Cơ Cấu Nguồn Vốn Huy Động Theo Kỳ Hạn


th

ấp nên đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ lãi suất đầu vào Tuy 1

ấp nên đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ lãi suất đầu vào. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định, thường được tăng trưởng số dư vào cuối tháng nên việc điều hành kế hoạch kinh doanh dễ bị động.

Bên cạnh đó tiền gửi thanh toán của cá nhân cũng được tăng trưởng đáng kể cả về số lượng tài khoản mở giao dịch cũng như số dư tiền gửi. Với phương châm “năng nhặt chặt bị”, theo quy định của Agribank thì mỗi khách hàng mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng đều phải lưu ký số dư ban đầu trên tài khoản. Do đó, ngoài lượng khách hàng đi xuất khẩu lao động mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để chuyển thu nhập về nước, chi nhánh đã tích cực phát triển dịch vụ trả lương qua tài khoản thanh toán tại ngân hàng nên đã tăng cường được nguồn vốn rẻ cho kinh doanh. Để thu hút được nguồn vốn trong thanh toán Agribank tỉnh Hải Dương đã áp dụng chính sách khách hàng đúng đắn, ứng dụng công nghệ tin học vào công tác thanh toán nên rất nhanh chóng và thuận tiện, tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng, thủ tục mở và sử dụng tài khoản đơn giản, an toàn và bí mật tài sản cho khách hàng.

Ngoài tiền gửi thanh toán, Agribank tỉnh Hải Dương cũng năng động trong việc tìm kiếm khách hàng là các tổ chức kinh tế - xã hội mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Với kỳ hạn danh nghĩa là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng song kỳ hạn thực tế của những khoản tiền này đã kéo dài đến 5 năm như của Liên đoàn lao động tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh hay 4 năm như của Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng trong nhiều năm. Đây là hướng đi đúng vì đã tạo ra nguồn vốn ổn định có nhiều lợi thế trong kinh doanh mà chi nhánh luôn coi đây là định hướng chiến lược trong điều hành hoạt động ngân hàng.

b- Tiền gửi các TCTD

Trong quan hệ thanh toán, các TCTD phải mở tài khoản ở các TCTD khác để giao dịch. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn


vốn huy động (thường thì chiếm từ 1% đến 2%) với lãi suất như tiền gửi không kỳ hạn. Hiện nay, theo chỉ đạo của Agribank, chi nhánh không được chủ động huy động loại tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD, số liệu hiện còn chỉ là số dư tài khoản thanh toán của Ngân hàng Chính sách xã hội.

c- Tiền gửi dân cư:

Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư chưa sử dụng đến đem gửi vào ngân hàng gọi là tiền gửi tiết kiệm. Có thể nói đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng, được người dân rất quen dùng. Đặc biệt đối với hệ thống Agribank thì sự lựa chọn hình thức này đã trở thành tập quán của đại bộ phận dân cư khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai.

Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm mặc dù xu hướng lãi suất tiền gửi tiết kiệm luôn giảm xuống. Đây là nguồn vốn ổn định, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sự biến động của nguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào sự biến động của tình hình giá cả thị trường, cơ chế lãi suất, chất lượng SPDV, yếu tố tâm lý xã hội, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Qua số liệu ở Bảng số 2.3 cho thấy, nguồn tiền gửi dân cư tăng liên tục qua các năm (năm 2013 huy động 7.150 tỷ, năm 2014 là 9.524 tỷ và đến 31/12/2015 lên tới 12.731 tỷ). Sở dĩ có được kết quả như vậy, ngoài việc giữ được uy tín với khách hàng, các hình thức huy động truyền thống...chi nhánh đã mạnh dạn đưa ra các hình thức huy động tiết kiệm mới như: Tiết kiệm dự thưởng triển khai hàng năm, tiết kiệm gửi một nơi rút nhiều nơi, tiết kiệm gửi góp... đã giúp cho khách hàng có thêm cơ hội lựa chọn trong điều kiện nhiều kênh huy động vốn cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh những ưu điểm của tiền gửi tiết kiệm mang đến cho khách hàng như gửi vào thuận tiện rút ra dễ dàng, được vay cầm cố hoặc thừa kế,


45


ch

uyển nhượng theo luật định thì cũng còn những hạn chế nhất định như không 2

uyển nhượng theo luật định...thì cũng còn những hạn chế nhất định như không được chuyển khoản trực tiếp sang tài khoản thanh toán, không được sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ số dư tiền gửi này, định kỳ ngân hàng phải tính và nhập lãi vào gốc cho khách hàng...đây là những vấn đề đặt ra cho những người hoạch định chính sách chế độ của Agribank xem xét và từng bước cải tiến sản phẩm trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.

2.3.3.2. Phát hành giấy tờ có giá

Cùng với các hình thức huy động vốn thì huy động thông qua việc phát hành giấy tờ có giá được áp dụng theo từng thời điểm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tức thời phục vụ cho một mục tiêu kinh tế nhất định. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt, ngân hàng căn cứ vào mục đích và khả năng huy động để chủ động đưa ra quyết định, có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc trung và dài hạn; có thể trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Do đó có thể căn cứ vào tính ổn định của kỳ hạn để quyết định tăng tỷ lệ đầu tư cho phù hợp hoặc căn cứ phương thức trả lãi mà chủ động tính toán kế hoạch tài chính cũng như kết quả kinh doanh của đơn vị.

Tuy nhiên phát hành giấy tờ có giá chỉ trong một khoảng thời gian nhất định với một kỳ hạn cụ thể, lãi suất huy động thường cao nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, do lãi suất huy động cao nên có hiện tượng rút vốn từ NHTM này để gửi sang NHTM khác gây khó khăn trong việc điều hòa lưu thông tiền tệ đồng thời phá vỡ thoả thuận giữa các NHTM Nhà nước trong Hiệp hội ngân hàng đã cam kết về thực hiện lãi suất huy động vốn. Vì vậy, Agribank tỉnh Hải Dương vẫn tập trung chủ yếu vào hoạt động nhận tiền gửi còn phát hành giấy tờ có giá chi nhánh chỉ tiến hành khi thực sự cần thiết về vốn hoặc huy động hộ Agribank theo từng đợt phát hành.

Số liệu ở Bảng số 2.3 cho thấy phát hành giấy tờ có giá chỉ thực hiện trong năm 2013 và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động (0,74%),


các năm khác chi nhánh không cần phải huy động hình thức này. Việc phát hành giấy tờ có giá chỉ chủ yếu tập trung vào huy động kỳ phiếu còn chứng chỉ tiền gửi rất thấp và không huy động trái phiếu vì thời hạn huy động dài từ 2 đến 5 năm nên khách hàng khó chấp nhận khi lãi suất luôn biến động theo chiều hướng tăng trong giai đoạn năm 2011-2013.

2.3.4. Cơ cấu vốn huy động

2.3.4.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng số 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Nguồn vốn huy động

8.860

100%

11.016

100%

14.779

100%

1- TG không kỳ hạn

1.291

14,57

1.106

10,04

1.625

11

2- TG có KH < 12 T

6.622

74,74

7.900

71,71

9.441

63,88

3- TG từ 12-> 24 T

595

6,71

1.849

16,78

3.649

24,69

4- TG trên 24 tháng

->36 tháng

352

3,98

161

1,47

64

0,43

5- TG trên 36 tháng

->48 tháng

0


0


0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Hải Dương

Dựa vào số liệu ở Bảng số 2.4 ta có biểu đồ phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo kỳ hạn như sau:


47

Biểu đồ số 2 6 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo kỳ hạn Nguồn Báo cáo 3Biểu đồ số 2 6 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo kỳ hạn Nguồn Báo cáo 4


Biểu đồ số 2.6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Hải Dương


Tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng trên 10% nguồn vốn huy động và tăng trưởng không đều qua các năm: Năm 2013 tăng 46,7% so với năm 2012; năm 2014 giảm 14,33% so với năm 2013; năm 2015 tăng 46,93% so với năm 2014. Do tính chất là tiền gửi thanh toán nên không ổn định, rất khó khăn trong việc cân đối vốn kinh doanh nhưng đây lại là nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Vì vậy để tăng hiệu quả huy động vốn, chi nhánh cần tìm cách tăng tỷ trọng loại vốn này trong tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Mặc dù loại tiền gửi này có tăng trưởng qua các năm: Năm 2013 tăng 18,57% so với năm 2012, năm 2014 tăng 19,3% so với năm 2013, năm 2015 tăng 19,51% so với năm 2014 nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm dần: Năm 2013 chiếm tỷ trọng 74,74%, năm 2014 chiếm tỷ trọng 71,71%, năm 2015 chiếm tỷ trọng 63,88%. Nguyên nhân là do tiền gửi có kỳ hạn 12->24 tháng có tốc độ tăng lớn hơn. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý người gửi tiền: khi lãi suất thị trường biến động theo xu hướng giảm thì người gửi muốn gửi kỳ hạn dài hơn.


Với cơ cấu này chi nhánh có thể tiết kiệm được chi phí trả lãi, bởi vì huy động kỳ hạn ngắn thông thường có mức lãi suất thấp hơn huy động kỳ hạn dài. Nhưng điều đó cũng chưa chắc đã tiết kiệm được chi phí huy động vốn bởi vì ngoài chi phí trả lãi còn phát sinh chi phí phi lãi. Thực tế cho thấy chi phí phi lãi thường tỷ lệ thuận với doanh số huy động. Bên cạnh chi phí thực tế phát sinh, chi nhánh còn phải chịu chi phí cơ hội cho phần tỷ lệ dự trữ thanh toán gia tăng khi huy động nguồn vốn có kỳ hạn ngắn. Mặt khác, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chi nhánh, hạn chế trong việc tiếp cận các dự án cho vay trung và dài hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng mặc dù tăng về số tuyệt đối khá lớn nhưng tỷ lệ tăng trưởng lại giảm qua các năm: Năm 2013 tăng 269,56% so với năm 2012; năm 2014 tăng 210,75% so với năm 2013; năm 2015 tăng 97,35% so với năm 2014. Tuy nhiên xét về tỷ trọng trên nguồn vốn huy động trong từng năm thì lại tăng trưởng rất tốt: Năm 2013 chiếm tỷ trọng 6,71%, năm 2014 chiếm tỷ trọng 16,78%, đến năm 2015 tăng lên là 24,69%. Tỷ lệ dự trữ đối với kỳ hạn này thấp, ngân hàng có nguồn vốn ổn định để đầu tư vào các dự án trung, dài hạn mà kinh tế địa phương đang đòi hỏi để đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, năm 2014 lãi suất liên tục biến động giảm thì việc tỷ lệ nguồn vốn này tăng cao so với năm 2013 lại là điều bất lợi. Khi nguồn vốn huy động kỳ hạn dài tăng và chiếm tỷ trọng cao trong khi lãi suất thị trường biến động theo xu hướng giảm sẽ dẫn đến rủi ro lãi suất cho chi nhánh. Do vậy, chi nhánh cần phải bám sát diễn biến lãi suất thị trường để hết sức linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất theo kỳ hạn, xây dựng cơ cấu huy động hợp lý đảm bảo tổng hòa lợi ích giữa huy động vốn và sử dụng vốn.


49


Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn 5

Tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Từ chỗ chiếm 3,98% năm 2013, đến năm 2015 chỉ còn 0,43%. Từ năm 2013 trở về trước, lãi suất huy động trên thị trường vẫn còn cao và chưa ổn định thì tỷ lệ nguồn vốn này nhỏ giúp cho chi nhánh tránh được rủi ro về lãi suất. Tuy nhiên, từ giữa năm 2014 trở đi, thị trường lãi suất biến động theo xu hướng giảm và giữ ổn định suốt năm 2015 thì việc tỷ trọng loại kỳ hạn này giảm lại là điều không tốt cho chi nhánh bởi loại kỳ hạn này không phải chịu dữ trữ thanh toán, chỉ phải chịu dự trữ bắt buộc bằng với các kỳ hạn khác là 1%, chi nhánh được sử dụng 99% để cho vay. Hơn nữa khi thị trường lãi suất giữ ổn định thì tỷ lệ nguồn vốn này cao sẽ đảm bảo an toàn thanh khoản hơn khi thực tế tại chi nhánh tỷ lệ huy động nguồn vốn trung, dài hạn đang thấp hơn rất nhiều tỷ lệ cho vay trung, dài hạn.

Từ thực tế trên cho thấy chi nhánh cần phải linh hoạt hơn trong việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn một cách hợp lý hơn để tránh được rủi ro lãi suất và đảm bảo an toàn thanh khoản.

2.3.4.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Những năm gần đây nguồn tiền kiều hối chuyển về Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đều tăng, số lượng lao động của Hải Dương sang các nước làm việc ngày một đông, các dịch vụ chuyển tiền nhanh từ nước ngoài về Việt Nam rất thuận tiện, tâm lý người dân muốn giữ ngoại tệ trước biến động của giá cả thị trường nên huy động vốn ngoại tệ đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn này chưa phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng đó là sự cố gắng của Agribank tỉnh Hải Dương trong công tác huy động vốn.


Bảng số 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Nguồn vốn huy động

8.860

100%

11.016

100%

14.779

100%

1- VHĐ nội tệ

8.345

94,19

10.294

93,44

13.913

94,14

2- VHĐ ngoại tệ

(Quy đổi ra VND)

515

5,81

722

6,55

866

5,86

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank tỉnh Hải Dương


Biểu đồ số 2 7 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo loại tiền Nguồn Báo 6

Biểu đồ số 2.7: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo loại tiền

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank tỉnh Hải Dương


Qua số liệu Bảng số 2.5 và Biểu đồ số 2.7 cho thấy công tác huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ đều có bước tăng trưởng rõ nét. Tuy nhiên, do sự điều hành chính sách ngoại hối nên tháng 12/2015 NHNN chỉ đạo áp dụng mức lãi suất huy động ngoại tệ cho tất cả các đối tượng khách hàng là 0%/năm. Do vậy, huy động vốn ngoại tệ giảm đáng kể và chiếm tỷ trọng rất


51

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023