Những Điểm Quan Trọng Cần Tập Trung Phát Huy Nâng Cao Trách Nhiệm Xã Hội Trong Kinh Doanh Thương Mại

được cộng đồng, đối tác và khách hàng thạo sự bền vững và không ngừng PT triên thị trường.

Với những gì đã được chia sẻ, đã và đang thực hiện, các cấp quản lý (Nhà nước, Bộ, Ngành, cơ quan quản lý chuyên môn,…) và DN cần phải đồng lòng quyết tâm hơn nữa và nhất quán trong việc XD hành động vì CSR trong bối cảnh KD hiện nay. Đặc biệt những DN nhỏ và siêu nhỏ cũng cần được tiếp cận những thông tin về MT, an toàn sức khỏe cộng đồng, gắn CSR vào định hướng chiến lược SX KD. Khi hầu hết các DN phải gắn nội dung CSR trong chiến lược KD, coi đó là nhiệm vụ cốt lõi phải thực hiện song song với việc KD của mình thì có thể coi đó là một thành công và hoạt động KDTM sẽ thành công cũng là điều tất yếu sẽ đến khi các yếu tố khác không thay đổi.

4.2.2. Định hướng

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi, đòi hỏi mỗi quốc gia mỗi DN cần có những thay đổi để thích ứng. Với mục đích không ngừng nâng cao trách nhiệm xã hội của DN trong KD. Cần có những định hướng với đích cần đạt được đó là mỗi DN VN đều có tinh thần trách nhiệm trong KD, trách nhiệm này luôn đồng hành trong mọi quá trình sxkd và được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện cho hoạt động KDTM. Trước tiên trong phần này hướng tới hai vấn đề cơ bản đó là (1) Đánh giá xác định những điểm đã đạt được, đã thực hiện tốt trong thời gian qua. (2) Bên cạnh đó bản thân DN và các cấp đánh giá những điểm còn yếu và thiếu để từ đó có biện pháp bổ sung khác phục kịp thời nhằm trong thời gian tới chúng ta đạt được những tiêu chuẩn về CSR.

4.2.2.1. Những điểm quan trọng cần tập trung phát huy nâng cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh thương mại

Mặc dù trong chương 3 chúng ta thấy rằng, điểm trung bình các tiêu chí thang đo về CSR tại VN chúng ta đạt được chưa cao. Đạt mức trên trung bình, còn rất nhiều nội dung thấp đạt mức trên 3.0 so với điểm chuẩn là 5.0. Nhưng bên cạnh đó xét về tổng thể thì chúng ta cũng có những điểm đạt được thể hiện quá trình thực hiện CSR tại VN cần thay đổi từng bước cả về ND và phương thức thực hiện. Trong thời gian qua phần thể hiện giá trị đạo đức kinh doanh,

tinh thần kinh doanh của các DN VN qua việc ủng hộ từ thiện vì cộng đồng do thiên tai, dịch bệnh lũ lụt, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động vì cộng đồng dân cư địa phương với chương trình hỗ trợ y tế giáo dục cộng đồng. Điều này được phản ánh qua các nội dung dưới đây:

Không ngừng xây dựng, hoàn thiện và tăng cường thực hiện các bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct CoC): Hiện nay việc xây dụng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp mới chỉ được tiến hành triển khai, áp dụng trong một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn tại VN. Và trước những yêu cầu của thị trường đối với các nước nhập khẩu hàng hoác (HH) từ VN đòi hỏi các DN phải xây dựng và thực hiện từng bước một cách bài bản hơn trong một số ngành nghề lĩnh vực như da giầy, điện tử, gỗ, giấy, sữa. Công ty sữa Vinamlik, TH milk, Viettel, FPT,… làm một trong những tập đoàn của VN tiên phong trong việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử, đã đóng góp những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh thương mại. Đây cũng là những ví dụ rất thực tế tại thị trường VN để các DN khác có thể học hỏi và rút KN. Bộ tiêu chuẩn về quy tắc thường bao gồm các nội dung cơ bản như: Chính sách về lao động, môi trường, người tiêu dùng, quản trị DN, thông tin minh bạch, quyền bình đẳng trong đối xử con người và phát triển cộng đồng.

Trong giai đoạn tới có thể bất kỳ DN nào cũng đều phải xây dựng cho mình một bộ quy tắc ứng xử (CoC). Có lẽ đây là nhiệm cụ bắt buộc các ND cần phải thực hiện chặt chẽ, hàng năm phải báo cáo hội đồng giám sát CSR của Chính phủ, báo cáo cơ quan quản lý chức năng.

Mở rộng các HĐ tổ chức các DN tham gia các giải thưởng, quảng bá DN thực hiện tốt trách nhiệm XH trong KD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Các DN VN tích cực cải thiện các hệ thống quản lý để có thể đạt SX an toàn như các tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000,..) hiện nay có các giải thưởng cho các DN đạt tiêu chuẩn ISO, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào này để trở thành một phong tào có ý nghĩa rộng lớn và thiết thực hơn chứ không có nghĩa đơn thuần là một giải thưởng chỉ để tôn vinh danh nghĩa. Cần tôn vinh những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức, có sự đóng góp tích cực cho sự PT bền vững cho cộng đồng, những doanh nghiệp có thành tích cần được tuyên truyền

rỗng rãi. Từ đó góp phần lan tỏa hành vi kinh doanh có trách nhiệm, hướng tới những giá trị tốt đẹp bền vững, đạt mức chuẩn hóa về đạo đức, hành vi trách nhiệm cao và đúng với thông lệ quốc tế sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh trên TT, tạo lợi thế trong kinh doanh TM trên thương trường quốc tế, tăng uy tín thương hiệu sản phẩm HH của VN

Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại - 17

Tổ chức giải thưởng CSR: Giải thưởng này được VN thực hiện từ năm 2005 các thành viên tham gia từ nhiều lĩnh vực nghành nghề và mới các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Điều đáng mừng là VN đã có hoạt động giải thưởng về CSR, chúng ta đã cảm nhận và đề cập đến vấn đề CSR trong SXKD. Nhưng quy mô và mức độ lan tỏa còn nhiều hạn chế, nhiều DN chưa biết đến giải thưởng, có DN chỉ mang tính đối phó thực hiện để có giải thưởng như một bộ sưu tập cho đẹp danh hiệu của mình, không thực hiện xuất phát từ thực tế là cái gốc, nền tảng quan trọng nhất. Trong thời gian tới cần hướng tới giải thưởng sẽ có sự tham gia của nhiều đối tượng uy tín, nhiều đối tượng hữu quan hơn như các tập đoàn, tổ chức uy tín quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia đã có kinh nghiệm về CSR như Toyota, Samsung, Honda, cùng các chuyên gia nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân sự. Hướng tới giải thưởng có quy mô và chất lượng ngày càng cao hơn, sát với thực tế và thực chất hơn, giúp đưa CSR đi vào hoạt động hàng ngày của DN. Giải thưởng sẽ lan tỏa tinh thần thực hiện CSR trong hoạt động KD

Tăng cường lồng ghép các hoạt động trách nhiệm XH trong các HĐ KD

Một số DN VN coi CSR chỉ là giải pháp thụ động, cơ chế tự điều tiết do môi trường kinh đoanh biến động, doanh nghiệp phải tự chạy theo để đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức, pháp lý, các chuẩn mực quốc tế. Hiên nay cần tạo ra các cộng điểm hội tụ bởi những DN đứng đầu trong các lĩnh vực để có thể chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. Có sự tương tác học hỏi chia sẻ để tạo sự gắn bó, tạo sức mạnh tổng thể sẽ góp phần thành công hơn trên thị trường kinh doanh QT. Trong mỗi lĩnh vực sẽ có những DN tiêu biểu, tâm huyết với các chương trình CSR, đạo đức KD, kinh doanh có trách nhiệm. Từ đó góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp cần tăng cường lồng ghép các hoạt động, các nội dung, các nguyên tắc của CSR vào trong từng khâu trong HĐKD, len lỏi vào từng công

đoạn SXKD của DN, nhằm tăng mức độ uy tín với XH và TT trong nước và quốc tế thông qua chỉ số CSR. Doanh nghiệp tuân thủ đúng các ND về CSR trong các FTAs mà chúng ta đã cam kết. Điều đó phải được ghi trong chiến lược DN, đó là một điều tất cả các DN nên làm và cần phải làm. Khi DN đã đăng ký và thực hiện kinh doanh thì phải KD có trách nhiệm, kinh doanh có trách nhiệm có đạo đức đang được đề cao trên trên giới, KD có đạo đức và có văn hóa. Có như vậy nền kinh tế, xã hội và kinh doanh mới phát triển bền vững được.

4.2.2.2. Định hướng khắc phục những hạn chế

Mặc dù có đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng còn những hạn chế nhất định, trong giai đoạn tới chúng ta cần có những phương hướng khắc phục từng điểm hạn chế đó để từng bước biến CSR thành những cơ hội cho các DNVN vượt qua các rào cản của thị trường.

Định hướng khắc phục do quy mô DN: Hiện nay có đến 95% DN Việt Nam là DNVVN dẫn đến tiềm lực tiền vốn và con người còn nhiều hạn chế. Do vậy cần phải huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư từ cấp Nhà nước, Bộ ngành và nhân dân, huy động các nguồn vốn từ nội lực. Nhà nước tăng cường hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ, huy động các nguồn đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi CP hướng tới giải quyết về LĐ và môi trường. Giúp các DN nhỏ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư hơn.

Đính hướng khắc phục thiếu nguồn lực về con người: Hiên nay vấn đề về nhân sự của các DNVVN còn nhiều hạn chế về chuyên môn trình độ, kỹ năng và thái độ. Đặc biệt về lĩnh vực CSR lại là một nội dung mới đối với loại hình DN này, đại đa số các DNVVN chưa quan tâm đến, do vậy không có bộ phận chuyên trách thực thi CSR. Vậy trong giai đoạn tới, VN cần có chính sách đầu tư nguồn kinh phí nhằm đào tạo, tư vấn, hướng dẫn, truyền tải thông tin liên liên quan đến CSR cho đối tượng DNVVN. Hàng quý, hàng năm mở các chương trình đào tạo, giới thiệu vai trò ý nghĩa của CSR đối với kết quả sxkd của doanh nghiệp và sự PTBV. Quy mô số lượng đội ngũ lãnh đạo tại các DNVVN là rất lớn, vì số lượng loại hình DN này chiến tỷ trọng cao trong tổng số DNVN, họ có tác động mạnh đến hoạt động sxkd của quốc gia. Chính vì vậy cơ quan quản lý cần xây dựng KH tập trung đào tạo bồi dưỡng lực lượng lao động và các cấp LĐ, QL tại DNVVN. Khi các DN hiểu rõ vấn đề, sẽ phát huy từ nội lực của DN

thì đạt kết quả đạt được sẽ cao hơn và bền vững hơn.

Định hướng nhằm khắc phục thách thức về thực thi pháp luật và bộ quy tắc ứng xử: Hiện nay số các DN có bộ quy tác ứng xử còn thấp, vấn đề thực thi PH còn hạn chế tính trung thực và nghiêm minh. Vậy Phương hướng trong giai đoạn tới cần kêu gọi mang tính bắt buộc hướng tới các DN cần phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho DN mình bất kể là loại hình DN nào, quy mô đến đâu. Khi có bộ quy tắc ứng xử thì cần có các biện pháp thực thi minh bạch và nghiêm minh, thưởng phạt rõ ràng.

Định hướng khắc phục yếu tố ý thức cộng đồng: Hiện nay ý thức trách nhiệm cộng đồng, trách nhiệm xã hội, cũng như hiểu về quyền hạn của mình trong cộng đồng còn khá nhiều hạnh chế, ngưởi tiêu dùng chưa hiểu rõ về quyền lợi của mình, ý thức môi trường chưa cao. Do vậy cần phải có các biện pháp truyền thông, đào tạo tập huấn để trang bị kiến thức về trách nhiệm xã hội cho nhiều đối tượng tiếp cận về vấn đề trên nhiều kênh thông tin, để mọi người dân dễ tiếp cận hơn.

Định hướng khắc phục là vấn đề đối thoại xã hội vì lợi ích chung: Tăng cường tính minh bạch thông tin và tài chính, trách nhiệm giải trình hoạt động KD, tăng cường đối thoại chia sẻ mong muốn lợi ích đạt được giữa các đối tượng hữu quan. Các đối tượng hữu quan cùng tạo nên bàn tiệc trách nhiệm xã hội chia sẻ lợi ích và trách nhiệm. Từ đó giúp DN hiểu rõ tâm tư các bên sẽ đưa ra định hướng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Định hướng khắc phục về vai trò của các hiệp hội: Hiện nay có một số hiệp hôi hoạt động tích cực, bên cạnh đó một số HH làm việc không hiệu quả. Vậy đính hướng PT giai đoạn tới cần tăng cường hoạt động của các hiêp hội. Nhà nước có thể cấp kinh phí ở mức nào đó và giới thiệu các chuyên gia, các nhà tư vấn giúp cho các Hiệp hội phát huy vai trò của mình hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

4.2.3. Mục tiêu nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại

Trong hiệp định TM hiện nay, như Hiệp định CPTPP, EVFTA, đều có phần đề cặp đến trách nhiệm XH liên quan đến trách nhiệm với người LĐ (chương 19

của CPTPP), trách nhiệm với MT (chương 20 Hiệp định CPTPP) và liên quan đến TM bền vững trong chương 13 của dự thảo EVFTA cũng đã đề cập đến việc VN và EU cùng các DN hai bên phải tuân thủ việc SX KD phải luôn gắn với sự PT bền vững mà trong đó rất nhiều ND liên quan đòi hỏi các bên phải có trách nhiệm thực hiện. Như trong Điều khoản 13.4 liên quan đến lao động, Điều 13.5 đến điều 13.8 liên quan đến môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên. Nếu DN không tuân thủ các điều khoản này thì việc XK hàng hóa sẽ gặp khó khăn rất lớn. Chính vì vậy mục tiêu trong giai đoạn tới theo quan điểm của tác giả cần thực hiện, đó là:

- Thực hiện việc tuyên truyền trong những năm tới phải đạt 100% các DN kể từ các DN vừa và nhỏ đều được tiếp cận đến CSR trong thời gian tới: tăng cường và huy động các kênh truyền thông nội dung CSR tới cán bộ lãnh đạo cấp cao của DN cho đến người LĐ, mọi thành viên đều có khả năng thực hiện và có sự hiểu biết về CSR. Khi 100% các DN đều tiếp cận được các vấn đề cơ bản CSR. Đặc biệt các DN vừa và nhỏ tiếp cận những nội dung của CSR thì sẽ tạo nên một phong trào thiết thực về CSR, thực hiện CSR tại các DN sẽ dễ dàng hơn: Nhà quản lý thực thi một cách quyết liệt, nghiêm khắc và đầy đủ các ND đã được QĐ trong các hiệp định TM với tinh thần cao nhất. Tăng cường phổ biến kiến thức tới tất cả các doanh nhân, các DN hiểu rõ những yêu cầu, điều khoản quan trong trong hiệp định. Tăng cường thông tin tới mọi cấp QL của mọi DN đếu có kiến thức về CSR, hiểu và tiếp cận ND yêu cầu trong các hiệp định TM về trách nhiệm XH.

- Học theo phương thức Nhật Bản là tăng cường đối thoại giữa các bên (KH, cộng đồng dân cư, Chính phủ, đối tác, nhà đầu tư,…) tổ chức hội nghị bàn tròn về CSR giữa các bên để nắm bắt mong muốn của các bên, nhằm giúp các bên hiểu rõ hơn về CSR và hiểu về mong muốn nguyện vọng của các bên đặc biệt hiểu nhu cầu và kỳ vọng mong đợi về CSR của thị trường. Thiết lập một mạng lưới, một cộng đồng cùng chia sẻ và hợp tác xây dựng với sự đóng góp tiếng nói của nhiều bên liên quan, cùng hướng tới mục tiêu vì sự PTBV và tăng khả năng cạnh tranh trong KDTM. Các bên hợp tác cùng thực hiện sẽ thúc đẩy viêc quá trình triển khai áp dụng CSR hiệu quả hơn, sẽ tạo những lợi thế mới cho DNVN.

- Gia tăng các biện pháp mang tính Pháp lý, quy định bắt buộc các DN phải thực hiện nghiêm túc CSR từ đó góp phần nâng điểm trung bình các thang đo đạt từ 4.5 - 5.0: Từng bước giúp các DN được tiếp cận qua truyền thông và đối thoại thì việc hiểu rõ các QĐ liên quan đến CSR thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn. Chúng ta kết hợp các biện pháp “quyền lực cứng” là thông qua hệ thống bắt buộc của luật pháp và “quyền lực mềm” thông qua việc khuyến khích động viên thực hiện, từng bước tăng tỷ lệ các doanh nghiệp tiếp cận đến CSR, từng bước đạt mục tiêu đề ra.

- Xây dựng dự án hướng tới tất cả các nhà lãnh đạo cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao tại các DN đều được tiếp cận những nội dung nhất định về CSR cũng như tiếp cận được những ND quan trọng liên quan đến CSR trong các hiệp định TM hiện nay. Từ đó các nhà quản trị DN đều nhận thấy rõ tầm quan trong của CSR trong HĐ KD TM của mình. Doanh nghiệp muốn thúc đẩy KD thì bắt buộc phải thực hiện CSR, xây dựng chiến lược KD song song với chiến lược CSR trong doanh nghiệp.

4.3. Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích trên, tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

4.3.1. Giải pháp

Để nâng cao chất lượng thực hiện CSR các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để nâng điểm trung bình trong việc thực hiện các tiêu chí trách nhiệm xã hội trong bốn trụ cột về CSR. Đặc biệt về vấn đề trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động hiện nay điểm vẫn thấp. Thì một trong những giải pháp cho việc nâng cao năng lực CSR tại Việt Nam hiện nay là chúng ta kêu gọi khối doanh nghiệp ngày càng tham gia BSCI, nên việc đưa ra các giải pháp sau nhằm xây dựng một nội dung quy trình thống nhất. Trong thời gian tiếp theo chúng ta không ngừng thực hiện các tiêu chí đã được quy định trong bộ tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative - Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) được ra đời năm 2003. Bộ tiêu chuẩn này được đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA), được xây dựng với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, việc sản xuất và kinh doanh thương mại tạo thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đóng góp của nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ để sản xuất ra một sản phẩm dịch vụ nào đó. Ví dụ để sản xuất ô tô, máy tính, điện thoại,… thì đòi hỏi sự liên kết của nhiều quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam,…) đóng góp sản xuất linh kiện khác nhau tạo thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mang tính toàn cầu. Nên mục tiêu cuối cùng của BSCI là cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới tuân thủ theo quy định chuẩn mực kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn khác một cách thống nhất đạt chuẩn quốc tế.

Để đạt được mục tiêu về các tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI) thì các doanh nghiệp cần phải thông qua một cam kết phải thực hiện và duy trì thường xuyên việc tham gia và

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí