Nhìn chung trong các lĩnh vực VDB cho vay lại vốn ODA, lĩnh vực năng lượng đạt hiệu quả cao nhất. Hầu hết các dự án đạt mục tiêu ban đầu đề ra trong thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi. Xét trên tổng thể 35 dự án, sản lượng điện thực hiện đạt 92,2% kế hoạch, chiều dài đường dây được nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới đạt bình quân 91,3%; tỷ lệ tổn thất điện năng vẫn ở mức 8,6% là khá cao (cao hơn 1,4% so với mục tiêu và tỷ lệ bình quân chung toàn ngành điện 7,26% ); tổng số công tơ được lắp đặt khoảng 91,5%, số hộ gia đình và người dân được hưởng lợi từ dự án đạt 92,3% so với mục tiêu; tạo việc làm cho lao động khu vực thi công công trình và lao động làm việc trong dự án và đảm bảo mức đóng góp cho NSNN khoảng hơn 1 nghìn tỷ đồng, đạt 89,1% kế hoạch; Một số dự án xây dựng mới nhà máy thủy điện có tác động xấu đến điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương như phá vỡ cảnh quan, môi trường sinh thái, làm tăng nguy cơ ngập lụt và giảm chất lượng sống của người dân địa phương, như dự án Thủy điện Thông Cót 2 - Cao Bằng; Thủy điện Hạ Rào Quán - Quảng Trị; Thủy điện Nậm Chim - Sơn La…
Hộp 2: Một số dự án ODA thuộc lĩnh vực năng lượng
(1) Dự án Năng lượng nông thôn 2 (RE II)
Mục tiêu của dự án là (1) cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện nông thôn, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; (2) cải tạo và nâng cấp lưới điện trung áp cho các tỉnh. Dự án được triển khai tại 25 tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện trong 9 năm (2006 - 2014), hết hạn rút vốn 31/10/2014.
RE II là dự án có quy mô lớn, chia làm 2 giai đoạn, chủ đầu tư là tổng Công ty điện lực Miền Bắc, tổng Công ty điện lực Miền Trung, tổng Công ty điện lực Miền Nam và UBND 25 tỉnh thuộc vùng dự án. RE II sử dụng vốn vay WB tương đương 420 triệu USD, thời hạn vay 30 năm, ân hạn 10 năm.
Dự án hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch, đảm bảo các mục tiêu đề ra. Đóng điện cho 1.879/1.887 xã (đạt 99,6% mục tiêu), tổng số công tơ được lắp đặt 1,96 triệu cái và 10,54 triệu hộ gia đình được hưởng lợi. Tổng chiều dài đường dây hạ áp được xây dựng là 41.857km đạt 99,8%, lưới điện trung áp được cải tạo,
nâng cấp là 4.528km. Dự án đã góp phần làm giảm tỷ lệ tổn thất điện bình quân hàng năm của các xã xuống ở mức 7,98%. Dự án đưa vào khai thác đã góp phần nâng cao chất lượng điện năng, độ an toàn, giảm giá thành điện sinh hoạt và kinh doanh, đảm bảo người dân được mua điện đúng theo giá quy định của Nhà nước. Nâng cao khả năng cung cấp của lưới điện để đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất ở các xã, góp phần xây dựng nông thôn mới.
(2) Dự án Nhà máy thủy điện Chiềng Ngàm Thượng (Sơn La)
Dự án do công ty Cổ phần điện lực Sơn La làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư được duyệt là 250 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay ADB là 10,5 triệu USD, thời hạn vay 13 năm, ân hạn 3 năm. Thời gian thực hiện 2011 - 2013. Công trình gồm 2 tổ máy, công suất 10MW, hầm dẫn dòng xuyên qua núi dài 1,8km lấy nước từ suối Muội tại xã Tông Cọ và hệ thống đường dây truyền tải 35kV dài 12 km ra trạm biến áp 110kV Thuận Châu. Ngoài ra công trình còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dân sinh kinh tế vùng dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sinh thái trong vùng phát triển.
Thực tế triển khai, công trình chậm tiến độ 0,8 năm, sản lượng điện bình quân hàng năm 1,55 triệu KW (đạt 85,2% kế hoạch). Nhà máy hoạt động kém hiệu quả, chi phí vận hành cao, hiện đang phát sinh nợ quá hạn VDB khoảng 12,6 tỷ đồng cả gốc và lãi vay. Theo báo cáo của tỉnh Sơn La (2016), Dự án chưa đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và rừng đặc dụng; công tác quản lý dịch vụ môi trường rừng còn nhiều bất cập; việc giám sát cộng đồng trong vận hành nhà máy còn hạn chế. Nhiều hộ dân khu vực nhà máy vẫn chưa có điện ổn định, có chất lượng để sinh hoạt và sản xuất; tình trạng ngập lũ xảy ra thường xuyên hơn vào mùa mưa làm đình trệ hoạt động của dân cư.
Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Cổng thông tin điện tử các tỉnh
(3) Các dự án ODA thuộc lĩnh vực hạ tầng đô thị và giao thông
Giai đoạn 2012 - 2017 có 26 dự án ODA thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông vận tải hoàn thành bàn giao sử dụng. Bao gồm các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp hạ tầng đô thị ở các tỉnh và thành phố; dự án xây dựng đường cao tốc,
nâng cấp quốc lộ, xây dựng cầu cảng và các tuyến đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy. giảm tỷ lệ thất thoát nước, dự án thoát nước đô thị và khu vực nông thôn. Các dự án ODA này cơ bản phù hợp với với chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2030 của Việt Nam, phù hợp với chính sách phát triển KTXH, quy hoạch ngành và chính sách phát triển của khu vực, phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương.
Tính đến năm 2017, VDB đang quản lý 86 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng cơ sở đô thị và giao thông vận tải. Các dự án ODA thuộc các nguồn vốn Đức, ADB, WB, Pháp, Đan Mạch và JBIC... Tổng số vốn cam kết cho vay lại khoảng 3.791,3 triệu USD, dư nợ tương đương 58.437 tỷ đồng. Những dự án ODA thuộc lĩnh vực này có vốn đầu tư lớn, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương và các khu vực kinh tế lân cận.
Bảng 2.18: Hiệu quả xã hội của các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng đô thị và giao thông vận tải
ĐVT | Mục tiêu | Thực tế | Tỷ lệ (%) | |
(A) | (B) | (1) | (2) | (3=2/1) |
Lĩnh vực hàng không | ||||
1. Công suất hành khách/hàng hóa | Triệu HK/năm | 116,5 | 98,6 | 84,6% |
2. Đào tạo phi công/năm | Người | 250 | 198 | 79,2% |
3. Doanh thu dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay | Tỷ đồng /năm | 12.588 | 9.462 | 75,2% |
4. Đóng góp NSNN | Tỷ đồng | 9.172 | 7.963 | 86,8% |
Lĩnh vực hạ tầng đô thị và giao thông vận tải đường bộ | ||||
5. Chiều dài đường cao tốc | Km | 752,6 | 678,2 | 90,1% |
6. Lưu lượng xe lưu thông | Triệu xe/năm | 748 | 356 | 47,6% |
7. Rút ngắn thời gian lưu thông | Giờ | 329 | 216 | 65,7% |
8. Rút ngắn khoảng cách lưu thông | Km | 74,7 | 62,6 | 83,8% |
9. Tạo việc làm | Lao động | 32.458 | 21.486 | 66,2% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Thu Hồi Nợ Đến Hạn Và Tỷ Lệ So Với Dư Nợ
- Tăng Trưởng Thặng Dư Gộp Cho Vay Lại Vốn Oda Tại Vdb
- Kết Quả Khảo Sát Tác Động Điều Tiết Thu Nhập
- Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 19
- Quan Điểm Và Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Lại Vốn Oda Tại Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam
- Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Lại Vốn Oda Tại Ngân Hàng Phát Triển
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu 26 dự án - VDB và cổng thông tin điện tử
Các dự án lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ đã mở rộng chiều dài đường cao tốc 678,2 km với lưu lượng lưu thông 356 triệu xe/năm, rút ngắn quảng đường và thời gian lưu thông xuống khoảng 216 giờ, kết nối các khu vực kinh tế thúc đẩy phát triển KTXH các khu vực kinh tế. Dự án lĩnh vực hạ tầng đô thị đã góp phần giảm đói nghèo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư trên địa bàn.
Phần lớn các dự án ODA thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đều chậm tiến độ thi công, bị đội vốn đầu tư khá lớn so với mức phê duyệt ban đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt và xây dựng cầu. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội đều không đạt mục tiêu đề ra với tỷ lệ thấp. Một số dự án hoạt động không hiệu quả, như: Dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui - Cần Thơ (vốn đầu tư 700 tỷ đồng) có lợi nhuận chỉ đạt 45% so với dự án được phê duyệt; dự án đầu tư xây dựng kho bãi container tại Hải Phòng có bị thua lỗ từ khi đưa vào khai thác; dự án đóng mới tàu container (chủ đầu tư là công ty Hàng hải Việt Nam), hiện đang lỗ kéo dài từ năm 2009 đến nay, với tổng số lỗ luỹ kế là 1.608 tỷ đồng.
Hộp 3: Dự án ODA lĩnh vực hạ tầng đô thị và giao thông vận tải
(1) Dự án Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (HLD)
Dự án do Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 20.630 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 triển khai từ 2009-2015 từ nguồn vốn vay ADB 410,2 triệu USD.
Dự án có tổng chiều dài đường cao tốc 54,983 km (từ Quận 2, TP.Hồ Chí Minh đến huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), thông tuyến từ tháng 2/2015, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ. Dự án phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được ban hành ngày 01/3/2016 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với quy hoạch ngành và chính sách phát triển của vùng. Dự án giúp rút ngắn đáng kể thời gian lưu thông và khoảng cách các đoạn TP. Hồ Chí Minh - Long Thành còn khoảng 22 km ( trước đây 45 km).
Về thời gian thực hiện: Dự án có tiến độ thi công chậm 3 năm, trong đó
thời gian chuẩn bị đầu tư chậm 2 năm và thời gian thi công chậm 1 năm. Về doanh thu và lưu lượng xe lưu thông: Theo thuyết minh, năm 2015 với mức thu phí 50.000 đồng/xe quy đổi, lưu lượng dự báo 48.818 xe/ngày đêm, doanh thu dự kiến 870 tỷ đồng/năm. Thực tế doanh thu năm 2015 là 615 tỷ đồng với lưu lượng
26.300 xe/ngày đêm. Lưu lượng giao thông thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo nhưng do giá vé cao hơn gấp 2 lần so với kịch bản nên doanh thu không sụt giảm nhiều đối với nhà đầu tư trong khi xã hội phải gánh chịu tổn thất. Lưu lượng xe hoạt động trên tuyến thấp hơn nhiều lần so với dự báo (thực tế năm 2014 là 4,65 triệu xe/năm so với dự báo 17,5 triệu xe/năm đạt 26,6%; năm 2015 là 9,6 triệu xe/năm so với dự báo 17,8 triệu xe/năm, đạt 53,4%).
Các chỉ tiêu đánh giá tác động và hiệu quả cho thấy dự án không được sự đồng tình cao của người dân về mang lại lợi ích cho kinh tế hộ gia đình như tăng thu nhập từ các dịch vụ bán hàng trên tuyến đường, tăng giá nhà, đất khu vực lân cận, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên dự án được đánh giá cao tác động đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng hoạt động vận tải. Dự án đã tạo thêm việc làm và tăng dân trí cho khu vực do nhu cầu tuyển dụng của đơn vị khai thác, quản lý tuyến đường và việc mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong khu vực. Dự án góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự được ổn định, tăng cường quốc phòng khu vực. Dự án thu hút khách du lịch, tạo điều kiện giao lưu, kết nối về văn hóa, giáo dục và phát triển các dịch vụ du lịch của các địa phương.
Một số dự án khác thuộc lĩnh vực này như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (hoàn thành 2014, vốn ADB 187 triệu USD) với tổng chiều dài tuyến 245 km góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội - Lào Cai hơn 3 giờ; kết nối các khu vực nghèo, vùng sâu của Tây Bắc với các trung tâm phát triển kinh tế; Dự án Xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (hoàn thành 2015, vốn Hàn Quốc 200 triệu USD) với chiều dài tuyến 105,5 km giúp kết nối Hà Nội và TP. Hải Phòng, hai đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc, tạo động lực cho cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, rút ngắn thời gian lưu thông đối với các phương tiện: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long.
(2) Dự án cơ sở hạ tầng đô thị
Dự án Nâng cấp đô thị TP. Hồ Chí Minh (hoàn thành 2014, vốn WB 107,4 triệu USD) góp phần xóa đói, giảm nghèo, hiện đại hóa cho các khu dân cư thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường sống. Dự án Nâng cấp đô thị Việt Nam (vốn WB 382 triệu USD) đã giúp 200 khu thu nhập thấp trở thành các cộng đồng năng động, mang lại lợi ích cho 7,5 triệu người dân, cung cấp 95 triệu khoản vay cho các gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp; cải tạo nâng cấp khoảng 500 km hệ thống thoát nước, 820 km đường, 30 km kênh rạch, nạo vét 7,5 ha hồ và kết nối với hệ thống thoát nước; nâng cấp nhà trẻ, bệnh viện, trường học và nhà văn hóa ở các khu thu nhập thấp, cải thiện điều kiện môi trường ở các cộng đồng dân cư.
Nguồn: VDB và cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố
(4) Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, môi trường, nông nghiệp…
Giai đoạn 2012 - 2017 có 6 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 8 dự án thuộc lĩnh vực khác gồm chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, môi trường, bưu chính viễn thông hoàn thành bàn giao sử dụng. Dự án được đầu tư bằng vốn ODA của Trung Quốc, Bỉ, Ấn Độ, NIB, Coét.
Nhiều dự án đã bước đầu phát huy hiệu quả xã hội, như: Dự án mở rộng năng lực sản xuất Công ty Giấy Bãi Bằng lên 100.000 tấn giấy/năm và 61.000 tấn bột giấy/năm đáp ứng nhu cầu giấy viết, giấy in, giảm bớt lượng giấy nhập khẩu; tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp cho ngân sách, bảo vệ môi trường, giảm lượng thải các chất gây ô nhiễm. Dự án tổ hợp đồng Sin Quyền, Lào Cai thu mỗi năm 10.200 tấn đồng, 340 kg vàng thỏi, 145 kg bạc thỏi, 40.000 tấn axits Sunfuric, 113.241 tấn tinh quặng sắt; tạo việc làm khoảng 1.500 lao động, doanh thu hàng năm khoảng 28 triệu USD/năm… Bên cạnh đó, có một số dự án hoạt động chưa hiệu quả, bị thua lỗ và không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ dẫn đến nợ quá hạn như: Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên; dự án nhà máy xi măng Tam Điệp; dự án xi măng Hạ Long; dự án đầu tư nhà máy cọc sợi Ấn Độ - Việt Nam; dây chuyền sản xuất băng dính Vĩnh Yên; dự án Trồng rừng nguyên liệu Sơn La (các
tiểu dự án thuộc Công ty Lâm nghiệp Sơn La, Lâm trường Mường la, Phù Bắc Yên, Mộc Châu); dự án dây chuyền kéo sợi đũi tơ tằm Thái Bình; dự án chế biến gỗ mỹ nghệ Nam Định… (nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam)
Hộp 4: Một số Dự án ODA lĩnh vực công nghiệp, quỹ phà…
(1) Dự án Nhập khẩu dây chuyền chế biến Chè (Nghệ An)
Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và phát triển chè Nghệ An, số vốn cho vay là 10 triệu INR, thời hạn 15 năm, từ nguồn vốn ODA vay Ấn Độ; thời gian thực hiện 2005-2007 với mục tiêu là nâng cao chất lượng, công suất chế biến chè, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Thực tế dự án hoạt động chỉ đạt được công suất 44% (21/48 tấn chè tươi/ngày), do không không phù hợp với quy hoạch phát triển chè của Nghệ An, không đủ nguyên liệu để chế biến. Hoạt động thiếu hiệu quả, không đạt mục tiêu ban đầu đề ra nên dự án này phát sinh nợ quá hạn, lũy kế đến nay 16,7 tỷ.
(2) Dự án Bến phà Đại Ngãi - Sóc Trăng
Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Đan Mạch (Quỹ Phà), theo hợp đồng cho vay lại VDB chịu RRTD với số vốn 104,92 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Phà An Giang, khởi công năm 2007, đưa vào khai thác từ 02/2013 với 4 bến phà nhằm kết nối giao thông 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Dự án đã giúp cho tuyến đường từ thành phố Sóc Trăng đến thành phố Trà Vinh rút ngắn chỉ còn trên 50km (khoảng cách giao thông trước đây là trên 150km), giúp cho giao thông bộ khu vực duyên hải Tây Nam bộ được thông suốt, góp phần phục vụ nhu cầu giao thông và tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của 2 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và các tỉnh lân cận. Dự án góp phần giúp Công ty Phà An Giang hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về doanh thu, nộp NSNN, phúc lợi xã hội và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Mặc dù dự án góp phần nâng cao hiệu suất phục vụ xã hội, giúp kết nối khu vực. Nhưng hoạt động chưa hết công suất, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng cao của dân cư, nên gây ra tâm lý không hài lòng của người dân, gây thiệt hại kinh tế cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực.
Nguồn: VDB và cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY LẠI VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.3.1. Kết quả đạt được
VDB là một định chế tài chính của Nhà nước, cung ứng vốn cho phát triển nền kinh tế. Hoạt động cho vay lại vốn ODA thời gian qua đã được VDB quan tâm đầu tư để cải tiến hiệu quả. Qua nghiên cứu thực trạng, có thể thấy cho vay lại vốn ODA tại VDB đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, vốn ODA cho vay lại tại VDB từng bước được sử dụng đúng mục đích để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Cho vay lại vốn ODA tại VDB đã bổ sung một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế, tạo đà cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ và đảm bảo an sinh xã hội. Vốn ODA cho vay lại tại VDB, chiếm khoảng 10,5% ĐTPT toàn xã hội, 3% GDP. Vốn ODA cho vay lại tại VDB đã được sử dụng cho những ngành mang tính chiến lược và đột phá, tác động tích cực đối với mục tiêu phát triển bền vững như phát triển đường cao tốc, tiết kiệm năng lượng, cấp thoát nước, chống biến đổi khí hậu… Thông qua cho vay lại vốn ODA tại VDB, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện.
Các dự án được đầu tư bằng vốn ODA cho vay lại qua VDB phù hợp với chính sách, chiến lược phát triển KTXH của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực và nhu cầu phát triển của khu vực, địa phương. Các dự án ODA được đầu tư đúng hướng đã đóng góp nhiều giá trị tăng thêm cho nền kinh tế, đảm bảo thu nhập, đời sống cho người lao động, đóng góp vào giải quyết việc làm, phát triển dịch vụ xã hội, thực hiện chính sách giảm nghèo và tạo ra giá trị thặng dư xã hội đáng kể hàng năm. Dự án cấp thoát nước đi vào khai thác đã cung cấp cho
người dân khoảng 101,5 triệu m3 nước sạch đạt tiêu chuẩn hàng năm, giảm tỷ lệ thất
thoát nước để mở rộng cấp nước, đáp ứng nhu cầu nước sạch của khu vực thuộc phạm vi dự án. Dự án thoát nước và môi trường góp phần hoàn thiện, nâng cao đời sống của người dân, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái, cải tạo và phát triển đô thị để thúc đẩy phát triển du lịch, sản xuất, kinh tế cho khu vực. Trong lĩnh vực năng