hiệu quả, giúp nghiên cứu và phát triển những sản phẩm dịch vụ mới, củng cố quan hệ với khách hàng và đối tác.
Những buổi hội thảo, sự kiện để tri ân khách hàng đã được thực hiện, tuy nhiên công ty nên tổ chức nhiều hơn làm cho khách hàng cảm thấy được nhớ đến và sẽ đưa hình ảnh của công ty vào tâm trí mình. Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, hay các dự án hấp dẫn thu hút khách hàng và đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc mua hàng cũng như đầu tư của khách hàng.
Tăng cường các bano, áp phích ở các địa điểm đông dân cư.
Với sự phát triển của công nghệ số và công nghệ thông tin hiện nay thì công ty cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền mở rộng hơn trên các trang mạng xã hội như Facebook, Website, các diễn đàn (huerea.com, webtretho.com,v.v). Tăng cường thông tin quảng cáo, tiếp thị bằng các phương tiện kỹ thuật, đây là một trong những cách giới thiệu hình ảnh của công ty ra thị trường, là kênh thông tin mà khách hàng dễ tiếp cận nhất. Việc xây dựng phương pháp tiếp cận khách hàng bằng công cụ Marketing Online một cách hữu hiệu sẽ giúp công ty có thêm một bước phát triển vượt bậc, mang lại hiệu quả đáng kể.
Đặc biệt ở bộ phận marketing của công ty nên có thêm đội ngũ chăm sóc khách hàng để có thể nhanh chóng giải quyết những vấn đề của khách hàng cũng như thấu hiểu được những nhu cầu hay khó khăn của họ từ đó giúp công ty đưa ra những chiến lược cách thức chính xác và phù hợp nhất. Xây dựng danh sách khách hàng thân thiết nhằm có các chính sách ưu đãi cũng như chính sách hậu mãi để làm tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.
3.2.2 Nhóm giải pháp về Danh tiếng công ty
Theo kết quả phân tích hồi quy, đây là nhóm nhân tố thứ ba tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Qua quá trình hoạt động thì công ty cũng đã xây dựng được danh tiếng của mình đối với khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều công ty bất động sản khác cũng đã và đang tạo dựng được danh tiếng khá mạnh mẽ trên thị trường do đó để có thể tồn tại và phát triển bền vững công ty cần có những chính sách để tiếp tục xây dựng và nâng cao danh tiếng của mình.
Trong năm 2019 và 2020 vừa qua công ty cũng đã tham gia một vài hoạt động thiện nguyện. Công ty vẫn nên đẩy mạnh tham gia các hoạt động cộng đồng, công tác xã hội, phục vụ đồng bào, xây dựng các quỹ học bổng nghèo vượt khó, tài trợ cho các chương trình xã hội… Tuy nhiên, cần lưu ý cách tiến hành, không quá phô trương hay quá chú trọng đến hoạt động quảng cáo tránh mang lại tác động tiêu cực đến hình ảnh công ty. Qua đó phần chính là giúp đỡ xã hội và thêm vào đó có thể nhận được thiện cảm của khách hàng đối với công ty, để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Hành Vi Của Khách Hàng Được Điều Tra
- Kiểm Định Kmo Và Bartlett’S Test Biến Phụ Thuộc
- Đánh Giá Của Khách Hàng Đối Với Nhóm Năng Lực Marketing
- Kết Quả Xử Lý, Phân Tích Spss
- Kiểm Định Kmo Và Bartlett’S Test Biến Phụ Thuộc
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Mang lại những sản phẩm có chất lượng, rò ràng về mặt pháp lý, thông tin về sản phẩm luôn được công khai và cập nhật nhanh chóng. Những sản phẩm mang lại cho khách hàng phải đảm bảo đồng nhất với thông tin đã thông báo trước đó. Nhằm khẳng định uy tín của công ty và lấy được lòng tin của khách hàng.
Thông qua các chiến lược marketing và chiến lược hậu mãi để quảng bá thương hiệu. Ngoài ra cũng ty cũng nên đầu tư hơn nữa để đẩy mạnh cũng như mở rộng, lan truyền thương hiệu của mình đến các vùng lân cận trong thành phố Huế hay tiến xa hơn ra các tỉnh thành phố khác.
Một phần quan trọng giúp khẳng định và nâng cao hơn nữa hình ảnh, danh tiếng của công ty đó là đội ngũ nhân lực. Và yếu tố này sẽ được đề cập cụ thể hơn trong khi đưa ra nhóm giải pháp về năng lực nguồn nhân lực.
3.2.3 Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo
Việc đổi mới sáng tạo được xem là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đầy rủi ro và luôn biến động này. Qua kết quả phân tích có thể thấy yếu tố Năng lực sáng tạo đóng vai trò quan trọng thứ hai tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, nhìn chung thì công ty vẫn chưa có nhiều ý tưởng sáng tạo nổi bật trong kinh doanh.
Nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi cho đội ngũ nhân lực từ đó có thể nâng cao khả năng sáng tạo, xử lý của họ.
Có các chính sách tuyên dương, khen thưởng những ý tưởng mới đột phá trong công ty từ đó đề cao tính chủ động và tạo động lực thúc đẩy tư duy của nhân viên.
Ngoài ra, ở công ty chỉ có hòm thư góp ý của khách hàng, công ty nên có thêm hòm thư góp ý dành cho nhân viên vì có thể nhân viên ngại nói ra những ý kiến của mình một cách trực tiếp.
3.2.4 Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh
Qua kết quả về đánh giá của khách hàng về nhóm biến Định hướng kinh doanh có thể thấy khách hàng còn đánh giá ở mức trung lập và mức đồng ý còn chưa được cao trong khi nhóm nhân tố này có ảnh hưởng tương đối đến năng lực cạnh tranh của công ty do đó công ty cần có những giải pháp và chiến lược rò ràng, cụ thể hơn nhằm đưa công ty phát triển hơn trong tương lai.
Công ty nên thực hiện chiến lược tái cấu trúc theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và có sự đầu tư sản phẩm bài bản, chuẩn mực và nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần sau thời kì hậu Covid-19 này.
Thị trường bất động sản trong thời gian tới được dự báo sẽ sôi động trở lại và mang đến nhiều cơ hội mới, mặc khác từ quý 3/2020 công ty đã tuyển dụng thêm một lượng nhân viên kinh doanh mới do đó công ty nên chú trọng hơn về công tác đào tạo. Đối với một số nhân viên chưa có kinh nghiệm, ban lãnh đạo nên cho nhân viên đi thực tế để hiểu quy trình trước hơn là để nhân viên có khách hàng rồi mới cho tiếp xúc.
3.2.5 Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực
Qua kết quả đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố Năng lực nguồn nhân lực có thể thấy khách hàng tương đối hài lòng về đội ngũ nhân viên của công ty. Điều này cho thấy nhân viên là một nguồn lực mạnh mà công ty có được. Tuy nhiên công ty cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực để tận dụng lợi thế này, không ngừng nâng cao năng lực nguồn nhân lực từ đó nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Một là, nâng cao trình độ quản trị và đào tạo đội ngũ lãnh đạo. Ban lãnh đạo được xem như là đầu tàu của một tổ chức, nên trước hết đội ngũ này cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại. Một số kiến thức và kỹ năng của họ có thể đã có nhưng cần được hệ thống hóa và cập nhật mới. Nếu kết hợp được những kỹ năng cơ bản với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ
có tác động quyết định đối với đội ngũ ban lãnh đạo, qua đó có thể đưa ra các chính sách linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường đồng thời dẫn dắt đội ngũ nhân lực một cách hiệu quả hơn góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Hai là, công ty phải kỹ lưỡng trong công tác tuyển dụng nhân viên và cán bộ quản lý. Giúp hạn chế được những sai sót trong công tác tuyển chọn, từ đó lựa chọn được những người lao động thực sự có năng lực và phù hợp với công việc. Tránh được những đối tượng không mong muốn cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo. Bên cạnh đó, công ty nên kết hợp với các trường đại học cao đẳng để tuyển dụng những sinh viên giỏi sắp ra trường nhằm xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên trẻ, đầy năng động và sáng tạo có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên môn quan trọng sau này.
Ba là, công ty cần có những chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định nguồn nhân lực của mình. Bên cạnh đó luôn có chế độ và chính sách chiêu mộ nhân tài một cách hiệu quả. Tạo được niềm tin uy tín công ty trên thị trường. Tạo một môi trường làm việc hiện đại, năng động, cơ hội thăng tiến cao.
Bốn là, công ty cần đầu tư hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực, cần xây dựng một chương trình đào tạo khoa học, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng cho cán bộ nhân viên và người lao động trong công ty. Đặc biệt cần đào tạo cho các nhân viên hiểu biết về tâm lý khách hàng, đó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng. Chú trọng đào tạo nhân lực sẽ giúp cho công ty có được lợi thế trong tay về nguồn nhân lực vững cả về kỹ năng và chuyên môn.
Đặc biệt trong đợt dịch vừa rồi đã giúp công ty hiểu rò hơn tầm quan trọng của việc đào tạo đầy đủ các kỹ năng cho đội ngũ nhân viên mình. Qua đó công ty nên tiến hành rà soát lại đội ngũ nhân viên và bổ sung cũng như nâng cao những kỹ năng về telesales, quảng cáo online, marketing, kỹ năng quay phim, livestream giới thiệu sản phẩm, rèn luyện sự chuyên nghiệp và tạo thương hiệu cá nhân. Đó là những kỹ năng rất quan trọng để giữ chân khách hàng, tương tác với khách hàng khi không gặp được trực tiếp thì họ vẫn tin tưởng chuyển tiền. Đó cũng là cơ hội để nhân viên tích cực nâng cao kỹ năng về bất động sản trực tuyến để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Đất nước đang trong quá rình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu về đất ở, nhà ở, đất kinh doanh cũng như đất công nghiệp là rất lớn, đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đồng thời một biến cố lớn xảy ra trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong năm vừa qua đó là đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hướng lớn đến không ít các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường và cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Có thể thấy mặc dù đã bước sang thời kì hậu Covid-19 nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều khó khăn từ tài chính sụt giảm, nhân sự thay đổi hay những thay đổi trong nhu cầu đầu tư của khách hàng là những thách thức mà các công ty gặp phải. Tuy nhiên, song song với đó cũng có những cơ hội, ở Việt Nam doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là rất nhiều, nhưng qua đợt thử thách này những công ty vẫn có thể giữ vững được cho thấy uy tín, sức mạnh vững chắc của họ và đây cũng là thời gian để có thể thanh lọc lại thị trường kinh doanh bất động sản Việt Nam. Nhận thức được những mặc khó khăn cũng như cơ hội đó các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành bất động sản nói riêng đều phải cố gắng khai thác, tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có đồng thời khắc phục và hoàn thiện những mặt còn hạn chế để có thể đủ sức tồn tại phát triển và cạnh tranh với các đối thủ khác.
Từ kết quả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land hiện nay, tác giả đã hoàn thành được một số vấn đề: tổng hợp được một số cơ sở lý luận về thuyết năng lực động và năng lực cạnh tranh của công ty; nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua các kỹ thuật phân tích như: thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định giá trị trung bình các đánh giá của các nhóm khách hàng.
Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng thuyết năng lực động. Nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra là xác định được các nhân tố năng lực động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty theo
thứ tự từ cao đến thấp đó là: “Năng lực marketing”, “Năng lực sáng tạo”, “Danh tiếng công ty”, “Định hướng kinh doanh” và “Năng lực nguồn nhân lực”. Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cần tập trung nguồn lực để cải thiện hơn nữa các nhân tố này.
Đa số khách hàng đánh giá tốt về các nhóm nhân tố đưa vào khảo sát, tuy nhiên với mức độ đó thì công ty còn phải cố gắng rất nhiều vì sự cạnh tranh của những công ty khác đều rất gay gắt và không ngừng phát triển mạnh. Trong đó có nhóm biến về Định hướng còn chưa được sự đánh giá thật sự tốt từ khách hàng do đó công ty cần chú trọng hơn nữa về những chiến lược phát triển của mình, cần nắm bắt rò nhu cầu khách hàng cũng như biến động của thị trường.
Bên cạnh đó nghên cứu cũng đã đưa ra được một số đề xuất về giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
3.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai
Sự thiếu sót về kinh nghiệm cũng như khả năng nghiên cứu của bản thân và phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp với số mẫu còn chưa được nhiều do đó có thể chưa phản ánh được hết các ý kiến chung của toàn bộ khách hàng của công ty.
Nghiên cứu mới thực hiện ở trong bản thân công ty mà chưa đi sâu vào hoạt động cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành trong thị trường. Do đó, nghiên cứu còn hạn chế trong việc đánh giá một chiều, hạn chế về tính đại diện, những kiến nghị giải pháp có thể không hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực bất động sản.
Nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở một số nhóm nhân tố có thể tạo thành năng lực động của doanh nghiệp (năng lực marketing, danh tiếng công ty, năng lực sáng tạo, định hướng kinh doanh, năng lực nguồn nhân lực). Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét hoàn thiện hơn bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu trong cùng một ngành để có cái nhìn toàn cảnh hơn, xem xét đưa thêm những nhân tố mới có thể là năng lực động của doanh nghiệp như: năng lực hội nhập, năng lực kết nối, năng lực thích nghi v.v vào mô hình nghiên cứu để cải thiện khả năng giải thích của mô hình.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với các cơ quan chức năng
Chính phủ nên hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật như: luật chống bán phá giá, luật cạnh tranh, luật đấu thầu, luật đầu tư v.v cho phù hợp với luật quốc tế.
Hoàn thiện các cơ chế và chính sách liên quan đến thực tế bất động sản như chính sách thuế, hình thức giao dịch, chính sách thương mại, chính sách tài chính v.v nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động
Nhà nước nên đơn giản hóa các thủ tục như kê khai bất động sản, thuê đất, chuyển nhượng bất động sản, nộp thuế v.v.
Nhà nước cần thành lập quỹ bất động sản, giới thiệu chính sách kích thích và thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn vào thị trường bất động sản.
3.3.2 Đối với công ty
Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Hoàng Thịnh Phát Land bằng việc áp dụng thuyết năng lực động” đã rút ra được một số kết luận nghiên cứu quan trọng, có thể làm tiền đề và cơ sở giúp công ty tham khảo và đề ra những kế hoạch, giải pháp trong tương lai.
Với những giải pháp mà tác giả đã đề xuất ở trên, vì giới hạn các nguồn lực và khả năng, công ty cần xác định rò mục tiêu của mình, sắp xếp và điều chỉnh các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực cũng như bản thân công ty nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Quang Tuyến, Nhận diện năng lực động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội, tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) 11-21, 26/3/2015
2. Bùi Quang Tuyến, Xây dựng và phát triển năng lực động tại taajo đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Hà Nội – 2015
3. Đào Minh Đức, “Làm rò khái niệm thương hiệu”, 2008
4. Đinh Văn Ân, Chính sách phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Việt Nam, CTQG-2011
5. Hồ Trung Thành, 2012, Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các DN Ngành Công Thương. Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN
6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Hồng Đức
7. Huỳnh Thanh Nhã và La Hồng Liền, Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân tại Tp Cần Thơ, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ-Phần D: Khoa học chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 36 (2015)
8. Huỳnh Thị Thúy Hoa, 2009, Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH Siemens Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, TPHCM- 2009
9. Lê Thị Thu Thảo, Đỗ Thị Thanh Vĩnh, Nguyễn Tiến Thông, Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh động của Bưu điện tỉnh Khánh Hòa, Kết quả nghiên cứu đào tạo sau Đạo học, Tạp chí Khoa học- Công nghệ Thủy sản 15/3/2016
10. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Một số yếu tố tạo thành năng lực động doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng, Hội thảo “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp” – TP.HCM, 18/4/2009
11. Nguyễn Trần Sỹ, Năng lực động-hướng tiếp cận mới tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Báo Phát triển và hội nhập số 12 (22)- tháng 9-10/2013