Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 14


- Công ty cần tăng cường huy động nguồn vốn từ các cổ đông, các tổ chức tín dụng và từ thị trường tài chính, ngoài việc dùng nguồn vốn đó đầu tư cho lĩnh vực chính là xây dựng thì công ty cũng phải mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động như: lĩnh vực vận tải, lĩnh vực kinh doanh thương mại... điều này sẽ giúp công ty tăng khả năng quay vòng vốn lưu động và có khoản dư thừa để trợ giúp cho ngành xây dựng. Đồng thời sẽ giúp E&C tăng được năng lực cạnh tranh so với nhiều DN xây dựng khác.

- Công ty có thể tạo vốn một cách hợp lý bằng cách phát triển sản xuất kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng và tham gia nhiều lĩnh vực khác có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn, phải sử dụng nguyên tắc “lấy ngắn nuôi dải” nhằm mở rộng thị trưởng và nâng cao được tiềm lực tài chính cho công ty. Ngoài ra thông qua thị trường chứng khoán công ty có kế hoạch huy động vốn hợp lý, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí lãi vay và nâng cao hơn nữa lợi thế cạnh tranh, thương hiệu của mình trên thương trường.

- Đối với những tài sản dưới dạng máy móc thiết bị đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng, làm giảm năng suất và chất lượng công trình thì tiến hành thanh lý nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phí bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng. Điều này vừa giúp công ty có vốn để đầu tư mới, lại vừa giảm được chi phí, hạ giá thành tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.

- Một biện pháp nữa đó là E&C Hà Nội có thể huy động nguồn vốn từ trong nội bộ công ty bằng một lãi suất thích hợp, đây là nguồn vốn khá ổn định cho công ty. Tuy nhiên, để hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả thì ngoài mức lãi suất phù hợp công ty nên có những biện pháp tuyên truyền thuyết phục toàn bộ cán bộ công nhân viên về lợi ích của việc cho công ty vay vốn. Điều này sẽ giúp E&C Hà Nội nâng cao năng lực tài chính, tạo sức bật trong cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động cho công ty và đồng nghĩa với thu nhập của lao động trong công ty cũng tăng.

- Ngoài ra E&C Hà Nội cũng phải không ngừng duy trì, củng cố mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh, ủng hộ của họ khi tham dự thầu.


- Về vốn điều lệ của công ty là 18.000.000.000 đồng (mười tám tỷ đồng), chiếm tỷ trọng quá thấp so với quy mô hoạt động và tổng tài sản của công ty, nên sẽ rất khó cho công ty trong việc dự thầu thi công các công trình lớn. Vì vậy, E&C Hà Nội cần phải có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, để có thêm vốn đầu tư máy móc thiết bị mới, bổ sung thêm vốn lưu động, hạn chế bớt chi phí lãi vay ngân hàng, từ đó làm gia tăng thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác.

c/ Công nghệ

Mặc dù máy móc thiết bị công ty nhiều và đa dạng xong nhiều thiết bị cũng đã cũ và lạc hậu mà với tiềm lực hiện có của công ty thì chưa thể mua được những công nghệ mới, hiện đại của nước ngoài. Do vậy thời gian qua công ty đã áp dụng một số biện pháp khá hiệu quả như : đối với những công nghệ đã quá cũ, không còn giá trị thi công thì sẽ bị loại bỏ nhằm tránh tình trạng gây tổn hại đến chất lượng công trình và làm tăng chi phí sửa chữa. Còn đối với những thiết bị còn giá trị sử dụng thì công ty đã tăng cường cải tiến, tu sửa, bảo dưỡng nhằm làm tăng tuổi thọ và khả năng sử dụng của máy. Ngoài ra công ty cũng không ngừng tìm kiếm hình thức tài trợ vốn thông qua các hợp đồng mua bán trả chậm , thuê tài chính để mua các máy móc thiết bị ,công nghệ mới nhằm từng bước hiện đại hoá tài sản , máy móc thiết bị của công ty. Các biện pháp này đã thực sự làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Như trên phân tích ta thấy trình độ máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tính kinh tế, tính kỹ thuật, mỹ thuật, chi phí và tiến độ thi công của các công trình. Mà thiết bị của công ty thì đa phần đã "già" , năng suất thấp, tăng thêm nhiều chi phí bảo dưỡng , sửa chữa cho công ty. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa , công ty nên thực hiện theo các hướng chính sau :

- Thứ nhất, đối với những thiết bị đã quá cũ và không còn giá trị sử dụng công ty nên tiến hành thanh lý nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phí cho bảo trì, sửa chữa, chi phí bến bãi, vận chuyển...

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần E&C Hà Nội - 14


- Thứ hai, những thiết bị còn giá trị sử dụng thì công ty nên tập trung cải tiến, phục hồi, sửa chữa, nâng cấp và tăng giá trị sử dụng của thiết bị. Đây là biện pháp khá đơn giản, ít tốn kém và giúp công ty có thể đảm bảo tiến độ thi công và công nhân đã quen với công nghệ.

- Thứ ba, với số máy móc thiết bị còn thiếu thì công ty nên lập kế hoạch đầu tư thông qua hình thức thuê tài chính , vay ngân hàng , hợp đồng liên danh , liên kết hoặc thuê hoạt động TSCĐ sao cho phù hợp với tài chính công ty và nhu cầu sử dụng xe máy thiết bị .

3.3.4. Tăng cường uy tín và thương hiệu của Công ty

Với tôn chỉ hoạt động là tối đa hóa lợi ích của khách hàng để tạo giá trị gia tăng chung cho công ty và xã hội. Công ty luôn hướng đến sự sáng tạo với những sản phẩm mang tính độc đáo, khác biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, gần gũi với môi trường tự nhiên và đầy đủ tiện ích cho khách hàng.

Tầm nhìn chiến lược lâu dài của công ty là tập trung xây dựng Công ty phát triển toàn diện trên cơ sở lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là đầu tư xây dựng nhà ở, khu công nghiệp, cơ quan nhà nước... đảm bảo tăng trưởng ổn định lợi nhuận hàng năm, không ngừng phát triển và khẳng định thương hiệu “E&C Hà Nội”.

Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tanh và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của công ty cổ phần E&C Hà Nội.

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu Quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn định

Tăng cường sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Các công cụ chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nước. Do đó, thông qua chủ trương


chính sách cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững.

Để hội nhập tốt hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì Chính phủ nên hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật như: luật chống bán phá giá, luật cạnh tranh , luật quy định về bản quyền, luật đấu thầu , luật đầu tư ...cho phù hợp với luật quốc tế trên sân chơi WTO. Đối với các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn phải kịp thời với thời điểm của luật, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa có. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh của mình.

Bên cạnh luật pháp thì Nhà nước cũng cần hoàn thiện các chính sách kinh tế như: chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, hàng rào thương mại...nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Ví dụ : để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi nền kinh tế thế giới suy thoái thì Nhà nước ban hành chính sách tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp vay lãi suất thấp, thời gian kéo dài hoặc giãn thuế , giảm thuế phải nộp ... từ đó sẽ tạo điều kiện cho các công ty có thể tích lũy lượng vốn cần thiết để củng cố hoạt động SXKD, vượt qua được những khó khăn , thử thách và có điều kiện tham gia thi công các công trình.

3.4.2 Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục đào tạo khoa học kỹ thuật, nghiên cứu triển khai

Do hệ thống giáo đục và đào tạo còn nhiều bất cập: Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, tình trạng có bằng cấp nhưng không có kiến thức và kỹ năng phản ánh những bất cập rất lớn về nguồn nhân lực mà chúng ta đang có.

Trong lúc đó, cỗ máy đào tạo vẫn tiếp tục chạy theo quán tính và tiếp tục cho "ra lò" những sản phẩm mà thị trường ít có nhu cầu. Điều này bắt buộc nhiều doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lại những người đã qua đào tạo. Rõ ràng chúng ta đang chi phí hai lần cả về thời gian và cả về tài chính cho một việc. Mà như vậy thì năng lực cạnh tranh của cả quốc gia là không thể cao. Cải cách hệ thống giáo dục và đào


tạo theo đòi hỏi của thị trường lao động là rất cần thiết để loại bỏ những nguyên nhân loại này.Vì vậy:

- Nhà nước cần tổ chức lại hệ thống giáo dục, cơ cấu đào tạo, hướng toàn dân vào những ngành nghề phù hợp với trình độ của mình và với yêu cầu của đất nước. Các trường dạy nghề phải tạo ra được những người thợ có tay nghề cao, ý thức kỷ luật, lao động tốt. Giáo dục đại học phải tạo ra những doanh nhân tài ba, những kỹ sư giỏi biết tiếp thu những thành tựu công nghệ hiện đại, biết cải tiến và nghiên cứu phát minh nhiều sáng kiến làm ra nhiều sản phẩm công nghệ mới phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.

- Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để cho các cán bộ nghiên cứu của các Viện, các trường đại học, các doanh nghiệp đi thực tập nghiên cứu ở nước ngoài, hợp tác nghiên cứu với họ để nâng cao trình độ. Mặt khác cả Nhà nước và doanh nghiệp cần có những chế độ ưu đãi cao đối với những cá nhân có sáng chế tốt , mang lại nhiều lợi ích nhằm khuyến khích những tài năng để họ không ngừng tìm tòi , nghiên cứu. .

- Nhà nước cần hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn (bằng những hình thức đa dạng) trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Tất cả các biện pháp này nhằm tạo điều kiện cho việc cung cấp nguồn nhân lực đầu vào cho các doanh nghiệp có chất lượng cao , giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

3.4.3 Đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính

Từ lâu nay thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền của Việt Nam khá rườm rà gây khó khăn cản trở cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy Nhà nước cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục,


những khâu không cần thiết trong quá trình xét duyệt đầu tư, áp thuế hải quan, thông quan hàng hoá, đăng ký kinh doanh...thực hiện cơ chế một cửa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, lao động và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Đồng thời ban hành các chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm công chức, của doanh nghiệp, của người dân, ban hành luật thanh tra. Như vậy để đảm bảo tính công khai, minh bạch và công bằng tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho mọi tổ chức trong xã hội, cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực của mình trên thương trường .Cụ thể , ta thấy các sản phẩm xây lắp chủ yếu bán cho Nhà nước, công tác thanh tra giám sát đều trải qua các khâu như nhau. Vì vậy Nhà nước cần quy định cụ thể , tránh chồng chéo khi một dự án mà nhiều tổ chức thanh tra , kiểm tra như thanh tra nhà nước , kiểm toán nhà nước , công an ...mà doanh nghiệp không thể biết được kết luận của cơ quan nào là quyết định cuối cùng.

3.4.4 Mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại với các nước

Hiện tại Việt nam đã là thành viên của WTO do vậy cơ hội cho chúng ta mở rộng thị trường là rất lớn, năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng được nâng cao. Vì vậy Nhà nước cần phải tăng cường ngoại giao nhằm xúc

tiến thương mại và đầu tư, tìm kiếm thị trường cho các doanh nghiệp cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư về trong nước. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực của mình trên trường quốc tế.


KẾT LUẬN

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy công ty đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể khi hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Hà Nội trong những năm qua. Tuy nhiên, công ty vẫn còn những tồn tại trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị đào tạo thị trường này. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị đào tạo trên thị trường này là mục tiêu mà công ty đưa ra trong chiến lược phát triển thị trường của mình. Dưới góc độ một doanh nghiệp, công ty cần chủ động thực hiện các biện pháp để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị đào tào nghề trên thị trường Hà Nội đạt hiệu quả, không những làm tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty và khi công ty nghiên cứu cung cấp các thiết bị đào tạo nghề tiên tiến chất lượng thì sinh viên sẽ tiếp cận những khoa học tiến tiến phục vụ tốt cho công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của sinh viên và tạo nên chất lượng đào tạo, mang đến lượng sinh viên ra trường chất lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp.

Chỉ có những nỗ lực của công ty mà thiếu đi sự hỗ trợ của nhà nước thì công ty cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thiết bị đào tạo tự động hóa trên thị trường Hà Nội. Do đó, nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vự tự động hóa, giúp các công ty giảm bớt gánh nặng về chi phí tài chính, thời gian nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và tận dụng được cơ hội kinh doanh để hoàn thành tốt chiến lược “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần E&C Hà Nội”.

Tuy nhiên do nội dung đề tài rất rộng, công ty thì có nhiều lĩnh vực hoạt động và khả năng kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên đề tài của tác giả chỉ tập trung vào việc phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trên mảng chính của mình đó là xây dựng, đồng thời đề ra một số giải pháp thật sự cần thiết để giúp công ty ngày càng đứng vững và phát triển hơn trong nền kinh tế có sự cạnh tranh rất quyết liệt . Đây là lĩnh vực khá phức tạp song được sự hướng dẫn tận tình của cô TS NGUYỄN THU QUỲNH cùng với các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần E&C Hà Nội đã giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu để có thể hoàn thành tốt đề tài của mình ...

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Công ty cổ phần E&C Hà Nội, Báo cáo tổng kết hoạt động SXKD và phương hướng hoạt động các năm 2018, 2019, 2020 .

2.Công ty cổ phần E&C Hà Nội , Báo cáo tài chính đã được kiểm toán các năm 2018, 2019, 2020,

3.Điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần E&C Hà Nội

4.Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 5.M.Porter ( 1996), Chiến lược cạnh tranh , NXB Kỷ thuật .

6.PGS.TS Nguyễn thị Liên Diệp , Th.S Phan Văn Nam , Chiến lược & Chính sách kinh doanh ( năm 2006 ), NXB Lao động - Xã Hội .

7.Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ 8.Hoàng Thọ Vinh (2001), Xây dựng tiêu chuẩn năng lực nhà thầu – Tạp chí

xây dựng – Số 09;

9.Lê Đăng Doanh (2010), Những nút thắt trong phát triển năng lực cạnh tranh tại Việt Nam;

10.Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật;

11.Nguyễn Thế Nghĩa (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế;

12.Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong Quản trị kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê;

13.Nguyễn Văn Chọn (1999), Quản lý Nhà nước về kinh tế và Quản trị kinh doanh trong xây dựng, Hà Nội;

14.GS, TS. Nguyễn Đăng Hạc, PGS Lê Tự Tiến. PGS. TS. Đinh Đăng Quang, Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng;

15.Micheal E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, Nhà xuất bản Trẻ Tp Hồ Chí Minh ;

16. Paul A. Samuelson (2000), Kinh tế học, dịch giả Lê Đông Tâm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

17.Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, dịch giả Vũ Trọng Hùng, Phan Thăng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;

18.Một số thông tin trên Internet.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023