Thiết Kế, Giả Thiết Và Phương Pháp Nghiên Cứu


- Phạm vi không gian: Luận án thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, luận án cũng tìm hiểu kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ở một số quốc gia, NHTM tiêu biểu trên thế giới và một số tỉnh của Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Số liệu phân tích của luận án tập trung trong khoảng thời gian 2013 – 2017, số liệu khảo sát từ tháng 05/2017 đến tháng 09/2017, định hướng và các giải pháp, kiến nghị đề xuất đến năm 2025.

6. Thiết kế, giả thiết và phương pháp nghiên cứu

6.1. Thiết kế nghiên cứu

Khung thiết kế nghiên cứu của luận án được sơ đồ hóa tại Phụ lục 1.

Nội dung cụ thể như sau:

- Xác định vấn đề nghiên cứu:

Vấn đề nghiên cứu của luận án là khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ.

- Các lý thuyết nền và nghiên cứu tổng quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Dựa trên các lý thuyết nền liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV (gồm lý thuyết phân bổ tín dụng, lý thuyết kinh tế học thể chế, lý thuyết mạng lưới quan hệ xã hội và lý thuyết kinh tế có điều tiết), đồng thời tác giả kế thừa mô hình 5C và tham khảo, phát triển thêm các nhân tố từ các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung luận án, trên cơ sở đó xác định các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án.

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ - 5

* Thang đo chính thức:

Dựa trên các lý thuyết nền, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó cùng kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp, đồng thời bổ sung thang đo “Chính


sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương”. Kết quả tác giả đã xây dựng được 9 thang đo đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng (với 40 biến quan sát) và 1 thang đo đại diện cho khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ (với 2 biến quan sát).

- Thang đo 1: Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn.

Gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ NLLD1 đến NLLD6 (Phụ lục 4).

- Thang đo 2: Mối quan hệ của doanh nghiệp. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ QHDN1 đến QHDN4 (Phụ lục 4).

- Thang đo 3: Tài sản đảm bảo. Gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ TSDB1 đến TSDB3 (Phụ lục 4).

- Thang đo 4: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ KNTN1 đến KNTN4 (Phụ lục 4).

- Thang đo 5: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp. Gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ MBTC1 đến MBTC3 (Phụ lục 4).

- Thang đo 6: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ LSVN1 đến LSVN4 (Phụ lục 4).

- Thang đo 7: Chính sách tín dụng của NHTM. Gồm 7 biến quan sát, ký hiệu từ CSTD1 đến CSTD7 (Phụ lục 4).

- Thang đo 8: Chi phí vay vốn. Gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ CPVV1 đến CPVV3 (Phụ lục 4).

- Thang đo 9: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CSHT1 đến CSHT4 (Phụ lục 4).

- Thang đo 10: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV. Gồm 2 biến quan sát, ký hiệu từ TCTD1 đến TCTD4 (Phụ lục 4).

* Các giả thuyết nghiên cứu:

Dựa trên các lý thuyết kinh tế liên quan và kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố, cùng những phát hiện từ nghiên cứu định tính của tác giả,


9 giả thuyết đã được xây dựng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa 9 nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV trong mô hình nghiên cứu. Nội dung các giả thuyết nghiên cứu cụ thể như sau:

H1: Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn có tác động

thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H2: Mối quan hệ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H3: Tài sản đảm bảo có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H4: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H5: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H6: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H7: Chính sách tín dụng nới lỏng của NHTM có tác động thuận chiều

đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H8: Chi phí vay vốn có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

H9: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương có tác động thuận chiều đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

* Mô hình nghiên cứu:

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, dựa trên các lý thuyết nền, kế thừa, phát triển các nghiên cứu đã công bố trước đó (Phụ lục 2), tác giả xác định mô hình tương quan tổng thể có dạng:


TCTD = f(NLLD, QHDN, TSDB, KNTN, MBTC, LSVN, CSTD, CPVV, CSHT)

Trong đó:

- Biến phụ thuộc: TCTD – Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

- Biến độc lập:

+ NLLD: Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn.

+ QHDN: Mối quan hệ của doanh nghiệp.

+ TSDB: Tài sản đảm bảo.

+ KNTN: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

+ MBTC: Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp.

+ LSVN: Lịch sử vay nợ của doanh nghiệp.

+ CSTD: Chính sách tín dụng của NHTM.

+ CPVV: Chi phí vay vốn.

+ CSHT: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương.

- Phương pháp nghiên cứu.

Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Phân tích kết quả và đề xuất giải pháp, kiến nghị.

Phân tích, so sánh và thảo luận về kết quả nghiên cứu định tính, định lượng với mục đích làm cơ sở đưa ra những đánh giá, nhận xét về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ, cũng như chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ.

6.2. Giả thiết nghiên cứu

Để đảm bảo tính khoa học và logic, luận án đưa ra hai giả thiết sau:


- Giả thiết 1: Khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố bất kỳ đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV thì các nhân tố còn lại là không thay đổi.

- Giả thiết 2: Khi nghiên cứu về chính sách tín dụng của các NHTM, do trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chỉ có các chi nhánh NHTM hoạt động, do vậy luận án giả định rằng chính sách tín dụng đối với DNNVV của NHTM được các chi nhánh NHTM tại tỉnh Phú Thọ tuân thủ và thực hiện đầy đủ.

6.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung. Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó phần trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mục tiêu để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

6.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu định tính được sử dụng làm tiền đề cho việc thiết kế phiếu khảo sát trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình.

6.3.1.1. Nghiên cứu tại bàn

Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả thực hiện nghiên cứu tại bàn với các thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án với mục tiêu là tổng hợp và xác định các lý thuyết nền có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án cũng như các khoảng trống nghiên cứu, trên cơ sở đó xác định khung lý thuyết của luận án và các khái niệm liên quan. Đồng thời đánh giá và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV mà các nghiên cứu công bố trước đây đã kiểm định.


Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu sẵn có, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thì, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp sử dụng cho nghiên cứu tại bàn được thu thập từ các nguồn sau: Các văn bản pháp luật liên quan đến DNNVV và tín dụng DNNVV; Số liệu của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ về số lượng DNNVV tại tỉnh Phú Thọ; Số liệu của NHNN chi nhánh tỉnh Phú Thọ về hoạt động tín dụng DNNVV của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ,...; Các luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học, kỷ yếu hội thảo và các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án.

Với kết quả nghiên cứu tại bàn, tác giả xác định được 08 thang đo sơ bộ đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, gồm:

(1) Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ cố vấn.

(2) Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp.

(3) Tài sản đảm bảo.

(4) Tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

(5) Sự không minh bạch tài chính của doanh nghiệp.

(6) Lịch sử các khoản nợ có vấn đề của doanh nghiệp.

(7) Chính sách tín dụng của NHTM.

(8) Chi phí phát sinh ngoài lãi vay.

6.3.1.2. Phỏng vấn sâu

a. Đối tượng phỏng vấn

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với một số chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh tế lượng đang làm việc tại Trường Đại học Hùng Vương, đồng thời tác giả cũng tiến hành tiếp xúc và phỏng vấn sâu với các lãnh đạo, kế toán trưởng các DNNVV, các cán bộ tín dụng và lãnh đạo một số chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ (Phụ lục 3).


b. Nội dung phỏng vấn

Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào những nội dung chính sau:

(1) Sự cần thiết phải nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay?

(2) Những khó khăn mà các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ gặp phải trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng? Biện pháp hiện nay mà các DNNVV đã áp dụng để khắc phục khó khăn này?

(3) Các chi nhánh ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ đã làm gì để mở rộng tín dụng DNNVV? Những khó khăn gì nảy sinh trong quá trình tìm kiếm khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn và cấp tín dụng cho DNNVV?

(4) Các cơ chế, chính sách hiện nay có tác động như thế nào đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ?

(5) Những nhân tố nào hiện nay ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ?

(6) Sự phù hợp của các thang đo, các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu của tác giả?

Tùy từng đối tượng phỏng vấn, tác giả sử dụng linh hoạt các câu hỏi hướng đến các nội dung chính của cuộc phỏng vấn, đồng thời bổ sung thêm các câu hỏi mở dưới dạng dẫn dắt nhằm giải thích sâu hơn nội dung của câu hỏi phỏng vấn, giúp đối tượng trả lời tập trung vào nội dung câu hỏi. Nội dung cuộc phỏng vấn sẽ được tác giả ghi chép lại, sau đó tổng hợp và đưa ra các kết luận nhằm hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu định tính ban đầu.

c. Kết quả phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy ý kiến những người trả lời có nhiều điểm chung, cụ thể:


Một là, những người tham gia trả lời phỏng vấn sâu đều khẳng định các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, và có nhu cầu vay vốn NHTM nhưng rất khó khăn trong quá trình tiếp cận.

Hai là, các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ hiện nay gặp rất nhiều rào cản khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng như quy định về tài sản đảm bảo, thiếu các sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu của DNNVV,… Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ còn thiếu chủ động trong việc hoàn thiện bản thân để đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của NHTM.

Ba là, các chi nhánh NHTM hiện nay đã đẩy mạnh mở rộng tín dụng DNNVV, tuy nhiên cũng rất khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của DNNVV, đặc biệt là thiếu các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Ngoài ra, NHTM cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng DNNVV để cho vay do thiếu thông tin về đối tác.

Bốn là, những người phỏng vấn, đặc biệt là phía lãnh đạo và kế toán trưởng DNNVV đều đánh giá cao những chủ trương, chính sách cũng như những chương trình hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và tỉnh Phú Thọ.

Năm là, những người phỏng vấn đều đồng tình phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo ba chủ thể (DNNVV, NHTM, Chính phủ và địa phương), trong đó các chuyên gia nhận định các nhân tố thuộc về DNNVV có ý nghĩa quyết định lớn nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Sáu là, đối với câu hỏi khảo sát nhằm phân loại DNNVV theo quy mô (siêu nhỏ, nhỏ, vừa) thì không nên để DNNVV tự xác định vì có thể họ xác định không phù hợp với tiêu chí phân loại theo nghiên cứu của tác giả. Vậy nên khi khảo sát nên đặt các câu hỏi về số lao động, tổng nguồn vốn, doanh thu bình quân, dựa trên các thông tin tác giả sẽ chủ động xác định quy mô DNNVV theo tiêu chí thống nhất.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí