Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa - 9

nghiệp trong ngành hàng chăn ga gối đệm.Ngoài ra hiệp hội nên tham gia và hợp tác có hiệu quả với các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như tổ chức chương trình phát triển công nghệ Liên hợp quốc (UNDP),tổ chức phát triển công nghệ liên hợp quốc (UNIDO),tổ chức hợp tác phát triển Đan Mạch (DANIDA), cũng như với các tổ chức nước ngoài có liên quan để tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp chăn ga gối và đệm Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Thứ ba, các giải pháp hỗ trợ về thuế và pháp luật Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Do đó vấn đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới. Việc cải cách hệ thống thuế trước hết phải đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế. Đồng thời phải đảm bảo đồng bộ hợp lý khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển. Thêm vào đó, chính sách thuế phải đưa ra đơn giản, dễ hiểu để thực hiện khuyến khích và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại. Chính vì vậy, hệ thống thuế nói chung bao gồm các nội dung lớn là: Ban hành một hệ thống thuế đồng bộ, xem xét lại các nội dung phạm vi điều chỉnh và thuế suất của tất cả các sắc thuế. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xử phạt, kiểm soát chặt chẽ: tình trạng buôn lậu qua biên giới làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và chính việc làm hàng giả khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và bị thiệt hại, gây mất uy tín của doanh nghiệp.

Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, song để đáp ứng được nhu cầu ngày càng mở rộng quy mô kinh doanh của công ty thì vấn đề vốn là vấn đề luôn được đặt ra. Do vậy để tạo điều kiện cho CTCP May Sông Hồng phát triển hơn nữa thì nhà nước cần hỗ trợ vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh. Nhà nước có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện của công ty. Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%.

Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Thứ tư, trong những năm gần đây, sản phẩm chăn ga gối và đệm của CTCP May Sông Hồng đã được chấp nhận xuất khẩu sang 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.Vì vậy, nhà nước cần đảm bảo ổn định chính trị, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới.Bởi sự ổn định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.Trong những năm gần đây cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn định vĩ mô nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập

siêu, kiềm chế lạm phát xuống đến mức thấp nhất, chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc ổn định chính trị và kinh tế. Chúng ta cần giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu không khí thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của các nước nói riêng.

KẾT LUẬN

Ngày nay môi trường kinh doanh trong nước càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc mỗi công ty đều phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp của mình để tồn tại và trụ vững trên thị trường.Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế thành thử việc cạnh tranh trong nước càng được đẩy lên một mức cao hơn khi doanh nghiệp giờ đây phải cạnh tranh cả với những đối thủ từ nước ngoài,vốn có tiềm lực tài chính mạnh cũng như thương hiệu riêng trên thị trường.

Trong quá trình nghiên cứu,bám sát vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Sông Hồng mặc dù công ty đã đạt được thành tựu đáng kể trên thị trường nội địa nhưng để phát triển mạnh hơn nữa công ty cần tập trung tận dụng nguồn lực tối đa của mình,nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm về mặt chất lượng, giá thành cũng như phát triển mạnh hơn nữa trong khâu nghiên cứu thị trường,từ đó xây dựng chiến lược phát triển lâu dài nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa” được nghiên cứu với mong muốn làm rõ thực trạng cạnh tranh của công ty để từ đó đưa ra giải pháp,kiến nghị nhằm giúp Công ty cổ phần May Sông Hồng nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Sông Hồng năm 2018.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa - 9

2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Sông Hồng năm 2019.

3.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Sông Hồng năm 2020.

4.Th.S Phạm Quỳnh Anh (2015): “Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Sông Hồng”.Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chương trình định hướng thực hành- Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Liễu (2013) “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cửa HVWindows của công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hà Văn – Gia Lộc trên thị trường Hà Nội”. Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thương mại.

6.Phùng Thị Vân (2015) “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bao bì của công ty TNHH Tân Thành Đồng”.Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế- luật,trường đại học Thương Mại.

7.Nguyễn Thu Trang (2020) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng số 9 Bắc Giang trên thị trường Miền Bắc”.Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế- luật,trường đại học Thương Mại.

8.PGS.TS Hà Văn Sự chủ biên (2016), Kinh tế thương mại đại cương,Trường ĐH Thương Mại.

9.PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt đồng chủ biên (2017), Quản trị chiến lược,Trường ĐH Thương Mại.

10. Porter, M (2008),Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nhà xuất bản Trẻ, Tủ sách doanh trí.

11. Porter, M (1996),Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật

12. Nguyễn Hải Trung (2010), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.Luận văn thạc sĩ,trường đại học Kinh tế quốc dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023