Phòng có 300 ha. vùng trồng hoa hàng hóa Trung du miền núi phía Bắc với diện tích gần 136ha gồm: vùng trồng hoa Lao Cai; vùng trồng hoa Hoành Bồ- Quảng Ninh... Tại vùng trồng hoa Tây Tựu- Từ Liêm-Hà Nội, hoa hồng và hoa cúc là hai loại hoa có diện tích trồng và sản lượng cao nhất. Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm và tạo thu nhập thường xuyên. Hoa cúc đứng hàng thứ hai với chu kỳ 3 tháng một lần cho thu hoạch. Hoa cúc của vùng không chỉ được tiêu thụ tại các thị trường phía Bắc mà đang được đưa dần vào thị trường phía Nam và xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan. Trong diện tích gần 136 ha trồng hoa của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, diện tích trồng hoa hồng đã chiếm tới trên 55,27% với sản lượng 26,53 triệu bông/năm. Diện tích trồng hoa cúc lớn thứ hai với 14,5 ha, sản lượng 5 triệu cành/năm. Với tỷ lệ hoa hồng và hoa cúc khá cao, cơ cấu ngành hoa Việt Nam tương đối phù hợp với thị hiếu của các thị trường cao


cấp trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Âu. Tuy nhiên, đây đều là những thị trường khó tính với những yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và an toàn thực vật rất cao. Các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ, bảo quản thực vật được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để có thể thâm nhập các thị trường này, hoa Việt Nam còn phải cạnh tranh về hình thức, giá cả và độ tươi lâu.

Khu vực duyên hải Miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành, chủ yếu phục vụ thị trường tại chỗ. Riêng tỉnh Lâm Đồng có diện tích hoa cắt cành trên 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm. Với khả năng sản xuất quanh năm, Lâm Đồng có thể được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có ứng dụng các yếu tố công nghệ tiên tiến và quan trọng hơn cả là có đầu ra, xuất khẩu (số này không nhiều), hoa của Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung hầu hết để phục vụ thị trường trong nước, lượng xuất khẩu tiểu ngạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như không đáng kể. Vùng trồng hoa công nghệ cao Đà Lạt được mệnh danh là thiên đường hoa của Việt Nam, hoa hồng và hoa cúc cũng là hai loại hoa chủ đạo. Hoa cúc có tới 40 loại khác nhau, chia thành 3 nhóm lớn và cúc đại đóa màu vàng anh, tím, cúc giống nhỏ và cúc có nhóm tia có muỗng. Hoa hồng cũng có tới trên 15 loại với chất lượng nổi trội. Hoa hồng Đà Lạt không chỉ được đánh giá cao bởi người tiêu dùng Việt Nam mà còn bởi cả các bạn hàng thế giới với ưu điểm hoa to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao…

Tại Miền Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh là địa phương có diện tích trồng hoa lớn nhất 700ha, với khoảng 1.400 hộ trên 8 quận huyện với các loại hoa chủ yếu là: Hồng môn, lay ơn, đồng tiền, thiên điểu. Tại các vùng trồng hoa tập trung này, hoa hồng và hoa cúc vẫn là hai loại hoa cắt chủ đạo, với đa


dạng chủng loại và phẩm cấp, từ hoa phục vụ trang trí hàng ngày, tặng trong dịp lễ tết, hoa cúng, hoa khuôn viên cho đến các loại hoa xuất khẩu cao cấp. Sa Đéc là vựa hoa lớn nhất ở đồng bằng song Cửu Long, mỗi năm làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) cung ứng cho thị trường hàng chục triệu giỏ hoa các loại từ các cây hoa, cây cảnh, bon sai cho đến các loại cảnh lá màu, hoa cảnh công trình. Theo phòng kinh tế thành phố Sa Đéc, năm 2019 diện tích hoa cảnh toàn thành phố hơn 520 ha, tăng 56 ha so với năm 2015 với trên 2300 hộ sản xuất, giá trị hoa cảnh năm 2018 đạt khoảng 1560 tỷ đồng, tăng 937 tỷ đồng so với năm 2015.

Thị trường Nhật Bản:

Nhu cầu hoa tươi của thị trường Nhật Bản những năm gần đây liên tục tăng. Sự gia tăng này đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trồng hoa Việt Nam. Cụ thể là năm 2002, nhập khẩu hoa tươi của Nhật chỉ chiếm tỷ trọng 10,6%, nhưng đã tăng lên 11,4% trong năm 2003, 12,9% trong năm 2004 và kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật trong năm 2005 đã lên tới 500 triệu USD.

Những con số trên chứng tỏ hoa nhập khẩu ngày càng có ưu thế tại thị trường Nhật do nhiều loại hoa không được trồng phổ biến hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở quốc gia này.

Bình quân hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật. Con số này đã tăng lên 6,5 triệu USD trong năm 2005, nhưng trên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của Việt Nam và chưa phản ánh hết sự nỗ lực, tận dụng triệt để mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa hiểu được đặc điểm và tập quán tiêu dùng của thị trường Nhật. Việc xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam


sang Nhật trong thời gian tới có thể tăng tới hơn 8 triệu USD/năm, đặc biệt là hoa phong lan và các loại hoa ghép cành.

Do nhu cầu phong phú về các loại hoa và giá nhân công tại Nhật cao, nên kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Bình quân mỗi năm, Nhật Bản nhập khẩu khoảng 453 triệu USD hoa tươi. Các thị trường nhập khẩu hoa chủ yếu của Nhật là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và

Colombia (6,3%).

Hiện tại, Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, loa kèn, Freesia, các loại hạt và củ hoa tuy-líp lớn nhất vào Nhật Bản. Trong khi đó, Thái Lan là nước cung cấp hoa phong lan chủ yếu cho Nhật Bản. Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc. Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang bước đầu thăm dò, tìm hiểu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hoa sang thị trường này. Hiện nay, ngoài Đà Lạt Hasfarm (đơn vị sản xuất và cung cấp hoa lớn nhất nước), đang có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn cho việc trồng và sản xuất hoa phục vụ thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Điển hình là vào đầu tháng 12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005. Sự kiện này là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp sản xuất hoa quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hoa sen là loài hoa mà người Nhật đặc biệt yêu thích. Đây được xem là mặt hang xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, bởi điều kiện khí hậu nước ta rất thuận lợi cho việc trồng loại hoa này.

Nhìn chung giá các loại hoa xuất sang thị trường này khá ổn định. Hoa


cúc là loại có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (trên 193 nghìn USD) có đơn giá trung bình là 0,18 USD/bông.

Trong khi giá cẩm chướng xuất khẩu trung bình sang tất cả các thị trường là 0,175 USD/bông thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với đơn giá là 0,14 USD/bông. Riêng hoa kỳ lân có sự giảm nhẹ về đơn giá trung bình xuất khẩu. Cụ thể: Trong tháng 05/2007 đơn giá xuất khẩu trung bình của loại hoa này là 0,10 USD/bông giảm so với tháng 04/2007 là 0,09 USD/bông. Tham khảo các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007.

Bảng 2.4: Bảng giá các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007‌


Chủng loại

Đơn giá xuất khẩu (USD)

Kim ngạch xuất khẩu (USD)


Cúc


từ 0,14 đến 0,43


193.619,38

Cẩm chướng

từ 0,13 đến0,18

49.986

Hồng

từ 0,15 đến 0,16

44.179,6

Lan

từ 0,08 đến 1,00

13.944

Lys

từ 0,77 đến 0,80

10.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của loài hoa Solanna Golden SPHERE trên ba loại giá thể xơ dừa, đá perlite và đá tuff tại công ty DANZIGER FLOWER FARM, Israel - 4


Nguồn: https://vietnamnet.vn

2.3. Cơ sở khoa học

2.3.1. Nguồn gốc và phân loại

Coreopsis là một chi có từ 75-80 loài đến từ Bắc Mỹ, Mexico, Trung và Nam Mỹ. Tên chi xuất phát từ các từ tiếng Hy Lạp koris có nghĩa là bọ và


opsis có nghĩa giống như liên quan đến hình dạng của hạt giống như một con bọ hoặc đánh dấu.

Loài hoa Solanna Golden SPHERE là một phần của loại Solanna ™, một loại Coreopsis được giới thiệu và phát triển bởi DANZIGER FLOWER FARM và được đặc trưng bởi các cây nhỏ gọn, gò với tán lá màu xanh đậm.


Loài: Grandiflora Tên sê-ri: Solanna ™ Giống: Quả cầu vàng

Hình 2.1. Loài hoa Solanna Golden SPHERE


2.3.2. Đặc điểm thực vật học

2.3.2.1. Rễ

Rễ là cơ quan dinh dưỡng dưới mặt đất có nhiệm vụ hút dinh dưỡng và nước cho cây, giữ cho cây khỏi đổ. Rễ của loài hoa Solanna Golden SPHERE là loại rễ chùm phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bổ ở tầng đất mặt từ 5-20cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ chênh lệch nhau không nhiều, số lượng các rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh. Solanna Golden SPHERE chủ yếu trồng bằng nhân vô tính nên các rễ không phát sinh từ mầm rễ của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu của thân (gọi là mắt) những phần ngay sát mặt đất.

2.3.2.2. Thân

Cây thuộc thân thảo nhỏ, có khả năng phân nhánh mạnh, có nhiều đốt giòn dễ gãy càng lớn càng cứng, cây dạng đứng. Chiều cao 25-30 cm, 10-12 inch.

2.3.2.3. Lá

Lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá sẻ thuỳ lông chim, phiến lá mềm mỏng nhỏ, màu sắc xanh đậm. Mặt dưới phiến lá bao phủ 1 lớp lông tơ, mặt trên nhẫn, gân hình mạng. Cây trưởng thành có từ 250 – 300 lá.

2.3.2.4. Hoa

Hoa chủ yếu dạng lưỡng tính, tức là trong hoa có cả nhị và nhụy. Hoa kép,màu vàng tươi, mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trang mà mỗi đầu trang là một bông hoa . Những cánh hoa nằm ở phía ngoài có màu sắc đậm hơn, sếp nhiều tầng. Mỗi cành có 3-5 bông. Đường kính của bông hoa dao động trong khoảng 6-7 cm. Hoa có 4-5 nhị dính vào nhau làm thành 1 ổng bao xung quanh vòi nhuy, bao phấn nở phía trong theo khe nứt dọc, khi phần chín, bao phấn nở tung ra ngoài nhưng lúc này nhuy chưa đến tuổi trưởng thành, chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022