Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 13


Với công nghệ như vậy của SKYPEC, trong khi các đối thủ mới ra đời đều đầu tư, áp dụng công nghệ mới, phương tiện, đầu tư mới trang thiết bị… NLCT của công ty sẽ gặp khó trước các đối thủ trên thương trường.

Vì vậy, trên cơ sở kế hoạch phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Hiện nay, SKYPEC đang tra nạp NLHK Jet A-1 tại 18 sân bay trên toàn quốc nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng với công nghệ tiên tiến đòi hỏi công ty phải bỏ vốn tài chính rất lớn, phải sắp xếp các hạng mục đầu tư theo thứ tự ưu tiên để thực hiện.

a. Ưu tiên xây dựng các kho NLHK đầu nguồn và tại 18 sân bay trong nước:

Đây là hạng mục đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật lớn tốn nhiều tiền của nhất của SKYPEC; Kho đầu nguồn vốn đầu tư là trên 200 tỷ còn kho sân bay vốn đầu tư từ 50 đến 75 tỷ tùy thuộc sự phát triển, tốc độ tăng trưởng thị trường tra nạp nhiên liệu tại các sân bay quyết định hạng mục, quy mô đầu tư và hệ thống bồn bể, công nghệ làm kho. Tại các sân bay trên toàn quốc, SKYPEC cần nhanh chóng đầu tư mua sắm và lắp đặt hệ thống đo mức, nhiệt độ, báo tràn tự động, truyền số liệu cho các bồn, bể tại kho NLHK như kho NLHK tại các sân bay Vân Đồn, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất,… và sắp tới là sân bay Long Thành - Đồng Nai. Từ đó, duy trì lợi thế cạnh tranh của mình là mạng lưới cung ứng phủ khắp các sân bay trong nước tại Việt Nam.

b. Đầu tư đổi mới phương tiện, trang thiết bị bao gồm:

Những năm gần đây, các xe tra nạp nhãn hiệu MAZ, ATZ của Liên xô và Nga hoặc xe nhãn hiệu Hyundai (Hàn quốc) hoán cải đều đã cũ, không đảm bảo hiệu quả trong bảo quản nhiên liệu cung ứng cũng như an ninh, an toàn; SKYPEC cần đẩy mạnh đầu tư, thay thế mới các xe tra nạp nhiên liệu như đầu tư 05 xe loại

10.000 gallons nhãn hiệu Innocar (Canada) và 28 xe loại 5.000 gallons nhãn hiệu Innocar (Canada), Skymark (USA), Dailim (Hàn quốc) ước tính trị giá hơn 12 triệu USD.

Đầu tư đổi mới phương tiện vận tải nhiên liệu: Để đảm bảo nhiệm vụ vận tải NLHK từ kho đầu nguồn và 18 sân bay trên toàn quốc, Công ty cần đầu tư thay thế toàn bộ dàn xe vận tải nhiên liệu cũ nhãn hiệu MAZ, KAMAZ của Liên xô và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nga bằng 30 xe nhãn hiệu Hyundai và 15 xe semi rơ-moóc nhãn hiệu Daewoo (Hàn quốc). Công ty đang lập dự án đầu tư bổ sung thêm 15 xe mới trong năm 2021.

c. Đầu tư các phòng thí nghiệm tại các sân bay:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 13

SKYPEC hiện đang sở hữu hệ thống các phòng thí nghiệm tại các chi nhánh và phòng thí nghiệm tại các sân bay trong đó đã có 3/5 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 với 11 phép thử tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe (quy định của các tổ chức: ICAO, IATA, JIG. Sắp tới, công ty nên tiếp tục nâng cấp 02 phòng thí nghiệm còn lại đạt chuẩn như trên.

d. Đầu tư công nghệ thông tin:

Ngoài phần cứng công ty đầu tư cho các đơn vị như máy chủ, máy tính, máy tính bảng… Hiện tại Công ty đã đầu tư Phần mềm Tài chính kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý vật tư, phần mềm cung ứng điều vận… và đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại Công ty và các chi nhánh như máy chủ, đầu tư phần mềm Phần mềm kế toán, Phần mềm nhân sự, MIS, mạng LAN, WAN …

Tuy nhiên, các phần mềm hiện tại của Công ty đang sử dụng được thiết kế không đồng bộ, chưa đầy đủ và còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

- Phần mềm kế toán mới vẫn chưa đáp ứng việc điều hành quản lý tài sản cố định và tính khấu hao. Việc tính và cập nhật số liệu khấu hao tài sản cố định phải thực hiện trên Excel sau đó cập nhật giá trị vào phần mềm.

- Phần mềm nhân sự mới đi vào hoạt động chưa đáp ứng được các yêu cầu của ban lãnh đạo một phần do đây là phần mềm mới nên nhân sự điều hành chưa quen sử dụng, chưa được cập nhật đầy đủ thông tin.

- Phần mềm điều hành quản lý vật tư, hàng tồn kho: Diễn ra việc cập nhật dữ liệu phải lấy từ các phần mềm khác, truy xuất dữ liệu không chính xác giữa công ty và chi nhánh.

- Việc tính giá vốn, doanh thu… đều phải xử lý trên một phần mềm trung gian rồi sau đó mới cập nhật vào phần mềm Tài chính kế toán.

Các phần mềm này không được thường xuyên bảo trì và cập nhật đầy đủ nên mỗi khi có sự thay đổi quy định về chế độ quản lý điều hành doanh nghiệp sẽ


rất khó khăn trong việc chỉnh sửa hệ thống báo cáo. Do đó, SKYPEC cần xem xét giải pháp thiết kế các phần mềm đồng bộ để hỗ trợ tốt hơn cho con người trong Hoạt động SXKD của công ty.

e. Đầu tư các hệ thống giám sát bồn, bể tại các kho nhiên liệu, hệ thống giám sát hành trình trên xe tra nạp, xe vận tải…

Tại các sân bay trên toàn quốc, SKYPEC đang nhanh chóng đầu tư mua sắm và lắp đặt hệ thống đo mức, nhiệt độ, báo tràn tự động, truyền số liệu cho các bồn, bể tại kho NLHK như kho NLHK tại các sân bay Vân Đồn, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất,… và sắp tới là sân bay Long Thành - Đồng Nai. Công ty cũng đã lắp đặt hệ thống giám sát hành trình trên toàn bộ các xe tra nạp, xe vận chuyển NLHK, từ đó, nâng cao hơn nữa ý thức an ninh, an toàn của nhân viên công ty…

3.3. Một số kiến nghị

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (AFTA (ASEAN), EV- FTA, CP- TTP) thế hệ mới, việc nâng cao NLCT trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Chìa khóa nâng cao NLCT cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung nằm trong tay Nhà nước và bản thân mỗi doanh nghiệp. Theo đó, để nâng cao NLCT của doanh nghiệp trong bối cảnh mới cần tập trung vào các nhóm giải pháp sau

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Để giúp doanh nghiệp nâng cao NLCT, Nhà nước đẩy mạnh hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý nhà nước; Ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; Cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế, bảo hiểm xã hội để nâng cao Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt điểm số trung bình của ASEAN 4. Đồng thời, không ngừng cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao NLCT quốc gia; Nghiên cứu nội


dung của các (AFTA (ASEAN), EV- FTA, CP-TTP) thế hệ mới cải cách thể chế tạo dựng môi trường, chính sách kinh tế phù hợp với dung của các hiệp định này.

Để các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có sự hài hòa lợi ích của ba nhân tố là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cơ chế, chính sách của Nhà nước. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; Tăng cường sự hỗ trợ về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục-đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp.

Chính sách của Nhà nước cần tạo ra các thể chế phù hợp, phát triển thị trường khoa học - công nghệ; hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, trang bị học vấn ở trình độ, tri thức cơ bản cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp và người lao động. Tạo môi trường khuyến khích, hình thành, phát triển liên kết doanh nghiệp; tăng cường liên kết, hợp tác theo chiều dọc, chiều ngang; xác lập quan hệ doanh nghiệp hàng và quan hệ đối tác chiến lược nhằm phát triển xuất khẩu về lâu dài.

Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp thuộc một số ngành phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như: dệt may, kim loại chế tạo, ô tô cơ cấu lại nguồn nguyên liệu, vật liệu, linh phụ kiện; Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như: thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu; Phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, ngành chiến lược có lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn trong nước trong lĩnh vực công nghiệp có vai trò dẫn dắt phát triển ngành và có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới …

Công ty SKYPEC là doanh nghiệp xăng dầu đầu mối chuyên nhập khẩu nhiên liệu bay Jet A-1, trong tình hình nền kinh tế thế giới từ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường ngành hàng không đang dần suy thoái, cũng cần Nhà nước hỗ trợ giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu từ 10% xuống 0 hoặc 5%.


3.3.2. Kiến nghị với Tổng công ty hàng không Việt Nam

Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, vấn đề quyết định sự thắng thế trong cạnh tranh vẫn là ở bản thân mỗi doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao NLCT trong môi trường hội nhập, phát triển.

Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam là Công ty trực thuộc Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam, do đó các chính sách, quy định có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện được các giải pháp trên góp phần khắc phục những hạn chế của công ty trong thời gian qua thì bên cạnh sự nỗ lực của bản thân công ty thì cũng cần có sự hỗ trợ của Tổng Công ty giúp kiến nghị tới các Bộ, ngành đẩy mạnh đơn giản hóa các quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, đặc biệt là quy trình thủ tục hoàn thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh đồng thời có chính sách thuế phù hợp kích thích ngành xăng dầu phát triển.

Trước hết, mỗi doanh nhân thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận kinh tế tri thức. Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa SXKD để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cần phải đầu tư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng; Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.

Mỗi doanh nghiệp tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình SXKD gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội …


Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi kinh doanh toàn cầu với việc đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chất lượng quốc tế; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới; Đổi mới mô hình SXKD gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

3.3.3. Kiến nghị với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA)

Trong quá trình chuyển đổi kinh doanh xăng dầu từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường là một quá trình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn trong điều kiện thị trường xăng dầu thế giới luôn biến động phức tạp khó lường, cùng với thể chế kinh tế thị trường Việt Nam chưa được thiết lập đầy đủ. Từ nhận thức, quan điểm đến hình thành một hệ thống chính sách cơ chế ổn định, cách điều hành thị trường xăng dầu còn nhiều bất cập đã gây ra những bức xúc cho người tiêu dùng, khó khăn cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì ngày càng khó khăn, chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, tiếng nói của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ít được dư luận quan tâm.

Từ năm 2009 đến nay, Chính phủ đã ra nhiều quyết định, nghị định từ Quyết định 187, Quyết định 55 đến Nghị định 83/2014/NĐ-CP (ngày 03/09/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu - trước đây là Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009) đều hướng đến mục tiêu kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước, nhưng do nhiều nguyên nhân những mục tiêu trên không được thực hiện đầy đủ, nhiều quy định không còn phù hợp trước những biến động của thị trường và đòi hỏi hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong quá trình mở cửa thị trường hội nhập sâu vào thị trường khu vực và thế giới. Quyền lợi người tiêu dùng, quyền lợi của doanh nghiệp xăng dầu, lợi ích quốc gia nhiều khi không được công khai, minh bạch dẫn đến những bức xúc cho người tiêu dùng, khó khăn cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp xăng dầu phải chịu nhiều khó khăn, áp lực mỗi khi thị trường biến động.


Vì vậy lúc này hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần có tiếng nói chung, những nguyện vọng, những kiến nghị cần được tập hợp lại để phản ảnh trực tiếp đến Chính phủ, cơ quan chính phủ một cách đầy đủ, trung thực, làm sáng tỏ, minh bạch những khúc mắc để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Người đứng ra tập hợp doanh nghiệp phải là một tổ chức nghề nghiệp, thay mặt doanh nghiệp phản ánh, đóng góp những ý kiến xác thực cho Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện lộ trình kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, xây dựng thị trường xăng dầu Việt Nam trở thành thị trường văn minh, công bằng, cạnh tranh lành mạnh.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam thay mặt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kiến nghị Nhà nước duy trì ổn định mức thuế xăng dầu, phù hợp với giá dầu thế giới, điều tiết quỹ bình ổn giá và đặc biệt kiến nghị Nhà nước giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhiên liệu bay Jet A-1 về mức 0% như trước đây, giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp cung ứng xăng dầu hàng không tại các sân bay và cho chính các hãng hàng không giảm thiểu thua lỗ do được hưởng chính sách giảm giá thành nhiên liệu đầu vào.

Tiểu kết Chương 3

Từ mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao NLCT của Công ty đến 2025, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam. Những giải pháp đó hướng vào việc nâng cao thị phần, nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty và cũng kiến nghị với Chính phủ, Tổng công ty hàng không Việt Nam, và Hiệp hội xăng dầu Việt Nam (VINPA) để thực thi giải pháp.


KẾT LUẬN


Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc phân tích đánh giá công tác huy động, quản lý và nâng cao NLCT, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao NLCT tại doanh nghiệp là hết sức cần thiết và phải được doanh nghiệp thường xuyên thực hiện. Việc nâng cao NLCT trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC).

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác huy động, quản lý và NLCT tại Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 cộng với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả, kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về NLCT của doanh nghiệp như: khái niệm, các yếu tố cấu thành, các chỉ tiêu đánh giá NLCT của doanh nghiệp; nhận diện các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp.

Thứ hai, qua những phân tích thực trạng NLCT của Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam trong ba năm từ năm 2018 đến năm 2020, luận văn đã đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân còn hạn chế NLCT của Công ty.

Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao NLCT của Công ty SKYPEC đến năm 2025. Những giải pháp đó giúp nâng cao thị phần, nâng cao giá trị thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty.

Tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp phần nào tư vấn cho Ban lãnh đạo Công ty bám sát tình hình thị trường để kịp thời ra những quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm giảm thiểu được những thiệt hại, bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh, qua đó nâng cao NLCT nói riêng và hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty nói chung.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí