Kết Quả Khảo Sát Tác Động Điều Tiết Thu Nhập


Kết quả khảo sát cũng cho thấy số cán bộ đồng ý với ý kiến doanh thu chỉ đạt dưới 80% là 39%/62, sản lượng đạt dưới 80% là 50%/62, lợi nhuận đạt dưới 80% là 39%/62. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không đạt mục tiêu ban đầu là do ảnh hưởng từ thị trường các yếu tố đầu vào (55%/58), từ thị trường sản phẩm đầu ra (64%/58) và mục tiêu được xây dựng không bám sát với thực tế (71%/58) (phụ lục 3A). Điều này làm cho dự án không phát huy được hiệu quả như trong thuyết minh, dẫn đến nợ thuế và các khoản nộp NSNN, cũng như không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ và đúng hạn với cơ quan cho vay lại. Một số dự án điều chỉnh giá bán sản phẩm tăng khá nhiều so với thuyết minh (31%/62) (phụ lục 3A) để tăng doanh thu nhằm đạt mục tiêu, điển hình như một số dự án xây dựng đường cao tốc đã tăng giá vé lên gấp 1,5 đến 2 lần so với kịch bản, xã hội phải chịu phần tổn thất này.

Giá trị gia tăng gián tiếp của dự án từ tăng thu nhập của nhóm người dân địa phương thụ hưởng là không cao. Tác giả thiết kế nhóm các câu hỏi gắn liền với thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập do phát triển các dịch vụ và buôn bán, tăng giá nhà đất của địa phương, tuy nhiên sự đồng tình về các chỉ tiêu này của người dân là không cao. 61%/726 không ý kiến hoặc không đồng ý tác động của dự án làm thúc đẩy kinh tế hộ gia đình của địa phương; 55%/726 cho rằng dự án tác động rất ít hoặc không tác động đến tăng thu nhập cho người dân; 53%/726 không đồng ý dự án làm tăng giá nhà đất của địa phương (phụ lục 3B).

Đối với các doanh nghiệp trong khu vực dự án, giá trị gia tăng gián tiếp của dự án được đánh giá khá cao. Kết quả khảo sát cho thấy 85%/309 người được hỏi đồng ý dự án có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; 80%/309 cho rằng dự án đã làm cho hoạt động của doanh nghiệp được phát triển tốt hơn; 83%/309 đánh giá dự án có ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động hoặc hiện đại hóa công nghệ của doanh nghiệp và đa số đánh giá cao về chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận hoạt động hiện đại hóa và mở rộng mang lại (92%/255). Dự án làm cho doanh nghiệp sử dụng tốt hơn các nguồn lực hiện có để hoạt động sản xuất, kinh doanh (85%/309), tác động làm cho doanh thu tăng trưởng (66%/309), làm giảm chi phí và tối ưu hóa chi phí hoạt động của doanh nghiệp (78%/309), làm cho doanh nghiệp tăng trưởng về


sản lượng (65%/309). Các doanh nghiệp cũng đồng ý về ảnh hưởng tích cực của dự án đển việc mở rộng thị trường, thị phần và gia tăng quan hệ hợp tác với các đối tác (84%/309), trong đó 57% ý kiến đánh giá cao (phụ lục 3C).

(4) Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Dự án ODA tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động làm việc trong dự án và tại các doanh nghiệp khu vực dự án, tác động làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân địa phương và người lao động. Kết quả khảo sát cho thấy, số lao động thường xuyên làm việc trong các dự án ODA là khá lớn, 21%/62 phiếu cho rằng dự án sử dụng thường xuyên trên 300 lao động; 32% đồng ý dự án sử dụng khoảng 200 đến 300 lao động và 47%/62 cho biết dự án sử dụng thường xuyên dưới 200 lao động lành nghề và không lành nghề. Phần lớn người lao động làm việc trong các dự án hài lòng về mức thu nhập (71%/62) để trang trải và nâng cao chất lượng cuộc sống (phụ lục 3A). Ý kiến về khả năng tạo thêm việc làm của dự án cũng nhận được sự đồng tình từ phía người dân thụ hưởng, 33%/726 cho rằng dự án tạo ra nhiều việc làm, 37%/726 đồng ý dự án có tạo thêm việc làm ở mức không nhiều, 83% người dân được hỏi đề cho rằng dự án đã làm tăng chất lượng cuộc sống của người dân địa phương (phụ lục 3B). Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập của dự án. 58%/309 ý kiến số lượng lao động DN sử dụng tăng thêm do mở rộng quy mô, địa bàn, 76% đồng tình dự án làm cải thiện thu nhập và tăng chất lượng cuộc sống của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp khu vực dự án, bên cạnh đó 8%/309 cho rằng dự án ảnh hưởng làm giảm lượng lao động trong DN (phụ lục 3C).

(5) Các tiêu chí khác về hiệu quả xã hội

Dự án ODA tác động đối với bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và tăng cường quốc phòng cho địa phương và xã hội trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

- Điều kiện hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường: Yếu tố lợi ích được sự đồng tình của đa số người dân (92%/726), còn lại 8% cho rằng dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, gây ô nhiễm (phụ lục 3B). 81%/62 cán bộ Ban quản lý và chủ đầu tư cũng đồng thuận quan điểm ảnh hưởng tốt, tích cực, 15% có ý kiến dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái địa phương (phụ lục 3C).


- Giá trị truyền thống văn hóa và phát triển du lịch: Tiêu chí này cũng được đánh giá cao từ cán bộ Ban quản lý, chủ đầu tư và người dân. 82%/62 cán bộ đánh giá tốt về khả năng mở rộng tiềm năng du lịch do dự án cải tạo cảnh quan môi trường, kết nối văn hóa khu vực, thu hút du khách và phát triển các dịch vụ du lich của địa phương; 73% đồng tình với ý kiến phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương (phụ lục 3A). Kết quả khảo sát người dân cũng cho thấy sự đồng tình về tác động tích cực đến dân trí (81%/726), giá trị văn hóa và giáo dục (78%), phát triển du lịch địa phương (58% tốt, 33% ở mức trung bình) (phụ lục 3B).

- Kết nối địa phương với các khu vực kinh tế: Đánh giá tác động của dự án góp phần kết nối địa phương với các khu vực kinh tế trong vùng, đa số ý kiến của các đối tượng được khảo sát đồng tình về lợi ích của dự án ODA mang lại. Ban quản lý dự án và chủ đầu tư đồng tình về phát triển của địa phương (92%/62), tác động đến an sinh xã hội và giảm nghèo (97%) (phụ lục 3A), quan điểm đồng thuận của người dân về tác động kết nối các khu vực kinh tế 86%/726 (phụ lục 3B), phía các doanh nghiệp cũng đánh giá tác động tích cực là 79%/309 (phụ lục 3C).

- Đóng góp vào thực hiện mục tiêu phân phối thu nhập: Quan điểm và mức thu nhập của các nhóm đối tượng được khảo sát là khác nhau, vì vậy tiêu chí này có sự khác biệt về kết quả giữa các nhóm được khảo sát. Tỷ lệ đồng tình của cán bộ Ban quản lý dự án và chủ đầu tư là khá cao, trong khi nhóm doanh nghiệp và người dân tỷ lệ người đồng tình là khá thấp, kết quả khảo sát tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát tác động điều tiết thu nhập



TT


Đối tượng khảo sát

Tỷ lệ (%) theo mức đánh giá


Rất tốt


Tốt

Trung bình

Không tác động

1

Ban quản lý và chủ đầu tư

27%

47%

26%

0

2

Người dân thụ hưởng

0

29%

57%

14%

3

Doanh nghiệp

8%

42%

50%

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả khảo sát


Thực trạng hiệu quả kinh tế xã hội theo lĩnh vực sử dụng vốn ODA

Các dự án ODA sử dụng vốn vay lại qua VDB chủ yếu thuộc các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông vận tải, cấp thoát nước, môi trường, công nghiệp, bưu chính viễn thông, nông lâm, thủy sản và thủy lợi. Luận án phân tích thực trạng giai đoạn 2012 - 2017 để làm rõ hiệu quả kinh tế xã hội đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA tại VDB.

(1) Các dự án ODA thuộc lĩnh vực cấp, thoát nước

Giai đoạn 2012 - 2017 có 23 dự án ODA thuộc lĩnh vực cấp thoát nước hoàn thành đưa vào khai thác. Bao gồm các dự án đầu tư xây dựng mới nhà máy nước sạch, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước, giảm tỷ lệ thất thoát nước, dự án thoát nước đô thị và khu vực nông thôn. Các dự án ODA này cơ bản phù hợp với mục tiêu chiến lược Quốc gia đến năm 2020 và chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn theo quyết định số 104/2000/QĐ-TTg, phù hợp với nhu cầu của địa phương, với nguyện vọng của người dân. Các dự án có ảnh hưởng lớn và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia.

Trong lĩnh vực cấp thoát nước, hiện nay VDB đang quản lý cho vay lại vốn ODA 157 dự án với số vốn theo hợp đồng cho vay lại 2.040,8 triệu USD thuộc các nguồn vốn vay của ADB, WB, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Đức,… Cụ thể theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.17: Cơ cấu cho vay lại vốn ODA lĩnh vực cấp thoát nước


Nguồn Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tác giả tổng hợp số liệu từ 23 dự án 1

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam


Tác giả tổng hợp số liệu từ 23 dự án cấp thoát nước theo bảng sau:

Bảng 2.16: Hiệu quả xã hội của các dự án lĩnh vực cấp thoát nước


Chỉ tiêu

Mục tiêu

đề ra

Thực tế

Tỷ lệ

(%)

(A)

(1)

(2)

(3=1/2)

1. Công suất (triệu m3/năm)

115,7

101,5

87,7%

- Vận hành năm thứ nhất

98,3

90,2

91,8%

- Vận hành năm thứ hai

113,4

94,9

83,7%

2. Tỷ lệ thất thoát nước bình quân (%)

19,8%

23,2%

+3,4%

3. Cấp nước sinh hoạt (triệu người)

10,8

8,7

80,6%

4. Số lượng cấp nước (lít/người/ngày)

68

57

83,8%

5. Số người hưởng lợi (triệu người)

5,7

4,8

84,2%

6. Doanh thu hàng năm (tỷ đồng)

846,3

698,5

82,5%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ 23 dự án - VDB và cổng thông tin điện tử


Các dự án cấp thoát nước được đầu tư bằng vốn ODA cho vay lại qua VDB thành công đã cung cấp cho người dân khoảng 101,5 triệu m3 nước sạch đạt tiêu chuẩn hàng năm. Đảm bảo cung cấp cho 8,7 triệu người dân với khối lượng nước bình quân 57 lít/người/ngày, giảm tỷ lệ thất thoát nước ở mức 23,2% để mở rộng cấp nước cho người dân và khu vực lân cận. Dự án đã làm thay đổi thói quen dùng nước sạch, phòng tránh các bệnh do sử dụng nguồn nước thiếu vệ sinh (mắt, tai

mũi họng, tiêu hóa…), tăng chất lượng cuộc sống cho người dân. Dự án thoát nước với mục đích chống ngập, xây mới và nâng cấp hệ thống kênh thoát nước, đầm, hồ, ao ngòi; cải thiện môi trường và tạo cảnh quan đô thị cho các tỉnh thành, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và khu vực.

Thực tế các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của dự án chưa đạt mục tiêu ban đầu đề ra trong Báo cáo nghiên cứu khả thi. Công suất của các nhà máy nước đạt khoảng 87,7% sản lượng kế hoạch, tỷ lệ thất thoát nước ở mức khá cao (23,2%) so với mục tiêu ban đầu (19,8%). Các tiêu chí về mức cấp nước, số lượng người dân được sử dụng nước sạch và số lượng người dân được hưởng lợi cũng chỉ đạt khoảng


từ 80,6% đến 84,2% so với mục tiêu. Doanh thu thực tế hàng năm của các dự án cũng đạt khoảng 82,5% kế hoạch đề ra, ảnh hưởng đến thặng dư xã hội, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Có thể dẫn chứng điển hình một số dự án theo hộp sau:

Hộp 1: Một số dự án ODA thuộc lĩnh vực cấp nước

(i) Tiểu dự án dự án cấp nước tại Nam Định

Dự án này thuộc dự án cấp nước vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn dự án là 73,4 triệu USD (trong đó vốn ODA vay WB: 65,3 triệu USD, vốn đối ứng: 8,1 triệu USD), triển khai giai đoạn 2006-2013. Tại Nam Định, 15/15 nhà máy thuộc các tiểu dự án hoàn thành và được đưa vào sử dụng đúng hạn và đạt mục tiêu phát triển đề ra. Tổng công suất thiết kế 47.910 m3/ ngày đêm (vận hành đạt 100% công suất) đã cung cấp nước sạnh cho khoảng 477 nghìn người dân

hưởng lợi (vượt 107,5% so với mục tiêu ban đầu), tỷ lệ thất thoát nước khoảng 19,6% và được kiểm soát chặt chẽ. Dự án làm thay đổi thói quen của người dân và giảm tỷ lệ các bệnh về mắt, tai mũi họng, tiêu hóa… do được sử dụng nước sạch, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Dự án có doanh thu đạt 103% kế hoạch ban, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với NSNN và cam kết với VDB theo hợp đồng tín dụng. Cũng trong dự án này, các nhà máy của các tiểu dự án cấp nước sạch nông thôn Hà Nội, hiệu suất hoạt động trung bình chỉ đạt khoảng 85% so với công suất thiết kế, tỷ lệ thất thoát nước hiện nay là hơn 21,8%. Do đó, tỷ lệ người dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch chỉ đạt khoảng 72%.

(ii) Dự án nâng cấp hệ thống nước sạch Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An

Dự án do Công ty TNHH MTV Cấp nước Cửa Lò làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 22,04 triệu USD, gồm vốn vay ODA 18,055 triệu USD và vốn đối ứng 3,985 triệu USD. Giai đoạn 1 đầu tư 16,316 triệu USD từ nguồn vốn vay ADB 13,597 triệu USD, thời hạn 25 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất 4,36%/năm; vốn đối ứng 18,1% (tương đương 2,719 triệu USD). Thời gian thực hiện: 2012 - 2015. Mục tiêu giai đoạn 1 của dự án là xây dựng mới nhà máy xử lý nước tại xã

Nghi Hoa công suất 20.000 m3/ngày đêm; xây dựng, lắp đặt thêm mạng lưới

truyền tải, phân phối và đầu nối vào các hộ tiêu thụ nước; đảm bảo 100% dân số


có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, với tiêu chuẩn 180 lít/người/ngày khu vực nội thị, 150 lít/người/ngày đêm khu vực ngoại thành.

Thực tế triển khai thời gian chậm 1,2 năm so với dự kiến. Tháng 5/2016 chỉ mới hoàn thành cơ bản việc xây dựng nhà máy, chưa hoàn thiện hệ thống đường ống và hồ tích nước thô. Hiện nay, Thị xã Cửa Lò đang phải mua thêm từ nhà máy nước Vinh khoảng 4.000m3/ngày đêm để đáp ứng chỉ khoảng 50% nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của Thị xã. Bên cạnh đó, doanh thu của dự án năm đầu đạt 18,4 tỷ đồng/năm thấp hơn nhiều so với thuyết minh ban đầu 72,2 tỷ đồng/năm.

(iii) Dự án giảm tỷ lệ thất thoát nước TP. Hồ Chí Minh

Dự án do Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) làm chủ đầu tư trị giá 44 triệu USD (33,09 triệu USD vay vốn ODA của WB và 11 triệu USD vốn đối ứng của Sawaco). Dự án khởi công năm 2007 dự kiến hoàn thành năm 2012 với mục tiêu làm giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch 100.000 m3/ngày để mở rộng dịch vụ cấp nước cho nhiều khách hàng, nhất là các hộ nghèo.

Thực tế triển khai, Sawaco đã phải kiến nghị kéo dài thời gian và được WB chấp thuận gia hạn đến tháng 6/2013. Dự án hoàn thành khai thác không đạt mục tiêu ban đầu đề ra, Sawaco chỉ giảm thất thoát 60.000 m3/ngày ở vùng 1, còn vùng 2 tỷ lệ thất thoát nước không giảm, vẫn giữ tỷ lệ khoảng 38,4%, thiệt hại mỗi ngày gần 1,8 tỷ đồng. Dự án không hạ được giá thành nước và mở rộng phạm vi cấp nước như mục tiêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Cổng thông tin điện tử các tỉnh


(2) Các dự án ODA thuộc lĩnh vực năng lượng

Giai đoạn 2012 - 2017, lĩnh vực năng lượng có 35 dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại qua VDB hoàn thành đưa vào khai thác. Tính đến năm 2017, VDB hiện quản lý 150 dự án ODA cho vay lại, số vốn theo hợp đồng tín dụng 6.355,6 triệu USD, dư nợ tương đương 68.742 tỷ đồng. Các dự án lĩnh vực năng lượng thuộc nguồn vốn của WB, ADB, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Bỉ, Tổ chức tài chính đa phương khu vực Bắc Âu (NIB), Thủy Điển, Phần Lan… với mục tiêu cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống lưới điện; phát triển mạng phân phối và truyền tải điện; ổn định nguồn cung, phục vụ tốt nhu cầu điện năng; khắc phục tình trạng


quá tải điện áp; đảm bảo chất lượng điện và tiêu chuẩn an toàn điện, giảm tổn thất; đáp ứng nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế xã hội.

Các dự án ODA thuộc lĩnh vực năng lượng do VDB cho vay lại vốn nước ngoài hoàn thành góp phần cung cấp cho nền kinh tế khoảng 241,1 triệu KWh điện/năm; cải tạo nâng cấp 60,2 km chiều dài đường điện cao áp, xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 203 nghìn km đường điện trung thế và 689,2 nghìn km đường dây hạ thế; xây dựng mới và nâng cấp hoàn thành 16 nhà máy thủy điện, 5 nhà máy nhiệt điện, 2 nhà máy điện gió với công suất lớn để hòa vào điện lưới quốc gia; tỷ lệ tổn thất điện của các dự án này đạt bình quân khoảng 8,6% và được kiểm soát chặt chẽ (tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống điện Việt Nam năm 2017 là 7,26%); số công tơ lắp mới là 27,2 triệu cái trên phạm vi khoảng hơn 1.087 xã, số người hưởng lợi từ các dự án khoảng 7,4 triệu người; quá trình thi công và hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các dự án cũng đã tạo thêm 8.997 việc làm cho người lao động và người dân, trong đó 3.258 lao động thường xuyên; các dự án đi vào khai thác đã đóng góp vào NSNN khoảng hơn 1 nghìn tỷ đồng/năm.

Bảng 2.17: Hiệu quả xã hội của các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng


Chỉ tiêu

ĐVT

Mục tiêu

ban đầu

Thực tế

Tỷ lệ

(%)

(A)

(B)

(1)

(2)

(3=2/1)

1. Sản lượng điện

Triệu KWh

261,4

241,1

92,2%

2. Chiều dài đường dây





Cải tạo lưới điện cao thế

Km

67,8

60,2

88,8%

Cải tạo lưới điện trung thế

Nghìn Km

222,5

203

91,2%

Xây mới đường dây hạ thế

Nghìn Km

734,7

689,2

93,8%

3. Tổn thất điện bình quân

%

7,2

8,6

+1,4%

4. Số xã đóng điện

1221

1.087

89,0%

5. Số công tơ

Triệu cái

29,7

27,2

91,5%

6. Số người hưởng lợi

Triệu người

4,8

7,4

92,3%

7. Tạo việc làm

Lao động

9975

8.997

90,2%

8. Đóng góp NSNN/năm

Tỷ đồng

1201,8

1.070,8

89,1%

Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu 35 dự án - VDB và cổng thông tin điện tử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022