Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội - 17


­ Đào tạo nâng cao: nhằm bổ túc kiến thức thị trường, các lĩnh vực khoa học kinh tế ­ xã hội, phương pháp nghiên cứu, phân tích tài chính các dự án, hoạt động kinh doanh của một số ngành kinh tế liên quan từ đó nâng tầm nhận thức để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh cho từng thời kỳ đồng thời có khả năng tư vấn cho khách hàng coi quan hệ này là quan hệ thân chủ.

­ Đào tạo chuyên sâu về công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng để mỗi cán bộ theo những nghiệp vụ khác nhau giỏi về chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp. Những cán bộ này phải được đào tạo về qui trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ và mối quan hệ của nó với các nghiệp vụ khác. Hình thức đào tạo có thể thực hiện tại chỗ hoặc cử đi học các lớp ngắn hạn.

­ Trang bị kiến thức, lý luận Marketing cho các nhân viên tạo điều kiện cho họ trở thành những mắt xích trong thu thập thông tin, sử lý thông tin kịp thời để góp phần đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao kỹ năng năng giao tiếp, tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng. ứng dụng kiến thức này vào thị trường là việc hết sức quan trọng đặc biệt là thị trường đối với các cá nhân riêng lẻ, các tiểu chủ vì động cơ của khách hàng này rất đa dạng. Vì vậy chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khách hàng, đặc điểm ra quyết định mua sản phẩm dịch vụ của ngân hàng từ đó có phương pháp tiếp cận, thuyết phục có hiệu quả.

Con người là yếu tố trung tâm, quyết định sự thành bại của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp vì vậy công tác đào tạo, đào tạo lại có hiệu quả sẽ cung cấp cho ngân hàng đội ngũ cán bộ quản lý tác nghiệp có chất lượng cao để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Ba là, Ngân hàng MHB cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng của Ngân hàng mình, xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và chuẩn mực để đáp ứng mục tiêu thu hút nhân lực tiềm năng, có chính sách đãi ngộ hợp lý để giữa chân người tài có nhiệt huyết. Văn hóa doanh nghiệp là một đặc trưng riêng của doanh nghiệp, qua đó người lao động làm việc trong doanh nghiệp cảm thấy tự hào, gắn bó và có trách nhiệm với công việc của mình. Văn hóa doanh nghiệp góp phần


làm cho người lao động hăng say làm việc, chất lượng hiệu quả công việc được nâng cao nhờ đó hiệu của sử dụng lao động cũng ngày càng được nâng lên.


KẾT LUẬN


Với việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bám sát đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu với đề tài là “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Hà Nội”, cụ thể:

1. Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp và những nhân tố ảnh hưởng đế hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.

2. Tập trung nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện về thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng MHB – Chi nhánh Hà Nội. Từ đó, chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong công tác sử dụng lao động tại Chi nhánh.

Trên cơ sở phân tích thực tiễn và nhận thức rõ các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng lao động, tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng MHB – Chi nhánh Hà Nội như: xây dựng chiến lược nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, xây dựng hiệu quả hệ thống quản trị nguồn nhân lực (bố trí sử dụng lao động hợp lý,


đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn lao động, nâng cao chất lượng

công tác đánh giá hiệu quả người lao động.)

công việc, xây dựng chính sách tạo động lực cho

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quận, sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban lãnh đạo cũng như đồng nghiệp tại Ngân hàng MHB – Chi nhánh Hà Nội trong quá trình hoàn thành luận văn.

Mặc dù có những đóng góp nhất định, do giới hạn bởi thời gian và sự hiểu biết của bản thân, chắc chắn luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định. Tôi xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý và các giảng viên để luận văn hoàn thiện hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Xuân Cầu (2002), Giáo trình phân tích lao động xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Lê Anh Cương (2004), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự, , NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

3. Lê Thiện Đào Duyên (2011); “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty cổ phần May Hữu Nghị”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Giáo trình Quản trị Kinh doanh, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.

5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân, xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Giáo trình Quản trị nhân lực,

Nhà

6. Phạm Thị

Hoài (2011);

“Nâng cao hiệu quả sử

dụng lao động tại Công ty

TNHH Kim Thạch”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.


7. Võ Thị Hương Huyền (2011); “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Xây dựng và Xuất Nhập khẩu Quyết Thắng”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Quách Thị

Thu Huyền (2005), “Nâng cao hiệu quả

sử dụng lực lượng lao

động trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý ở Bưu điện Thành phố Hà Nội”,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Dương Thị Liễu (2006), Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Nguyễn Văn Mạnh (2009), “Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

11. Trần Phương (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng ở Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Nguyễn Hữu Thân (2008), Giáo trình Quản trị Nhân sự, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

13. Lê Thị Thu Trang (2007), “Nghiên cứu thống kê hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 ­ 2005”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 – 2011.

15. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội, Báo cáo quản trị nhân sự năm 2007 – 2011.


PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 01

BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC THI CÔNG VIỆC


Tên Nhân viên:

Chức danh công việc/ bộ phận:

Ngày đánh giá:




Kỳ đánh giá:

Thời gian giữ chức vụ hiện tại:

Tên Quản lý bộ phận:




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội - 17


I­ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN

1.1. Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu chính được giao trong kỳ thông qua thang điểm, chú trọng về mặt slượng, cht lượng và thi gian hoàn thành; đưa ra ý kiến, lý do cụ thể về mức độ hoàn thành nhiệm vụ/ mục tiêu. Thang điểm:

1 ­ Không đạt: Chưa đáp ứng toàn bộ các yêu cầu, thường xuyên cần giám sát và hướng dẫn.

2 ­ Đạt một số: Đáp ứng một số yêu cầu, vẫn cần sự hỗ trợ và hướng dẫn.

3 ­ Đạt yêu cầu: Thực hiện toàn bộ công việc đáp ứng mục tiêu.

4 ­ Vượt một số: Thực hiện công việc với chất lượng tốt, vượt mục tiêu, có trách nhiệm, có hiệu quả.

5 ­ Vượt yêu cầu: Thực hiện công việc thành thạo, thường xuyên vượt mục tiêu, độc lập trong công việc.



Mục tiêu công việc

Kết quả công việc được giao

Đánh giá

NV đưa ra ý kiến

và lý do

NV tự đ /giá

QL bộ phận




1 2 3 4 5

1 2 3 4 5


1






2






3






4







5






6






Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công

việc:





(Ghi chú: Mục tiêu công việc được cụ thể theo từng vị trí công việc dựa theo bản mô tả công việc)

1.2. Đánh giá thái độ trong công việc

Đánh giá thái độ trong công việc thông qua thang điểm đối với từng tiêu chí. Thang điểm:

1 ­ Cần cải thiện: Chưa đáp ứng toàn bộ các yêu cầu về thái độ trong công việc.

2 ­ Đạt yêu cầu: Đáp ứng được các yêu cầu về thái độ trong công việc.

3 ­ Tốt: Có ý thức làm việc tốt và nêu gương cho các nhân viên khác



Tiêu chí


Chi tiết

Đánh giá

Quản lý bộ phận nhận xét (nếu có)

NV tự

/giá

đ

QL bộ

phận



1

2

3

1

2

3


Trách nhiệm

1. Trách nhiệm đối với công

việc, duy trì năng suất cao, sức lực và lòng nhiệt tình




2. Phối hợp với các bộ phận;

tuân thủ các chính sách, quy định




Kiến thức

3. Ý thức và khả năng học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận trách nhiệm mới, ý tưởng và phương pháp làm

việc mới




4. Kiến thức kinh doanh (cập

nhật thông tin về sản phẩm, đối thủ, môi trường, công nghệ, …)





5. Cải tiến và sáng tạo, đổi mới





Tư duy

6. Giải quyết vấn đề và đưa ra ý kiến tham mưu cho lãnh đ

định, hoặc tự quyết định (n

giao quyền)




Giao tiếp

7. Giao tiếp với khách hàng




8. Giao tiếp trong nội bộ




Thích ứng với môi trường làm việc

9. Khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc (áp lực về tiến độ, chất lượng, mức độ khó khăn, yêu

cầu đột xuất)




10. Khả năng thích ứng trước những

thay đổi (môi trường, công nghệ,…)




Tổng kết đánh giá thái độ trong công việc:





ạo quyết

ếu được

1.3. Đánh giá tổng kết

Dựa trên đánh giá về kết quả thực hiện và thái độ trong công việc, Quản lý bộ phận đánh giá tổng thể

Tổng hợp kết quả đánh giá:

.............................................................................................................

Đánh giá tiềm năng tương lai: .......................................................................................................

Cần cải thiện

Phù hợp

Tiềm năng

Vị trí chưa phù hợp ­ nhân

Vị trí phù hợp ­ nhân viên

Khả năng thăng tiến ­ nhân viên

viên chưa có khả năng đáp

có đầy đủ khả năng đáp

thể hiện khả năng thực hiện công

ứng với yêu cầu và thách

ứng yêu cầu ở vị trí hiện

việc ở mức cao, có khả năng đảm

thức của công việc hiện tại

tại, có khả năng phát

đương nhiệm vụ thách thức cao


triển

hơn so với vị trí hiện tại

......


II­ Ý KIẾN KHÁC CỦA NHÂN VIÊN

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

III­ Ý KIẾN KHÁC CỦA QUẢN LÝ BỘ PHẬN

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

IV­ ĐÁNH GIÁ CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

..................................................................................................................................................

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí