Các Khuyến Nghị Về Xử Lý Lực Cản Từ Những Nhóm Lợi Ích Và Sự Cần Thiết Phải Có Tính Độc Lập Của Datc


Tiêu chí

Hoạt động của DATC theo

mô hình hiện tại

Mô hình đề xuất




Quyền chuyển giao tài sản đảm




bảo trực tiếp; quyền xóa nợ,




chuyển nợ thành vốn góp (nhưng




phải bảo đảm bảo toàn vốn nhà


Hành pháp lý


lang


Không có quyền ưu tiên đối với tài sản đảm bảo,

nước tại DATC).

Nhà đầu tư nước ngoài được mua trên 50% vốn cổ phần tại các công




ty do DATC mua nợ và tiến hành




cổ phần hoá thành công.




DATC được bán nợ, bán tài sản




cho nhà đầu tư nước ngoài.


Điều động từ bộ Tài chính



(các vị trí quản lý) và tuyển

Tuyển dụng công khai, kể cả vị trí


dụng công khai đối với các vị

Tổng Giám đốc; yêu cầu ứng viên

Nguồn

trí thừa hành hoặc/và khi có

có năng lực và trung thực.

nhân lực

nhu cầu.

Minh bạch chế độ lương thưởng,


Chế độ lương, thưởng và

chính sách cho người lao động và


phúc lợi theo quy định dành

các trách nhiệm đi kèm


cho DNNN


Ưu đãi thuế

Thuế suất thuế TNDN: 25%

Ưu đãi thuế TNDN: thuế suất 5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 10



Cơ sở khoa học của giải pháp:

Dựa vào kết quả nghiên cứu tổng hợp được từ kết quả khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, chi tiết được thể hiện trong các phụ lục sau:

Phụ lục 1: Tóm tắt quy trình khảo sát.

Phụ lục 2: Bảng khảo sát mẫu 1, mẫu 2, mẫu chính thức Phụ lục 3: Tổng hợp kết quả từ phiếu khảo sát.

3.5.5.3 Cơ sở thực hiện giải pháp:

Sự cương quyết của hệ thống chính trị và các cơ quan quản lý, sự ủng hộ của Chính phủ: Sự ủng hộ của hệ thống chính trị (Đảng cầm quyền, cơ quan lập pháp) đối với Chính phủ để giải quyết tình hình nợ xấu là khởi đầu hết sức quan trọng cho sự thành công của bất kỳ công ty mua bán nợ quốc gia nào. DATC nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào. Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, DATC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn nhiều giá thị trường, nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Vì vậy, quyết tâm của Chính phủ phải rõ ràng, kiên quyết và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ. Để DATC có thể thực hiện được mục tiêu giải quyết nợ xấu, hệ thống luật pháp cần có một số quy định pháp lý được xây dựng theo định hướng đem lại hiệu quả cho các hoạt động của AMC như luật/quy định về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng kinh tế và bất động sản của tư nhân. Thiếu các quy định này, DATC sẽ gặp khó khăn như các ngân hàng khi thực hiện thu hồi nợ. DATC cần được trao quyền lực đặc biệt để thực thi hoạt động của mình. Ví dụ, công ty mua bán nợ các nước trên thế giới có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác, mà không cần đến phán quyết của tòa án.

Thị trường vốn hoạt động hiệu quả. Thị trường vốn được cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ bởi nhiều sản phẩm đa dạng sẽ tăng cường hiệu quả của hoạt động mua bán nợ xấu. Ngoài ra, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ DATC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu, đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.



Thẩm quyền của DATC rõ ràng. Thẩm quyền rõ ràng và một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ làm tăng tính hiệu quả khi mua và giải quyết nợ xấu. Tùy theo thẩm quyền và mục tiêu, DATC có thể bán nợ xấu càng nhanh càng tốt hoặc tái cơ cấu con nợ. DATC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.

DATC có cơ chế quản trị phù hợp. Cơ chế quản trị phù hợp của DATC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Do tiền của Chính phủ được đưa vào DATC, các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC. Thông thường, DATC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. DATC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả hoạt động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.

Đảm bảo tính minh bạch. Sự minh bạch hóa cao sẽ tăng tính kỷ luật của thị trường. DATC cần thường xuyên cập nhật và công bố thông tin về hoạt động và kết quả các hoạt động của mình theo các hình thức được chấp nhận rộng rãi bởi các thành viên tham gia thị trường và cho cả xã hội.

3.5 Các khuyến nghị về xử lý lực cản từ những nhóm lợi ích và sự cần thiết phải có tính độc lập của DATC

Một trong những hạn chế của DATC như đã phân tích ở chương 2 chính là vướng mắc trong giá mua nợ. Nếu thị trường mua bán nợ vận động đúng cơ chế, mua bán công khai, minh bạch thì sẽ không tồn tại vướng mắc này, tuy nhiên, đã và đang có những lực cản từ phía NHTM làm cho khối lượng nợ xấu được xử lý từ DATC không được như mong muốn.

Điểm mấu chốt tạo ra lực cản từ nhóm lợi ích là họ khó chấp nhận sự mất giá trị lớn của các khoản nợ. Thực tế, tuy các khoản nợ có tài sản thế chấp và tài sản thế chấp thường có giá trị cao hơn giá trị khoản nợ nhưng ngân hàng không thể bán lại khoản nợ bằng đúng giá trị sổ sách. Kinh nghiệm thực tế ở các quốc gia cho thấy công ty mua bán nợ thường chỉ mua lại khoản nợ với giá bằng 20-50% giá trị sổ



sách tùy thuộc vào chất lượng nợ và chất lượng tài sản thế chấp. Do vậy, khi bán nợ ngân hàng sẽ bị thua lỗ rất lớn. Chẳng hạn như với số nợ xấu năm 2015 là 130,44 nghìn tỷ đồng (xem chương 2), thì với tỷ lệ chiết khấu 50%, ngân hàng chỉ bán được với giá khoảng hơn 65 nghìn tỷ đồng. Hệ thống ngân hàng sẽ mất đi hơn 65 nghìn tỷ đồng, con số này lớn gấp hơn hai lần so với lợi nhuận của 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam năm 2015 (khoảng 31.734 tỷ đồng, nguồn: Bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2015 nói lên điều gì, Trần Giang, Bizlive). Như vậy, nếu bán nợ đồng nghĩa với nhiều ngân hàng sẽ thua lỗ và mất vốn. Đây là một cái giá rất khó chấp nhận đối với các ông chủ ngân hàng, nhóm cổ đông lớn có quyền kiểm soát ngân hàng và có thể cả những doanh nghiệp liên quan cũng sẽ bị mất. Đối với NHTM nhà nước thì nếu thua lỗ lớn nhiều khoản vay sẽ bị phanh phui, sinh mệnh nhiều lãnh đạo ngân hàng bị tiêu tan mà dẫn chứng gần đây không ít các lãnh đạo ngân hàng VNCB, OCB đã bị bắt. Các ngân hàng cũng đã cho vay các bên liên quan rất nhiều và một tỷ trọng lớn nợ xấu thuộc về các bên liên quan đó. Do vậy, nếu mạnh tay xử lý nợ xấu có thể đưa đến những thiệt hại cho các bên liên quan, do vậy họ chính là một trong những lực cản trong xử lý nợ xấu. Vì thế các nhóm lợi ích ngân hàng cũng khó chấp nhận sự mất mát này. Đối với doanh nghiệp phải thanh lý, phải phá sản cũng là một quyết định không dễ dàng. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước, thậm chí tập đoàn và công ty phải chấp nhận thanh lý tài sản hoặc bị mất quyền kiểm soát đồng nghĩa với chấp nhận sự thất bại. Sự nghiệp, con đường quan lộ của những lãnh đạo các đơn vị này, thậm chí cả những người cấp cao hơn có trách nhiệm liên đới cũng tiêu tan. Đây là một cái giá quá đắt khó chấp nhận đối với họ và cũng là rào cản lớn nhất đối với quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Theo lẽ đương nhiên những thành phần lợi ích này sẽ cố gắng duy trì hiện trạng và có những tác động trì kéo quá trình xử lý nợ xấu liên quan đến họ, nếu DATC không thực sự độc lập, không đủ quyền để kiên quyết xử lý các khoản nợ này theo quy định pháp luật thì sẽ không thể lành mạnh hóa nền kinh tế, không xử lý hiệu quả được nợ xấu và có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường cho nền kinh tế.

Nội dung của khuyến nghị



Khuyến nghị cho khía cạnh này, trước tiên cần có quyết tâm chính trị của Nhà nước, giao quyền và trách nhiệm xử lý nợ xấu cho DATC; cần phải đề cao vấn đề quản trị và tính minh bạch của DATC thông qua sở hữu đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao nhưng độc lập với các đối tượng nhạy cảm có liên quan “nhóm lợi ích” trong quá trình tham gia xử lý nợ; cần đưa ra các nguyên tắc cơ bản đạo đức và trách nhiệm cũng như quy trình cụ thể để giảm thiểu hành vi lạm quyền bởi chúng có vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin về các phương thức DATC có thể tiến hành mua lại nợ xấu. Và trên hết tất cả những điều này phải dựa trên và tuân thủ nguyên tắc làm tối ưu hóa lợi ích cho nền kinh tế quốc gia.

Tiếp đến, DATC cần phải có được sự độc lập tương đối trong hoạt động của mình dù trực thuộc bộ chủ quản là bộ Tài chính, trong nhiều trường hợp, khi vấn đề mua nợ xấu liên quan đến các tập đoàn kinh tế lớn, trực thuộc các bộ ngành khác hoặc các khoản nợ đã để quá lâu dẫn đến không CPH được DNNN thì DATC phải có được sự độc lập trong quyết định hướng xử lý nợ của mình, thậm chí công khai nguyên nhân, danh tính những người có trách nhiệm dẫn đến nợ xấu tại các tập đoàn để có hướng xử lý các khoản nợ xấu này một cách triệt để.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, trên cơ sở dự báo về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, tình hình thị trường mua bán nợ đến năm 2020, cùng với việc nghiên cứu quan điểm định hướng của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, định hướng đối với xử lý nợ xấu của nền kinh tế, tác giả đã giới thiệu các giải pháp cũng như khuyến nghị và đặc biệt là giới thiệu một mô hình hoạt động mới cho DATC tham khảo để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, giảm dần các hạn chế như đã đề cập ở chương 2.



KẾT LUẬN

Vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn và tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng, làm tăng chi phí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay (tháng 03/2016), đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nợ xấu cũng như hướng giải quyết nợ xấu, và một trong số các giải pháp được đề xuất là nâng cấp hoạt động của DATC, một cơ quan trực thuộc bộ Tài chính ra đời từ năm 2003. Tuy nhiên, chưa một tài liệu nào thực sự nghiên cứu chính thức các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC một cách đầy đủ. Đó chính là mục tiêu của luận văn và trong luận văn đã tập trung giải quyết được một số vấn đề như sau:

- Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC là một vấn đề hết sức cấp thiết để có thể xử lý tốt vấn đề nợ xấu cho nền kinh tế.

- Khẳng định thị trường mua bán nợ Việt Nam bước đầu hoạt động theo cơ

chế thị trường đúng nghĩa, có cạnh tranh và cần tiếp tục hoàn thiện.

- Việc mua nợ với giá thị trường là yêu cầu tiên quyết để minh chứng DATC thật sự là hoạt động trong một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, nghĩa là phải mua nợ với một tỷ lệ chiết khấu nhất định trên giá trị khoản nợ và khoản nợ phải được mua đứt, đồng thời, hạn chế tối đa các khoản nợ chỉ định và hoạt động mua bán nợ của DATC phải có sự độc lập tương đối, chỉ nên nằm dưới sự giám sát của Chính phủ và không nên chịu ảnh hưởng từ bất kỳ nhóm lợi ích nào. Đây cũng chính là một trong những điều kiện để tạo lập thị trường mua bán nợ đúng nghĩa, mua bán nợ theo quan hệ cung – cầu, giá cả thỏa thuận do thị trường quyết định.

- Giới thiệu một mô hình mới cho DATC tham khảo trong quá trình hoàn thiện hoạt động của mình, mô hình này lấy từ kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia và là mô hình chưa có nghiên cứu nào trước đây đề cập đến.

Tuy nhiên, luận văn chỉ mới nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC dưới góc độ kinh tế chính trị, tập trung vào các nội dung về hành lang pháp lý, tài chính và nguồn nhân lực, không đi sâu vào phân tích cách thức thực hiện việc mua bán, thu hồi nợ, cũng như không phân tích



so sánh hoạt động của DATC so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành nên có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu khác trong thời gian tới.

Vấn đề nợ xấu là một vấn đề nóng trong thời điểm hiện nay, tác giả hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trên thực tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

Sách, Luận văn

1. Bạch Trần Quý Nhi, 2012. Nâng cao hiệu quả mua bán nợ tại Vietcombank.

Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin, NXB Chính trị quốc gia

3. Huỳnh Thế Du, 2004. Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

4. Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2014. Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại.

Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phương Đông.

5. Phạm Mạnh Thường và cộng sự, 2014. Hoàn thiện cơ chế tài chính trong xử lý nợ xấu ngân hàng thúc đẩy tái cấu trúc DN .Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

Bài báo, tạp chí

6. Lê Thị Nhung, 2013. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanhnghiệp trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Nghiên cứu tàichính kế toán, số1, trang 65-67

7. Mai Văn Tân, 2013. Xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp và vai trò của công tymua bán nợ Việt Nam. Tài chính , Số 11, trang 23-26

8. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 11.

9. Nguyễn Đại Lai, 2013. Làm gì để xử lý nợ xấu, Tạp chí Cộng sản, số 11.

10. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh, 2014. Hoạt động mua bán nợ của VAMC thời gian qua- thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Ngân hàng, số 18.

11. Nguyễn Đắc Hưng, 2014. Quan điểm và giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng, số 21, Tháng 11/2014.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/12/2023