Các Kiểu Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Phạm Duy Nghĩa


Đồi hoa lạnh – là những dằn vặt đầy mâu thuẫn của Doanh - giữa một bên là suy nghĩ của một “con người với những quy luật tâm lí thông thường” với một bên là chí tiến thủ, muốn trở thành con người “tử vì đạo” với những nguyên tắc cứng nhắc của một viên chức mãn cán. Đó còn là những ân hận ám ảnh day dứt của Doanh về cô sinh viên Hoài, cô nữ sinh xinh đẹp, yếu đuối mà đau khổ - mà sự đau khổ của Hoài một phần cũng do sự “nguyên tắc” lạnh lùng của anh mang lại.

Vệt sáng trên ban công là sự day dứt, ân hận của "tôi" vì sự tự cao tự đại của mình đã vô tình chà đạp lên tâm hồn đã rạn vỡ, cô đơn của một cô gái mơ mộng và đầy khát vọng - từ đó truyền đi thông điệp của tác giả: “Văn chương mà làm gì khi người viết ra nó quay lưng lại với nỗi đau khổ của con người”.

Đường về xa lắm lại là những kí ức đăm đắm về vùng quê miền núi, về những ngày tháng ấu thơ êm đềm, đầm ấm, đẹp đẽ nơi núi rừng của nhân vật Hiên, là những hoang mang, lo sợ, rợn ngợp của cô trước cuộc sống chen chúc, ngột ngạt của thị thành, lối sống bon chen của người phố thị và hoang mang, ngơ ngác trước những quan miện văn chương mà cần phải “thay máu” mới hiểu được.

Đường về xa lắm không hẳn là một dòng tâm trạng. Nói đúng hơn đó là những mảnh tâm trạng, mỗi mảnh là một khoảnh khắc trong suy nghĩ của nhân vật Hiên. Đây là kí ức về ngày chia tay trước khi lên thành phố nhận việc. Đây lại là sự ngạc nhiên trước công việc và đồng nghiệp. Đây là nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm với con bò vàng. Đây là sự tủi thân trước thái độ hằn học, đố kị và cả coi thường của một số người xung quanh. Đây là tâm trạng hoang mang, ngơ ngác, cô đơn đến tội nghiệp của cái cảm giác lạc lòng. Những mảnh tâm trạng với rất nhiều cung bậc cảm


xúc nín lặng ấy đã cho thấy sự cô đơn, lạc lòng của một con người khi rời xa thế giới quen thuộc của mình.

Đặc biệt, Hoa trúc đào giống như những trang nhật kí của một cô gái mộng mơ, đa cảm. Người đọc bị cuốn theo những dòng tâm sự của cô – khi là những cảm xúc hân hoan, say đắm, bồi hồi, có lúc lại là những xúc cảm bồng bột trào dâng, và cuối cùng là sự xót xa, hụt hẫng, nuối tiếc, bâng khuâng.

Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, mỗi khi kết thúc một truyện, người đọc luôn có một cảm giác như vừa nếm một món ăn, còn để lại hương vị nhân nhẫn trên đầu lưỡi, rất lâu tan. Dư vị ấy dường như đọng lại bởi từ cảm giác mỗi câu chuyện được kể - chính xác hơn là được "chảy" ra từ dòng suy nghĩ, từ tâm trạng của nhân vật. Một truyện là một dòng ý thức hoặc được xuyên suốt bởi một dòng ý thức. Ví như, ở Thương nhớ Lèng Hồ - mạch truyện là những kí ức miên man, lắng đọng của Thịnh về những tháng ngày ở Lèng Hồ; Cơn mưa hoa mận trắng là những ẩn ức sâu kín vật vã trong tâm hồn Thuận; Thông trên đá như một sự chiêm nghiệm về con người; Đồi hoa lạnh, Vệt sáng trên ban công lại là những cuộc đấu tranh gay gắt, những day dứt khôn nguôi....

Với bản tính trầm lặng, ưa quan sát, suy ngẫm và chiêm nghhiệm, bằng những trang viết thấm đẫm tâm trạng từ bên trong, Phạm Duy Nghĩa đã cho thấy một cái tôi luôn trăn trở, ám ảnh về con người và cuộc sống. Cái miên man, dàn trải mà sâu lắng của những dòng tâm trạng đã tạo nên dư ba cho mỗi tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa. Nó khiến người đọc có cảm giác câu chuyện vẫn còn tiếp tục, rằng cái dấu chấm hết cho mỗi truyện ngắn kia chỉ là một khoảng lặng, một khoảng ngừng trong chốc lát của những dòng cảm xúc rất đời với muôn vàn cung bậc vẫn đang phập phồng ngày đêm ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Tiểu kết :

Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa - 5


Mọi sự phân chia đều có tính tương đối. Khó có thể phân định ranh rới truyện ngắn nào của Phạm Duy Nghĩa mang cốt truyện truyền thống hay truyện nào mang cốt truyện cách tân (ngay cả khái niệm cốt truyện truyền thống và cốt truyện cách tân ở đây cũng mang tính tương đối). Vì dù ở cốt truyện lồng khung hay cốt truyện ghép mảnh, huyền ảo ta vẫn bắt gặp một mạch truyện cơ bản được duy trì theo trật tự tuyến tính, tuân theo quy luật nhân quả và đặc biệt là chảy trôi theo dòng tâm lí, kí ức, tâm sự của nhân vật chính. Sự đan xen ấy cũng là điều dễ hiểu. Nó cho thấy sự chân thực và sống động của tác phẩm. Đồng thời cũng là một cách lựa chọn phù hợp của nhà văn khi kể những câu chuyện sống động và chân thực ấy

Dù có ý kiến đã cho rằng, Phạm Duy Nghĩa không chú trọng xây dựng cốt truyện, nhưng qua những gì đã khảo sát chỉ trong lĩnh vực cốt truyện thôi

– cũng thấy rằng Phạm Duy Nghĩa đã dụng công không ít cho tác phẩm của mình. Tác giả dù “cổ điển” nhưng vẫn luôn có ý thức tự làm mới mình, thể hiện sự hoà nhịp kịp thời của anh với đời sống văn học đương đại, đồng thời cho thấy sự đóng góp của anh trong việc góp phần nâng cao trình độ tiếp nhận cho độc giả, cũng như tạo nên sức cuốn hút và hấp dẫn cho những tác phẩm được coi là cổ điển, truyền thống của mình.


CHƯƠNG 2


NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA


2.1. KHÁI NIỆM NHÂN VẬT


Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”. Có khi là người có tên hoặc không tên, có khi là thần, là đồ vật hay con vật nhưng đều mang dáng dấp con người và phản ánh nhận thức về con người. Cũng có khi khái niệm nhân vật văn học được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm (ví dụ: nhân dân trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc; đồng tiền trong Ơgiêni Gơrăngđê của Bandắc). Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.

Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện và mọi chi tiết các loại. Nhân vật văn học, khác với các hình tượng hội hoạ và điêu khắc, là một chỉnh thể vận động có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình.

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Vì tính cách là kết tinh của môi trường nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm


2.2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA


Phạm Duy Nghĩa đã đưa ta đến với miền núi rất thật, không phải miền núi với nếp váy rực rỡ của những cô gái người Mán, người Mèo xập xoè trên đường xuống chợ bạt ngàn hoa cải vàng, cũng không phải miền núi với tiếng khèn, tiếng sáo của ngày hội, ngày vui... mà là một miền núi đang sống, đang lao động với những con người tràn đầy suy tư và khắc khoải.

Một xứ xở gói trong mây trắng với những cô bé người Mán, người Mèo xinh đẹp, ngây thơ và cả tin, với những người đàn ông Mèo thật thà luôn tin vào lòng tốt của con người, có cả những người dân nghèo, thiếu hiểu biết, thậm chí là ngu dốt. Một "miền sơn cước trong cơ chế thị trường" với những con người tha hóa hoặc đang mấp mé bên bờ vực của sự tha hóa. Và tất nhiên, nơi ấy không thể thiếu những cô giáo, thầy giáo cắm bản đang ngày đêm hiến dâng tuổi xuân và trí tuệ của mình cho sự nghiệp giáo dục vùng cao. Tất cả được Phạm Duy Nghĩa nói theo một cách riêng. Điều ám ảnh và lưu giữ trái tim người đọc với truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không phải chỉ là cuộc sống bên ngoài được phản ảnh, mà còn là thế giới nội tâm, những suy nghĩ, những trăn trở, những khát khao tốt đẹp lẫn dục vọng tầm thường. Nghĩa là anh không chỉ kể những câu chuyện về bề mặt cuộc sống mà truyện của anh còn “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” ở bề sâu của bản thể. Cho nên nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hầu hết đều được soi rọi từ phía bên trong với những ý nghĩ, suy tư, những trăn trở, những khát vọng, những dục vọng và cả những ẩn ức sâu kín nhất - để từ đó bộc lộ đầy đủ bản thể của mình

Với Phạm Duy Nghĩa, anh luôn nhìn nhận con người trong cái nhìn đậm màu triết học. Nghĩa là, con người cũng như vạn vật trong đời sống luôn tồn tại trong mình những mảng đối lập. Đó là con người thánh thiện, thiên


thần nhưng cũng là kẻ tầm thường, ma quỷ. Con người tồn tại với tất cả khát vọng lý tưởng cao đẹp và dục vọng thấp hèn; cả ánh sáng và bóng tối hay luôn vươn tới ánh sáng và cũng luôn chìm đắm trong vũng bùn tục lụy. Chính vì lẽ đó có thể chia nhân vật – hình tượng con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa thành hai loại: Nhân vật hướng sáng – nói về hình tượng con người luôn hướng về cái thiện, cái đẹp và nhân vật tha hoá – nói về hình tượng những con người ở phía tăm tối, biến chất. Tuy nhiên cũng cần phải nói rò rằng, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, bởi ngay cả trong mỗi nhân vật cũng đều tồn tại hai nửa trắng – đen.

2.2.1. Nhân vật hướng sáng


Trước đây và cả ngay sau đổi mới, những “con người đi về phía sáng” trong văn học luôn là những con người nhiệt tình với cuộc sống, lao động hết mình và luôn hướng về cái mới, cái tiến bộ - họ được coi là những con người mới xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất như “có tư tưởng đúng và tình cảm tốt đẹp, có tri thức và năng lực để làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân”[32]. Tức là họ vẫn là những con người cộng đồng mang lý tưởng của thời đại được nhìn nhận một cách giản đơn, một chiều.

Hiện nay, không phải không còn tồn tại những con người như thế và văn học đương đại không hẳn là không còn nhiệm vụ xây dựng hình tượng con người tốt đẹp như trước đây. Nhưng xã hội đã đổi thay, văn học cũng vận động theo xu hướng mới. Văn học đương đại giờ đây đi sâu vào con người cá nhân, thậm chí là phản ánh con người cá thể với những mâu thuẫn nội tại đầy bí ẩn và phức tạp. Con người vẫn được đặt trong cộng đồng nhưng cái chính là được nhìn ngắm, soi rọi, khám phá từ sâu bên trong với tất cả những yếu tố chi tiết thuộc về bản thể. Cho nên tâm hồn, khát vọng thậm chí là tham vọng cá nhân được quan tâm sâu sắc. Nhà văn đi sâu mổ sẻ cái tâm hồn nhỏ bé


nhưng cũng đầy bí ẩn và phức tạp của con người cá nhân và độc giả sẽ nếm trải mùi vị cuộc đời qua những số phận riêng lẻ ấy.

Những con người hướng sáng, những tâm hồn đẹp trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cũng muôn hình muôn vẻ. Có thể nói, mỗi nhân vật là một gương mặt đại diện cho chính họ.

2.2.1.1.Nhân vật thể hiện vẻ đẹp đạo đức của con người


Loại nhân vật hướng sáng đầu tiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa phải kể đến những con người hướng tới hoàn thiện nhân cách, thường trăn trở, day dứt về sự khuyết thiếu, lỗi lầm của bản thân và buồn thương trước số phận con người.

Đó là Thịnh (Thương nhớ Lèng Hồ) luôn yêu thương và băn khoăn về số phận của những con người nơi vùng cao anh dạy học, nhất là những cô bé người Mèo, người Mán “cả tin đến tội nghiệp”; là nhân vật "tôi" (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên) bên cạnh niềm khát khao khám phá con người, đồng loại là nỗi day dứt, buồn thương bất lực trước những kiếp người bé nhỏ, đơn côi; là "tôi" (Chuyện ở Ô Cán Hồ), với sự sám hối, dằn vặt dù muộn màng về “cái nghèo và sự do dự của con người đôi khi cũng đồng tình với tội ác”; còn "tôi" (Vệt sáng trên ban công) thì day dứt về tội lỗi bởi định kiến hoặc sự vô tình thờ ơ, thậm chí độc ác với một con người nhỏ bé trong còi nhân gian bao la; đó là Danh (Đồi hoa lạnh), luôn cảm thấy dằn vặt trước sự giằng co của bản tính con người mình và những nguyên tắc cứng nhắc, để cuối cùng ôm nỗi ân hận dày vò vì sự nguyên tắc cứng nhắc đã vô tình làm tổn thương một con người; là Kiên (Cơn mưa hoa mận trắng), kiên định giữ mình, chung thuỷ tôn thờ một tình yêu trong sáng, lãng mạn và thánh thiện; là Hiên (Đường về xa lắm), dù có lúc tưởng như đuối sức giữa chốn thị thành ngột ngạt, đầy thị phi, dù đã có lúc hoang mang, bất lực muốn chốn chạy về với lòng rừng núi tươi


xanh hiền hoà nhưng vẫn không phản bội lại chính mình. Đó còn là Thắm (Lưng đồi lập loè ánh lửa), một gái làm tiền nhưng cũng biết đâu là giá trị thực của con người, và dám sống, chết cho những giá trị ấy....

Trong những nhân vật ấy, người đọc tìm thấy sự đề cao tôn vinh giá trị đạo đức của con người, là tình yêu thương, lòng trắc ẩn, tâm hồn kiên định, trái tim dũng cảm. Ta thấy rò ràng một điều là cuộc sống không hề đơn giản, con người luôn phải chật vật để sống nhưng vẫn không thôi giữ lấy bản chất người, dù vẻ đẹp ấy có tìm thấy và giữ được cũng khó khăn, chật vật vô cùng. Phạm Duy Nghĩa đã khiến cho ta tin rằng vẻ đẹp ấy sẽ không bao giờ mất đi dù cuộc đời hôm nay có bụi bặm, lấm láp đến thế nào, một khi trong mỗi người vẫn còn tình yêu, lòng trắc ẩn và sự dũng cảm.

Không ít nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là những người hoạt động trong môi trường giáo dục và phần lớn trong số đó là những thầy cô giáo cắm bản vùng cao, thầm lặng hy sinh tuổi xuân của mình, giấu nén cả những khát khao của mình vì một nền giáo dục miền núi còn đầy rẫy những khó khăn. Đó là Vân, là Xuyến (Tiếng gọi lưng chừng dốc) dù sống giữa đèo heo hút gió, “thèm người” với những nhu cầu cả tinh thần và thể xác rất chính đáng nhưng không vì thế mà dễ dàng buông mình - dù có khát khao đến cháy lòng. Họ là những cô giáo cắm bản hy sinh bản thân từ khi còn tươi trẻ “như quả dâu da mọng” đã ném từng vốc tuổi thanh xuân theo năm tháng để rồi trở thành những "cây vầu khô trong rừng"– cũng chỉ vì thương những kiếp người nghèo thiếu chữ, thiếu hiểu biết ở vùng cao, vì lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, cái lương tâm và nhiệt huyết không nhiều người có được. Và, sẽ chẳng ai quên được Thuận (Cơn mưa hoa mận trắng), một cô giáo đàn bà phải gánh chịu sự mất mát của hạnh phúc trần gian bị tước đoạt phũ phàng nhưng chưa bao giờ thấy vẩn lên trong đầu một lần cái ý nghĩ phải dời bỏ chốn đèo heo hút gió, cô đơn cùng cực ấy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022