Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội - 9


Hiện nay, nước ta chưa có các cơ sở đào tạo cán bộ chuyên về công tác bảo quản tài liệu

Bảo quản là một lĩnh vực tương đối mới mà suốt nhiều năm qua đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh và tính chuyên môn hóa ngày càng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo quản thư viện và lưu trữ. Tuy nhiên, cho đến nay, lĩnh vực này chưa có hệ thống giáo dục chính thức, quy trình đánh giá chuyên môn hoặc chuẩn mực chuyên môn quốc gia. Trong khi bảo quản bao gồm những quyết định có liên quan tới việc nhận diện tài liệu cần xử lý và xác định các cách xử lý thích hợp

Xử lý bảo quản tài liệu đặc biệt đòi hỏi sự đánh giá và kinh nghiệm của người làm công tác bảo quản có trình độ. Một cán bộ bảo quản chuyên môn là một người được đào tạo cao, có kiến thức thực tiễn và lý thuyết rộng về lĩnh vực sau:

+ Lịch sử, khoa học, thẩm mỹ của tài liệu và kỹ thuật lưu giữ tài liệu

+ Nguyên nhân những tài liệu này hỏng hoặc bị phá hủy

+ Các cách và chất liệu có thể được dùng trong xử lý bảo quản

Cũng chính vì hai lý do trên nên rất khó khăn cho việc tìm ra và lựa chọn một người làm bảo quản được đào tạo và đủ chuyên môn. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn của riêng Trung tâm TT-TV ĐHGTVT mà là của hệ thống Thư viện nói chung.

Yêu cầu, thách thức đối với nhà quản lý cơ quan hiện nay

Đứng trước sự phát triển của CNTT mang lại nhà lãnh đạo cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

* Quản lý chiến lược:

Để đem lại sự chuyển đổi sang những hình thái thư viện mới, người quản lý thư viện cần phải có một tầm nhìn rò ràng, sáng sủa về hình thức của dịch vụ thư viện, cách thức hoạt động và liệu dịch vụ đó được đánh giá như thế nào trong tương lai. Tầm nhìn đó không được quá xa vời hay không nên được vượt quá sức tưởng tượng của đội ngũ nhân viên để họ có thể chấp nhận được. Nhưng tầm nhìn này phải là một động lực hướng dịch vụ thư viện đi lên phía trước và đảm bảo rằng

Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm thông tin thư viện Trường đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội - 9


những người chịu trách nhiệm thực hiện cải tổ phải thực sự cảm thấy tâm đắc với quá trình ấy. Quan trọng không kém là tầm nhìn đó phải bao trùm được quan điểm của người dùng – đây là đối tượng phục vụ chính của thư viện.

* Công nghệ thông tin:

Đây là vấn đề then chốt trong việc tin học hóa công tác thư viện nên nó cần được quan tâm và đầu tư tốt. Người quản lý phải nắm bắt được công nghệ để tiến hành tổ chức và quản lý tốt các hoạt động của thư viện. Phải nắm được các quy trình xử lý tài liệu, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin chất lượng cao.

* Nhân sự và tổ chức nhân sự:

Vì quản lý nhân sự thuộc quản lý xã hội phức tạp nhất nên nó đòi hỏi người lãnh đạo phải hiểu biết kỹ về các thành viên dưới quyền quản lý của mình về trình độ nhận thức, khả năng chuyên môn, mức độ sử dụng ngoại ngữ … Từ những hiểu biết đó mới có thể phân công, điều động đúng người đúng việc và có những chế độ ưu đãi thích hợp để nhân viên của mình yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng của họ. Người quản lý phải có những chính sách trong việc bồi dưỡng cho nhân viên về trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng máy tính và ngoại ngữ. Người quản lý phải có chiến lược trong việc phát triển nguồn để tránh hẫng hụt trong các vị trí công tác.


KẾT LUẬN


Hệ thống thư viện các trường Đại học, Cao đẳng là một trong ba hệ thống thư viện có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, phát triển đất nước. Nó là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri thức của loài người giúp thầy, trò trong Trường không chỉ dạy tốt, học tốt mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và văn hóa cá nhân. Trong đó có Trung tâm TT -TV ĐHGTVT – một Thư viện khoa học kỹ thuật chuyên ngành. Hiện nay, Trung tâm đang phát triển ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho NDT với số lượng tài liệu khá lớn cả về sách Việt và sách ngoại.

Vốn tài liệu là cơ sở là nền tảng cho mọi hoạt động thư viện, là vấn đề then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Trung tâm. Hiệu quả phục vụ bạn đọc có tốt hay không cần đi sâu tìm hiểu về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của nó. Và có người đã nói: Vào thư viện lớn thấy tài liệu, ta hình dung đến xa mạc thấy cát, vào rừng thấy lá cây,… nhiệm vụ của ta là phải lấy được hạt cát nào đó trong sa mạc mà đã được đánh dấu, lấy lá cây nào đó đã được ghi nhận trong rừng cây quả là rất khó. Nhiệm vụ của thủ thư là lấy một tài liệu nào đó bạn đọc yêu cầu trong thư viện khổng lồ hàng chục triệu tài liệu là không đơn giản và nâng cao tuổi thọ của vốn tài liệu. Muốn làm được điều đó, khâu tổ chức và bảo quản phải rất khoa học.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, Trung tâm trong những năm qua đã nỗ lực hết mình và đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. Mặc dù có nhiều khó khăn và hạn chế, Trung tâm đang phấn đấu trở thành một Thư viện điện tử hiện đại với vốn tài liệu phong phú, số hóa tài liệu, đa dạng hóa các loại hình tài liệu để đáp ứng nhu cầu của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Trung tâm và Nhà trường cần phải nhanh chóng khắc


phục những hạn chế còn tồn tại và khó khăn trước mắt để thư viện nhanh chóng trở thành Thư viện điện tử phù hợp với xu thế hiện đại.

Một vấn đề nảy sinh tất yếu là bạn đọc ngày càng đông, cường độ sử dụng tài liệu ngày càng tăng lên và đương nhiên là khối lượng công tác liên quan đến quy trình tổ chức và bảo quản cũng tăng lên tương ứng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu để cũng là mong muốn đóng góp những ý kiến nhỏ bé góp phần làm công tác tổ chức và bảo quản kho tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bùi Thị Thanh Thảo (2008), Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. Thực Trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nội.

2. Kim Thị Hoa (2000), Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nội.

3. Lê Thị Tiến (2002), Bảo quản vốn tài liệu một vấn đề cần quan tâm,

Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (11), 47-49

4. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề thư viện, Văn hóa thông tin, Hà

Nội.

5. Ngô Thị Tâm (2009), Tìm hiểu công tác tổ chức và phát triển nguồn

tin tại Trung tâm thông tin – thư viện Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải,

Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH&NV, Hà Nội.

6. Lê Văn Viết (1998), Một số định hướng về phát triển Thư viện Việt Nam đến năm 2020, Tập San thư viện, (4), 3-8

7. Nguyễn Phong Lan (2009), Đánh giá công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Hải Dương, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHN), Hà Nội.

8. Nguyễn Tiến Hiển (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu, Đại học Văn Hóa, Hà Nội.

9. Nguyễn Thế Đức (1996), Bảo tồn tài liệu trong các Thư viện, Tập san thư viện, (1), 3-6.

10. Phan Văn (1983), Thư viện học đại cương, Phan Văn, Đại học Tổng Hợp, Hà Nội.


11. Phạm Thiên Thu (2011), Tổ chức và hoạt động kho mở tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội.

12. Phạm Văn Rính (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin: Giáo trình dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng ngành thông tin thư viện, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội

13. Tạ Thị Thịnh (1998), Phân loại tài liệu, Trung tâm thông tin – Tài liệu khoa học công nghệ, Hà Nội.

14. Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội (2007), Tài liệu hướng dẫn sử dụng Trung tâm tài nguyên, Hà Nội.

15. Trần Hữu Huỳnh (2009), Phát triển nguồn tin, Tập bài giảng.

16. Trần Hữu Huỳnh (2010), Tổ chức và bảo quản kho tài liệu, Tập bài

giảng.

17. Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động

thông tin thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Vũ Văn Sơn (2001), Áp dụng ký hiệu tác giả cho sách trong kho mở ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin & Tư liệu, ( 2), 15-21.


Tài liệu tham khảo trực tuyến

19. Bảo quản tài liệu thư viện, nguyên nhân và giải pháp (2010), Truy cập ngày 25/11/2011 tại Website:

http://tailieu.vn/view-document/bao-quan-tai-lieu-thu-vien-nguyen-nhan-va-giai phap.340171.html?lang=en

20. Mạng Thông tin – Thư viện Việt Nam (2010), Tổ chức kho mở như thế nào cho hợp lý ?, Truy cập ngày 24/11/2011 tại website: http://vietnamlib.net/chuyen-mon-nghiep-vu/bao-quan-von-tai-lieu/to-chuc-kho-

mo-nhu-the-nao-cho-hop-ly


21. Thư viện Trường Đại học Kinh tế (2011), Vấn đề tổ chức kho đóng và kho mở trong các thư viện hiện nay, Truy cập ngày 1/12/2011 tại Website: http://www.lib.ueh.edu.vn/?ArticleId=1382541e-5fa5-42cb-baf5-8d42fd50c6ef

22. Trường Đại học Giao thông vận tải (2010), Giới thiệu trường, Truy cập ngày 26/12/2011 tại Website: http://utc.edu.vn/utc/?portal=news&page=introduction&category_id=159

23. Giải pháp bảo tồn Tài liệu giấy và sách của thư viện, Truy cập ngày

26/12/2011 tại website: http://www.kaf.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=72%3Agii-phap-bo-tn-tai-liu-giy-va-sach-ca-th-vin&catid=41%3Agii-phap-danh-cho- th-vin&Itemid=78&lang=vi


ỤC ỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4

6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài 5

7. Bố cục của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 6

1.1. Giới thiệu tổng quan 6

1.1.1. Giới thiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải 6

1.1.2. Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông vận tải 7

1.1.2.1. Lịch sử hình thành 7

1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 8

1.1.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị 9

1.1.2.4. Thành phần vốn tài liệu 10

1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 12

1.1.2.6. Người dùng tin 13

1.2. Lý luận về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu 16

1.2.1. Công tác tổ chức kho tài liệu 16

1.2.1.1. Khái niệm công tác tổ chức kho tài liệu 16

1.2.1.2. Ý nghĩa của công tác tổ chức kho tài liệu 17

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2022