Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Của Vn Giai Đoạn 2001 - 2007


khách hàng có quan hệ tín dụng, đồng thời tăng cường các khoản đầu tư chứng khoán quốc tế.

(5) Kinh nghiệm nâng cao năng lực hoạt động TTQT của NHTM Trung Quốc khi hội nhập quốc tế

Cơ chế hoạt động của hệ thống NH Việt Nam có một số nét tương đồng với các NH Trung Quốc. Các NH Trung Quốc hiện nay đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn bởi các cam kết hội nhập quốc tế. Hiện tại, Trung Quốc có 4 NHTM NN, 3 NH chính sách, 11 NHTMCP, 4 công ty quản lý tài sản và 112 NHTM cấp thành phố. Theo đánh giá thì hệ thống NHTM Trung Quốc tồn tại những yếu kém nổi bật như: Số vốn điều lệ nhỏ bé, tỷ lệ an toàn vốn thấp; Trình độ quản lý yếu kém, nhiều NHTM thua lỗ; Cơ cấu tổ chức nặng nề, sự can thiệp của NN vào cơ cấu tổ chức, công tác tổ chức của các NH rất lớn.

Để có thể nâng cao năng lực hoạt động TTQT của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế, các NHTM Trung Quốc đã thực hiện một số giải pháp như:

- Thứ nhất, tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu.

- Thứ hai, yêu cầu các NHTM NN tự hoạch định ra kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế là 8%.

- Thứ ba, thực hiện xác định giá trị DN, thực hiện cổ phần hoá và niêm yết cổ phiếu của NHTM trên thị trường chứng khoán.

- Thứ tư, đẩy mạnh văn hoá kinh doanh trong NH kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viênNH. Văn hoá NH được thể hiện hoạt động NH theo tiêu chuẩn quốc tế, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và các nội dung khác thuộc về văn hoá trong kinh doanh.

- Thứ năm, hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo các tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ NH dựa trên công nghệ cao.

1.3.2. Bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam


Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như:

Một là: Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động TTQT riêng biệt với hệ thống quản trị tín dụng trực thuộc HĐQT, thành viên Hội đồng tín dụng không được là thành viên Hội đồng quản lý rủi ro.

- Xây dựng nhanh, hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ tốt cho công tác quản trị rủi ro hoạt động TQTT. Thực hiện các khuyến nghị của uỷ ban Basel về giám sát NH.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động TTQT, tăng cường quản lý rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm công tác TQTT vì theo kinh nghiệm của KEB thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Hai là: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro hoạt động TTQT. Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, HĐH công nghệ, hoạt động marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tư duy kinh doanh mới; xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp, xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn bản đã được xây dựng. Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM trong kinh doanh, áp dụng đầy đủ hơn các quy chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.


Ba là: Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình hoạt động TTQT hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT để ngăn ngừa rủi ro.

Bốn là: Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS) cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH (PIS), hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa. Chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động TTQT. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để bắt kịp với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ làm tiết giảm được thời gian, lao động, phục vụ việc quản trị, điều hành, tác nghiệp cũng như phục vụ khách hàng nhanh chóng thuận tiện hơn. Đồng thời với việc phát triển công nghệ ngân hàng là việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Năm là: Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các NH trên thế giới, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về vốn và công nghệ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các đối tác trên thế giới.


* Sáu là: Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tăng cường thu hút các nguồn vốn ngoại tệ trong và ngoài nước nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động TTQT.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I


Hoạt động TTQT của NHTM là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh chung của NH. Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là cơ sở tạo lòng tin cho các DN XNK, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hoạt động TTQT của NHTM là một hoạt động mang lại nguồn thu rất lớn cho NH, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Chính vì vậy, để chiến thắng trong cạnh tranh, các NHTM cần phải am hiểu một cách tường tận về TTQT.

Do đó trong Chương I tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTQT, cụ thể là:

1- Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động TTQT đối với nền KT trong quá trình hội nhập.

2 - Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động TTQT đối với nền KT và NHTM, các phương thức TTQT chủ yếu, các công cụ TTQT, các quy chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động TTQT…

3 - Trình bày những khái niệm cơ bản về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, những chỉ tiêu định tính và định lượng đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.

4 - Chỉ ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.

5 - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM và rút ra bài học thực tế vận dụng vào Việt Nam.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2007

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực KT như:

- Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện... Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á sau Trung Quốc, với tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong các năm tiếp theo. Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 đạt mức kế hoạch 7,5% và năm 2005 tiếp tục đạt được kết quả khả quan: GDP tăng 8,4% là mức cao nhất trong kế hoạch 5 năm (2001-2005). Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng khoảng 10%/năm trong vòng 5 năm (2001-2005). Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, đạt 8,2% - đây là mức tăng trưởng ổn định so với 8,4% của năm trước và vượt mức so với kế hoạch 8%, lạm phát được duy trì ở mức dưới 8%. Mức tăng trưởng kinh tế này đã giúp GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu VND, tương đương 720USD. Năm 2007, kinh tế tăng trưởng 8,48% so với năm 2006, hầu hết các chỉ tiêu KT-XH của năm 2007 được hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

- Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích luỹ - tiêu dùng, thu – chi ngân sách…) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực cho phát triển có tiến bộ, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách Nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh. Đã tạo dựng thêm nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng…


- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập KTQT có bước tiến quan trọng. Một số sản phẩm của ta đã có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế với thương hiệu có uy tín.

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây dựng; một số loại thị trường mới hình thành; thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh.

NG LIÊN

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2007

ƯƠ

PH

9,0

%

Nguồn: Báo cáo của Chính Phủ

8,48

8,5

8,4

8,2

8,0

7,8

7,5

7,4

7,1

7,0

6,9

6,5

6,0

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

(Đơn vị: %)



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

GIÁ TRỊ

6,9

7,1

7,4

7,8

8,4

8,2

8,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam - 9


Biểu đồ 2.1 – Tốc độ tăng trưởng GDP của VN giai đoạn 2001 - 2007


LÊ THỊ

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục có những chuyển biến tích cực và điều đáng chú ý là hầu hết các dự án lớn được cấp phép triển khai rất nhanh, nhất là các dự án trọng điểm mang ý nghĩa KT cao. Tăng trưởng về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và XK là các nhân tố chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc của VN trong thời gian qua. FDI đã tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng luỹ kế đạt 71% kể từ năm 2003, lên con số kỷ lục 10,2 tỷ USD vốn cam kết trong năm 2006. FDI trong năm 2007 đạt khoảng 17,85 tỷ USD. Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư nước ngoài trong những năm tới.


Bảng 2.2: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2007

LIÊN NG

Tỷ USD

Tỷ USD

NămVốn giải ngân Cam kết cho vay

Ê

L

Biểu đồ 2.3 – Tình hình vốn ODA của VN giai đoạn 2001 - 2007


- Về tình hình XNK:

XK và NK đều tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng luỹ kế. Kim ngạch XNK của cả nước năm 2001 đạt 32,4 tỷ USD, năm 2002 đạt gần 36 tỷ USD (tăng 10% so với năm 2001), năm 2003 đạt 45,5 tỷ USD, năm

2004 đạt 59,5 tỷ USD, năm 2005 đạt gần 70 tỷ USD, năm 2006 đạt 85 tỷ USD, năm 2007 đạt hơn 109 tỷ USD.

Các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam là: than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thuỷ sản,dầu thô. Tăng trưởng các nhóm mặt hàng cũng phản ánh tính tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu XK, hiện đã có 9 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD với 2 mặt hàng mới là cà phê và cao su. Nhìn chung, nhóm các mặt hàng công nghiệp đều tăng trưởng khá.

Về cơ cấu thị trường, hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở trên 200 thị trường, trong đó khu vực Châu Á vẫn chiếm ưu thế (trên 50%) song đã giảm dần về tỷ trọng. Khu vực Châu Âu cũng có xu hướng giảm nhẹ về tỷ trọng, chiếm trên 20%. Trong khi đó thị trường Châu Mỹ và Châu Phi tăng mạnh cả về kim ngạch tuyệt đối lẫn tỷ trọng.

Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của Việt Nam qua các năm (2001-2007)

(Đơn vị: tỷ USD)



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

NK

16,8

19

25

32,5

38

45

60,8

XK

15,6

17

20,5

27

32

40

48,3

Tỷ USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nhập khẩu Xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo của Chính Phủ


Biểu đồ 2.4 – Kim ngạch XNK của VN giai đoạn 2001 - 2007

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022