Thị Phần Tương Đối Của Các Công Ty Kinh Doanh Mảng Sản Phẩm Chăn Ga Gối Và Đệm

Kim Cương

(Nguồn:kết quả kinh doanh của các công ty)

Qua bảng số liệu trên cho thấy,doanh thu của CTCP May Sông Hồng luôn chiếm khoảng 19%-26,2% thị phần trong số 5 doanh nghiệp kinh doanh trong mảng sản xuất ngành chăn ga gối và đệm từ năm 2018-2020.Mặc dù chiếm lĩnh một tỷ lệ như vậy nhưng công ty vẫn để thua thiệt nhiều so với đối thủ cạnh tranh là CTCP Everpia với điểm chiếm lĩnh thị phần trong mảng kinh doanh chăn ga gối đệm khoảng 36,41% - 42,85% .Cũng như không có nhiều điểm cách biệt quá so với đối thủ cạnh tranh là công ty TNHH Hanvico với thị phần trong ngành từ 17,16% - 21,64%.Tỷ lệ chiếm lĩnh thị phần như trên chưa thực sự tương xứng so với tầm vóc phát triển của công ty cho nên công ty cần tập trung chiến lược kinh doanh vào thị trường nội địa hơn nữa để có thể cải tiến vị thế thị phần của mình trong những năm sắp tới.

b) Thị phần tương đối của công ty

Bảng 2.11: Thị phần tương đối của các công ty kinh doanh mảng sản phẩm chăn ga gối và đệm

Đơn vị: %


Tên công ty

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Everpia

100

100

100

May Sông Hồng

56

51,9

70,3

TNHH Hanvico

40,04

59,43

50,75

Kim Cương

25,2

43,47

32,38

Tuấn Anh

12,04

19,52

14,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần May Sông Hồng trên thị trường nội địa - 7

(Nguồn: Kết quả kinh doanh của các công ty)

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của CTCP May Sông Hồng cùng với các công ty còn lại trong mảng kinh doanh chăn ga gối và đệm chính là CTCP Everpia.Nhìn chung thị phần của công ty May Sông Hồng chiếm tỷ trọng tương đối cao với chỉ số xếp thứ 2 vào năm 2018 (56%) đứng sau CTCP Everpia và xếp thứ 3 vào năm 2019 (51,9%)

đứng sau công ty TNHH Hanvico.Đặc biệt sang đến năm 2020,nhận thấy tình hình xuất khẩu đơn hàng FOB và CMT vẫn gặp nhiều khó khăn do yếu tố dịch bệnh covid 19 mang lại nên công ty đã chủ động tiếp cận thị trường nội địa bằng cách tăng năng suất để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này và vươn lên xếp vị thứ 2 (70,3%) chỉ đứng sau đối thủ cạnh tranh lớn nhất.Nhìn chung tình hình công ty cho đến hiện tại vẫn khả quan.

2.3.2.Năng suất lao động

Bảng 2.12: Năng suất lao động của công ty cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2018-2020‌

(Đơn vị: Triệu đồng)



Các chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

So sánh 2019/2018

So sánh 2020/2019

Chênh

lệch

%

Chênh

lệch

%


Năng suất lao động bình quân

40,5

44,51

39,88

4,01

10

-4,63

-10,4

(Nguồn: Phòng kế toán CTCP May Sông Hồng)

Năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân đều có sự điều chỉnh qua các năm phụ thuộc vào tình hình kinh tế của thị trường.Như trên số liệu có thể thấy rõ năm 2019, năng suất lao động của mỗi công nhân đạt 44,51 triệu đồng, tăng hơn 4,01 triệu đồng so với năm 2018 (tương ứng tăng 10%).Tuy nhiên sang đến năm 2020, bởi yếu tố dịch bệnh covid 19 mang lại cùng với các chính sách đóng cửa để phòng chống dịch của chính phủ đã khiến mọi hoạt động của công ty gần như bị tê liệt,chỉ được giữ năng suất hoạt động tầm 30% trong suốt 5 tháng đầu năm 2020 đã khiến cho năng suất lao động bình quân của mỗi công nhân chỉ đạt 39,88 triệu đồng, giảm hơn 4,63 triệu đồng so với năm 2019 (tương ứng giảm 10,4%).Mặc dù khó khăn là vậy nhưng trước tình hình diễn biến tiêm vắc- xin đang được phổ biến trên khắp cả nước trong năm 2021 cùng với đó tình hình dịch bệnh đã khả quan hơn khiến cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu vận hành trơn tru trở lại, sẽ mở ra một kịch bản tốt trong việc hồi phục lại năng suất lao động bình quân của công ty.

2.3.3.Lợi nhuận doanh nghiệp kinh doanh mảng chăn ga gối và đệm

Bảng 2.13: Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của công ty kinh doanh trong mảng chăn ga gối và đệm giai đoạn năm 2018-2020

Đơn vị: (1) sp, (2),(3),(4) tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2019/2018

2020/2019

2018

2019

2020

Tuyệt đối

Tương đối

(%)


Tuyệt đối

Tương đối

(%)

1.Sản lượng (Sản phẩm chăn ga gối và

đệm)


1.288.000


1.631.400


1.484.800


343.400


26,6


-146.600


-8,9

2.Doanh thu

400

320

375.7

-80

-20

55,7

17,4

3.Chi phí

332

281,6

338,1

-50,4

-15,1

56,5

20

4.Lợi nhuận

68

38,4

37,5

-29,6

-43,5

-0,9

-2,3


(Nguồn: Phòng kế toán CTCP May Sông Hồng) Qua bảng hoạt động sản lượng,doanh thu,lợi nhuận của công ty kinh doanh trong mảng chăn ga gối và đệm giai đoạn năm 2018-2020,ta thấy được tình hình lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm đều qua các năm.Cụ thể vào năm 2019, lợi nhuận được ghi nhận với con số 38,4 tỷ, giảm 29,6 tỷ VNĐ so với năm 2018 tương ứng giảm 43,5%.Lý giải cho việc lợi nhuận năm trước so với năm sau chênh lệch lớn như vậy đối với mặt hàng sản phẩm chăn ga gối và đệm,bởi tại thời điểm năm 2019,công ty đã định hướng chú trọng đến công tác xuất khẩu đơn mặt hàng FOB làm vai trò chính và tập trung tối đa hoàn thiện các đơn hàng này vì lợi nhuận mang lại lớn (chiếm đến 88% tỷ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp).Sang đến năm 2020,mặc dù công ty đã chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa nhưng do tác động của dịch bệnh covid 19 đem lại khiến nền kinh tế bị đình trệ và sức mua của người tiêu dùng Việt giảm, mà trong đó giá nguyên vật liệu đầu vào như bông và vải tăng trong khi doanh nghiệp chưa thể tăng giá điều chỉnh trên thị trường khiến công ty bị chịu một sức ép rất lớn về lợi nhuận.Cụ thể,lợi nhuận của công ty trong năm 2020 đã giảm tương đối nhẹ 0,9 tỷ VNĐ tương ứng giảm 2,3%.Mặc dù công ty luôn cố gắng lựa chọn ổn định các nhà cung ứng và căn cứ mốc giá giữa ít nhất 3 nhà cung ứng đưa ra nhằm đạt được thỏa thuận giá giữa hai bên nhưng mức chi phí để bỏ ra sản xuất sản phẩm vẫn rất cao trong khi doanh thu thu về được ít khiến cho lợi nhuận không đạt được đúng như kỳ vọng mong muốn.Bên cạnh đó,sức ép gia tăng giá giữa mặt hàng bông và vải (các nguyên liệu then chốt của sản phẩm) trên thế giới đang chưa có dấu hiệu hạ giá khiến doanh nghiệp đang khó xoay sở khi chưa thể tăng giá bán mặt hàng trong khi nền kinh tế

đang hồi phục và sức mua của người tiêu dùng vẫn còn rất hạn chế

Với tình hình kinh doanh như trên tại thị trường nội địa, rõ ràng công ty cần phải để ý hơn nữa đến chiến lược kinh doanh và lập ra các phương án dự trù nhập kho nguyên vật liệu từ sớm để giảm thiểu được tình hình biến động giá trên thế giới đông

thời,công ty cần triển khai các biện pháp bán hàng để tối ưu hóa việc tiêu thụ nguồn sản phẩm đem lại chỉ số doanh thu cao.

2.3.4.Tỷ suất lợi nhuận

Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn năm 2018-2020

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Công thức

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

2019/2018

2020/2019

Chênh lệch

Chênh lệch

Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu (ROS)


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


9.36


10.20


6.08


0.84


-4.12

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu (ROE)


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢


43.79


41.47


17.31


-2.32


-24.16

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản

(ROA)


𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛


15.09


17.69


8.93


2.6


-8.76

(Nguồn:Phòng kế toán CTCP May Sông Hồng)

Xét chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) được:

Theo như bảng số liệu trên, năm 2018 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra

15.09 đồng lợi nhuận sau thuế.Năm 2019, cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 17,69 đồng lợi nhuận sau thế và sang đến năm 2020 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 8.93 đồng lợi nhuận sau thuế.Như vậy,tỷ suất sinh lời trong năm 2019 là cao nhất trong vòng 3 năm và tỷ suất sinh lời của năm 2020 là thấp nhất.Nhìn chung chỉ số ROA của công ty vẫn có sự điều chỉnh lên xuống nhẹ giữa các năm, công ty cần cải thiện hơn tình hình kinh doanh để gia tăng chỉ số tổng tài sản của mình.

Xét chỉ số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo như bảng số liệu trên,chỉ số ROE trong cả ba năm công ty đều giảm dần qua các năm.Cụ thể, ROE cao nhất vào năm 2018 (43,79%) giảm dần đến năm 2019 chỉ còn (41,47%) và đỉnh điểm là giảm sâu xuống với con số (17,31%).Như vậy,có thể thấy được ,công ty sử dụng vốn chủ sở hữu chưa hiệu quả.Công ty cần tập trung phát triển các sản phẩm của mình để đem lại hiệu quả cao hơn trong sử dụng vốn của chủ sở hữu.

Xét tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ số ROS luôn phản ánh khả năng sinh lời so với doanh thu của doanh nghiệp.Với bảng số liệu như trên có thể thấy chỉ tiêu ROS trong giai đoạn 2018-2020 của công ty cổ phần May Sông Hồng có sự biến động nhẹ qua các năm. Cụ thể, chỉ

tiêu ROS đạt cao nhất vào năm 2019 (10.20%) và thấp nhất trong năm 2020 (6.08%).Việc chênh lệch giữa năm 2019 và năm 2020 cao như vậy đến từ một phần do dịch bệnh covid 19 mang lại và cũng một phần đến từ việc quản lý chi phí của doanh nghiệp chưa thật sự đạt hiệu quả.Chỉ số ROS của công ty càng giảm chứng tỏ sự quản lý chi phí của doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý để có thể cạnh tranh trên thị trường.

2.4.Những thành công và hạn chế về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần May Sông Hồng.

2.4.1.Những thành công

Thứ nhất, công ty vẫn giữ ổn định được số lượng công nhân viên,đảm bảo quyền lợi cho người lao động.Công ty luôn có những đãi ngộ và chính sách phát triển nhân viên,luôn áp dụng những tiêu chuẩn của pháp luật về chính sách liên quan đến người lao động nhằm đảm bảo sức khỏe,an toàn cho người lao động.

Thứ hai, công ty đang ngày càng mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh cùng với sự đầu tư có chiều rộng và sâu vào các trang thiết bị và máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đầu vào cũng như quy trình đầu ra của sản phẩm, đặt lợi ích tối đa của người tiêu dùng làm tiêu chí đầu.

Thứ ba, công ty có đội ngũ ban lãnh đạo với năng lực quản lý tốt, là những người đã gắn bó và trưởng thành cùng với công ty từ những ngày đầu thành lập và dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc,ngành hàng chăn ga gối đệm.Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp bằng phần mềm đã phần nào giúp công ty triển khai kế hoạch linh hoạt và nhanh gọn

Thứ tư, công ty có uy tín và tạo được chỗ đứng riêng trên thị trường nội địa nhiều năm. Bằng chất lượng sản phẩm, công ty được nhiều khách hàng quốc tế biết đến, chủ động tìm gặp đi đến ký kết hợp đồng.Tiêu biểu như mặt hàng chăn ga gối và đệm của công ty đã xuất hiện tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản – hai thị trường được đánh giá có bộ tiêu chí rất cao về mặt sản phẩm.

2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

a) Những hạn chế còn tồn tại

Thứ nhất,do việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài nên công ty thường rơi vào thế bị động và kéo theo sự bị động trong việc xuất khẩu các sản phẩm.Công tác kế hoạch chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời,chưa đồng bộ có khi xảy ra tình trạng người chờ việc,việc chờ người hoặc đang sản xuất đơn hàng, mã hàng này phải chuyển sang sản xuất đơn hàng mã hàng khác.Đôi khi trong những trường hợp như vậy,công ty phải trả giá cao hơn,chi phí cao hơn đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và năng suất lao động của công ty.

Thứ hai,việc nghiên cứu thị trường nội địa cũng như đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành chưa được chú trọng, vẫn còn để xảy ra tình trạng thị phần công ty chưa được cao,chịu lép vế nhiều so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.Mặc dù công ty chú trọng nhiều đến thị phần các khách hàng tầm trung nhưng hiện tại các đối thủ cạnh tranh đều hướng tới cả ba khách hàng thuộc phân khúc giá thấp, trung và cao

Thứ ba,lao động trong công ty hầu hết là lao động phổ thông và chưa qua quá trình đào tạo, do vậy mỗi khi tuyển nhân viên mới vào là công ty sẽ phải thực hiện quy trình đào tạo lại từ đầu và sẽ tổn thất các chi phí như tiền lương, bảo hiểm, phụ cấp.Chưa kể các chi phí nhân công trên tại Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong khi đơn giá sản xuất phải đảm bảo được tính cạnh tranh.Điều này đang đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp cần thiết phải gia tăng hiệu quả quản lý để phát triển lợi nhuận.

Thứ tư, hoạt động sản xuất và tiêu thụ chưa được ăn khớp,hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể.Chính sách phân phối chưa được chú trọng cao.

b) Nguyên nhân của hạn chế

Công ty May Sông Hồng có trong mình năng lực sản xuất và trình độ công nghệ kỹ thuật máy móc hiện đại nên luôn yêu cầu nhập khối lượng nguyên vật liệu lớn để gia tăng sản xuất sản phẩm nên việc tìm kiếm các nhà cung ứng tiềm năng, ổn định trong việc cung cấp nguyên vật liệu với tốc độ kịp lúc luôn là ưu tiên hàng đầu của công ty.Mặc dù công ty đã cố gắng tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa để bớt lệ thuộc hơn vào nguồn cung nhập liệu nhưng hầu như các doanh nghiệp nội địa chỉ đáp ứng được một nửa yếu tố chất lượng nguyên liệu đầu vào công ty hay nói rộng hơn là ngành công nghiệp phụ trợ nguyên vật liệu phát triển không cân xứng với ngành công nghiệp dệt may.

Do công ty có chủ trương trong giai đoạn từ năm 2017 về việc lấy thị trường xuất khẩu làm trọng tâm và chuyển dịch doanh thu hàng gia công sang hàng FOB nên thị trường nội địa của công ty chưa được chú trọng sâu, chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng tầm trung chưa đa dạng hóa sản phẩm dành cho các phân khúc khách hàng so với đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Hoạt động xúc tiến thương mại của công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế,chưa thực sự chú trọng đến các khâu xúc tiến thương mại.Hạn chế về hiệu quả Marketing vẫn còn tồn tại,hình ảnh quảng bá sản phẩm chưa thực sự thu hút nhiều đến sự chú ý của khách hàng.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.Các doanh nghiệp trong ngành tung ra nhiều chiến lược,sử dụng nhiều biện pháp tinh vi nhằm chiếm lĩnh thị

trường nên việc áp dụng các chiến lược kinh doanh mới của công ty vẫn cần nhiều thời gian để thử nghiệm.

Hệ thống quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập, điển hình là các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

3.1.Phương hướng phát triển và kinh doanh của công ty cổ phần May Sông Hồng

3.1.1.Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty

a) Mục tiêu kinh doanh của công ty

+ Mục tiêu phát triển trung và dài hạn

- Trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu.

- Xác định nhóm sản phẩm may mặc giữ vai trò chủ đạo, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần.

- Xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chính, trong đó dần chuyển dịch doanh thu hàng gia công sang hàng FOB, tìm cách cân bằng giữa các thị trường để tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ.

- Tăng năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa nhằm đẩy mạnh phục vụ thị trường trong nước với hơn 92 triệu dân.

+ Mục tiêu phát triển trong năm

- Chú trọng phát triển và gia tăng tỷ trọng năng lực nhóm sản phẩm chăn ga gối và đệm trên thị trường nội địa trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp

- Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đã đề ra:

Doanh thu: 4496 tỷ VNĐ (trong đó mảng chăn ga gối và đệm phấn đấu đạt mục tiêu thu về 387 tỷ VNĐ trong cơ cấu của tổng doanh thu)

Lợi nhuận: 467 tỷ đồng

- Đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

b) Phương hướng kinh doanh của công ty

- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn thông qua đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, kiểm soát nguồn cung ứng một cách khoa học, cân đối hợp lý các khoản đầu tư.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cho khối chuẩn bị sản xuất.

- Phát triển trình độ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế.Trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu.Vươn mình trở thành thương hiệu số một trong lĩnh vực chăn ga gối và đệm trên thị trường Việt Nam.

- Phát triển mở rộng các giá trị mới của sản phẩm nhằm mang lại nhiều lợi ích và lựa chọn cho khách hàng.

- Khuyến khích động lực phát triển và văn hóa doanh nghiệp.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí