Phụ lục 6:
Trích Quyết định số 19 /2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18 tháng 07 năm 2007 của BLĐTBXH
ngoài
Điều 6. Cán bộ của bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
1. Bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh
nghiệp dịch vụ phải có ít nhất 9 (chín) cán bộ chuyên trách có đủ những điều kiện sau đây:
a) Có trình độ từ cao đẳng trở lên;
b) Có lý lịch rõ ràng;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành bản án hình sự của toà án, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Ngoài những điều kiện quy định ở khoản 1 Điều này, cán bộ chuyên trách từng loại hình nghiệp vụ phải có các điều kiện cụ thể sau đây:
2.1. Cán bộ chuyên trách về thị trường:
.....
a) Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật;
b) Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với từng thị trường mà doanh nghiệp dự kiến đưa người lao động đến làm việc;
c) Có hiểu biết những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2.2. Cán bộ chuyên trách về quản lý lao động:
a) Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành luật, quản trị nhân lực;
b) Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với từng thị trường mà doanh nghiệp dự kiến đưa người lao động đến làm việc;
c) Am hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2.3. Cán bộ chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Có hiểu biết những quy định của pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2.4. Cán bộ nghiệp vụ tài chính:
a) Có chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán;
b) Am hiểu các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Cán bộ giữ vị trí lãnh đạo điều hành bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp dịch vụ ngoài điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ từ đại học trở lên;
b) Có lý lịch rõ ràng;
c) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
d) Không phải là người đang bị xử lý hình thức kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoặc là người đã giữ vị trí lãnh đạo điều hành bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại những doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi giấy phép do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều 7. Tổ chức của bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài được tổ chức thành trường hoặc trung tâm đào tạo, phải có ít nhất những bộ phận sau đây:
a) Bộ phận đào tạo;
b) Bộ phận quản lý học viên.
Điều 8. Nhiệm vụ
Bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Trực tiếp tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động;
b) Quản lý chương trình đào tạo, thời gian lên lớp của giáo viên, học viên;
c) Thực hiện các hợp đồng liên kết về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
d) Biên soạn tài liệu; đ) Quản lý học viên;
e) Tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ sau mỗi khóa học.
Điều 9. Cán bộ của bộ máy
Bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết có ít nhất ba (03) cán bộ quản lý và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
nhánh
Điều 10. Bộ phận chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết tại các chi
Đối với chi nhánh được doanh nghiệp giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức
cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải có bộ phận chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động như tại doanh nghiệp và thực hiện các quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Quy định này. …………
Phụ lục 7:
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về XKLĐ hiện hành
1. Luật Người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2006
2. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
3. Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
4. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước;
5. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
6. Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
7. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/9/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội – Ngân hàng Nhà nước quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
8. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
9. Quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về việc thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước;
10. Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
11. Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài”.
12. Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Phụ lục 8:
Một số quy định đối với tu nghiệp sinh tại Nhật Bản qua các bước huấn luyện
Chương trình huấn luyện bước một | Chương trình thực tập nội trú chuyên môn bước hai | |
(1) Điều kiện đối với cá nhân tu nghiệp sinh | - Từ 20 tuổi đến 40 tuổi - Tốt nghiệp PTTH, có kinh nghiệm nghề nghiệp - Bảo đảm việc làm sau khi về nước - Có giấy chứng nhận đã qua khóa đào tạo tiếng Nhật căn bản. - Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ làm việc. - Không thuộc các đối tượng mà pháp luật Nhật thừa nhận. | - Đã qua chương trình huấn luyện. - Phải qua kiểm tra đánh giá kết quả quá trình huấn luyện và tư cách đạo đức. - Phải được phép đổi hình thức cư trú. |
(2) Hình thức cư trú | - Huấn luyện | - Hoạt động trong phạm vi nhất định. |
(3) Kỹ năng yêu cầu | - Công việc không được giản đơn, quá thông dụng ở nước nhà. | - Thực hành chuyên sâu hơn các kỹ năng, kỹ thuật được huấn luyện |
(4) Hợp đồng | - Phải ký hợp đồng giữa các tổ chức đưa và nhận tu nghiệp sinh. | - Phải ký hợp đồng thực tập nội trú giữa thực tập sinh và công ty tiếp nhận theo Luật lao động Nhật Bản. |
(5) | - Gồm tiền ăn và một số chi phí khác | - Hưởng trợ cấp theo hợp đồng lao |
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Nghiệp Của Ông/bà Hiện Đang Đóng Trên Quốc Gia Nào?
- Chương Trình Đào Tạo Cho Lao Động Đi Xuất Khẩu Hiện Nay Có Phù Hợp Không?
- Trình Độ Văn Hoá Cao Nhất Mà Anh/chị Đạt Được
- Nâng cao nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động của Việt Nam đến năm 2020 - 29
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Chương trình huấn luyện bước một | Chương trình thực tập nội trú chuyên môn bước hai | |
Trợ cấp cho tu nghiệp sinh | theo qui định trong hợp đồng (không kể chi phí bồi thường lao động). - 30.000-40.000 Yên/ tháng (không kể chi phí ăn uống). | động - Được áp dụng Luật cấp lương tối thiểu như công nhân Nhật Bản. |
(6) Bảo hiểm | - Hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm đối với tu nghiệp sinh nước ngoài. | - Theo Luật bảo hiểm tai nạn lao động Nhật Bản trong quá trình nội trú. - Hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm đối với thực tập sinh. |
(7) Tiền thưởng/ vé máy bay về | -Hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm đối với tu nghiệp sinh nước ngoài. | Hưởng toàn bộ chế độ bảo hiểm đối với tu nghiệp sinh nước ngoài. |
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho lao động đi làm việc tại Nhật Bản (2007), Hà Nội
Phụ lục 9:
Danh sách doanh nghiệp XKLĐ được khảo sát
Tên doanh nghiệp | Tên viết tắt | Loại hình DN | Địa chỉ | |
01 | Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị đường sắt | VIRASIMEX | Doanh nghiệp Nhà nước CP chi phối | Hà Nội |
02 | Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động | ISALCO | Doanh nghiệp Nhà nước | Hải Phòng |
03 | Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam | VINAFOR | Doanh nghiệp Nhà nước | Hà Nội |
04 | Công ty Xuất khẩu lao động-Thương mại và Du lịch | SOVILACO | Doanh nghiệp nhà nước | TP Hồ Chí Minh |
05 | Trường nhân lực quốc tế | SIM | Nhà nước | TP Hồ Chí Minh |
06 | Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư vilexim | VILEXIM | Doanh nghiệp nhà nước cổ phần chi phối | Hà Nội |
07 | Công ty cổ phần thương mại Châu Hưng | CHAU HUNG JSC | Công ty cổ phần | Hưng Yên |
08 | Tổng Công ty xây dựng thuỷ lợi 4 | HYCO 4-JSC | Doanh nghiệp Nhà nước | TP Hồ Chí Minh |
09 | Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội | HANIC., CORP | Công ty cổ phần | Hà Nội |
10 | Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực LOD | LOD., corp | Công ty cổ phần | Hà Nội |