Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 4

gồm 2 bộ (mỗi bộ gồm 19 quyển), 01 bộ lưu trữ tại Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất cấp huyện, 01 bộ giao cho các xã lưu trữ và cập nhật biến động. Riêng xã Bàu Hàm 2 và xã Gia Kiệm chưa lập sổ mục kê.

Bảng2.1: Diện tích được đo đạc lập bản đồ địa chính

Đơn vị tính: ha

STT

Đơn vị hành chính

Tổng diện tích tự nhiên năm

2010

Diện tích đã đo đạc lập BĐĐC

Diện tích đo đạc theo tỷ lệ

1/500

1/1000

1/2000

1/5000

1

Bàu Hàm 2

2.018,33

2.018,33

43,13

322,81

901,87

750,52

2

Hưng Lộc

2.108,28

2.108,28

-

346,91

712,40

1.048,97

3

Xuân Thạnh

3.123,07

3.123,07

-

-

-

3.123,07

4

Lộ 25

1.958,22

1.958,22

-

-

1.958,22

-

5

Gia Kiệm

3.326,36

3.326,36

-

298,69

2.912,40

115,27

6

Gia Tân 1

2.066,47

2.066,47

-

151,08

1.211,21

704,18

7

Gia Tân 2

1.451,65

1.451,65

-

244,84

1.206,81

-

8

Gia Tân 3

1.904,47

1.904,47

-

227,48

1.676,99

-

9

Quang Trung

3.648,28

3.648,28

-

172,54

3.149,51

326,24

10

Xuân Thiện

3.118,49

3.118,49

-

168,80

1.021,71

1.927,98

Tổng cộng

24.723,61

24.723,61

43,13

1.933,15

14.751,11

7.996,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 4

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện Thống Nhất)

Kết quả đo đạc không những đã làm cơ sở để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn giúp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất vốn là những tài liệu quan trọng để lập bộ hồ sơ địa chính giúp các cấp chính quyền quản lý tốt quỹ đất cũng như điều hành việc phân bổ, sử dụng đất trên địa bàn.

2.2.2. Lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Được sự quan tâm của cấp tỉnh, từ khi huyện chia tách và đi vào hoạt động, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Thống Nhất được đặc biệt quan

tâm. Được sự tư vấn của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Thống Nhất đã hợp đồng với Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh để lập quy hoạch sử dụng đất 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của huyện và của 10 xã trên địa bàn huyện Thống Nhất. Đến nay huyện đã hoàn thành công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2015, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 24/01/2013. Đây là cơ sở rất quan trọng để huyện tổ chức thực hiện và đề ra những chiến lược, giải pháp phát triển kinh tế theo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất của huyện.

Bảng 2.2: Các quyết định được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

TT

Đơn vị hành

chánh

Quyết định phê duyệt QHSDĐ đến năm2020

Huyện Thống Nhất

356/QĐ-UBND ngày 24/01/2013 - UBND tỉnh Đồng Nai

1

Gia Tân 1

1231/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

2

Gia Tân 2

1237/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

3

Gia Tân 3

1233/QĐ-UBND ngày 10/4/2013- UBND huyện Thống Nhất

4

Gia Kiệm

1236/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

5

Quang Trung

1232/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

6

Xuân Thiện

1235/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

7

Hưng Lộc

1676/QĐ-UBND ngày 21/5/2013 - UBND huyện Thống Nhất

8

Bàu Hàm 2

3053/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 - UBND huyện Thống Nhất

9

Xuân Thạnh

3050/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 - UBND huyện Thống Nhất

10

Lộ 25

1234/QĐ-UBND ngày 10/4/2013 - UBND huyện Thống Nhất

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện Thống Nhất)

Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bản đồ quy hoạch được công khai ngay tại trụ sở phòng Tài nguyên và Môi trường ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Các tài liệu liên quan được công khai tại bảng tin của phòng Tài nguyên và Môi trường.

Nhờ làm tốt công tác quy hoạch mà đến nay trên bộ mặt của huyện từng bước thay đổi tích cực. Bám sát quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, Các dự án, công trình đầu tư được đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ, thời gian quy định. Hàng năm huyện đều lập kế hoạch thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn của huyện dựa theo quy hoạch, kế hoạch đã lập và được phê duyệt. Từng bước quản lý sử dụng đất khoa học, đạt hiệu quả cao hơn.

Việc thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,… trên địa bàn huyện đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong những năm qua đã đóng góp to lớn vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

2.2.3. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lýhồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Nhờ vậy mà công tác cấp giấy CNQSDĐ đem lại hiệu quả rõ rệt. Đến tháng 6 năm 2015, tổng số giấy CNQSDĐ được cấp 43.062 giấy đạt trên 92% tổng số hộ đủ điều kiện được cấp tương ứng với diện tích 22.740 ha (chiếm khoảng 92% diện tích đất sử dụng). Diện tích chưa được cấp giấy còn 1.984 ha tương ứng với 5.362 thửa, trong đó có 37 ha đất công tương ứng với 154 thửa.

Bảng 2.3: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TT

Đơn vị hành chính

Tổng diện tích (ha)

Số lượng GCN đã cấp

(giấy)

Diện tích cấp giấy (ha)

Tổng số

Hộ gia đình, cá

nhân

Tổ chức

Tổng số

Hộ gia đình, cá

nhân

Tổ chức

1

Bàu Hàm 2

2.018

5.356

5.331

25

2.199

1657

542

2

Hưng Lộc

2.108

2.523

2.499

24

2.006

1895

111

3

Xuân Thạnh

3.123

2.725

2.679

46

3.245

1940

1306

4

Lộ 25

1.958

3.896

3.881

15

1.525

1496

29

5

Gia Kiệm

3.326

7.578

7.565

13

2.904

2797

107

6

Gia Tân 1

2.066

2.485

2.451

34

1.197

1047

150

7

Gia Tân 2

1.452

3.872

3.831

41

1.440

1378

62

8

Gia Tân 3

1.904

5.441

5.386

55

1.607

1591

16

9

Quang Trung

3.648

5.989

5.967

22

3.544

3138

405

10

Xuân Thiện

3.118

3.197

3.183

14

3.071

1415

1656

Tổng cộng

24.724

43.062

42.773

289

22.740

18.355

4385

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện Thống Nhất) Nhìn chung, công tác Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cũng như việc phục vụ hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do có sự biến động lớn về chủ sử dụng cũng như sự thay đổi về hệ thống sổ sách nên việc đăng ký biến động đất đai còn nhiều

khó khăn, chưa cập nhật đầy đủ và chỉnh lý đồng bộ theo hệ thống.

2.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Việc thực hiện kiểm kê đất đai theo định kỳ 5 năm một lần và thống kê đất đai hàng năm đều được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng

bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai đã đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý đất đai nói chung và lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện nói riêng.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, huyện Thống Nhất có tổng diện tích tự nhiên: 24.723,61ha, chiếm 4,19% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó xã Quang Trung có diện tích lớn nhất với 3.648,28 ha và xã Gia Tân 2 có diện tích nhỏ nhất với 1.451,65ha.

Bảng 2.4: Diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính

Đơn vị hành chính

Diện tích phân theo các chỉ tiêu (ha)

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử

dụng

Đất khu KDC

nông

thôn

Toàn huyện

24.723,61

20.950,3

3.679,49

96,02

1.491,45

1. Gia Tân 1

2.066,47

1.172,76

893,71

-

299,55

2. Gia Tân 2

1.451,65

1.293,82

157,82

0,60

148,02

3. Gia Tân 3

1.904,47

1.710,41

194,06

-

149,86

4. Gia Kiệm

3.326,36

3.017,26

286,29

22,81

203,22

5. Quang Trung

3.648,28

3.067,79

509,54

70,95

147,29

6. Xuân Thiện

3.118,49

2.892,36

226,12

-

111,76

7. Hưng Lộc

2.108,28

1.901,14

207,14

-

61,16

8. Bàu Hàm 2

2.018,33

1.623,43

394,90

-

94,21

9. Xuân Thạnh

3.123,07

2.564,74

558,33

-

120,81

10. Lộ 25

1.958,22

1.706,64

251,58

-

155,56

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện Thống Nhất)

Diện tích đất biến động trên địa bàn theo xu hướng giảm đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và tăng đất phi nông nghiệp là phù hợp với tiềm năng đất đai và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thống Nhất.

Kết quả thống kê đất đai đánh giá được thực trạng của quỹ đất, tình hình sử dụng đất của các ngành, các cấp. Giúp cho việc truy cập, khai thác thông tin được thuận lợi nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Xây dựng được tài liệu, số liệu cơ bản về tài nguyên đất, phục vụ cho việc xác định nhu cầu sử dụng đất, đáp ứng cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và của các ngành, các cấp.

2.2.5. Công tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tài chính về đất đai, giá đất.

Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, các khoản thuế nộp ngân sách Nhà nước từ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đóng góp rất lớn trong nguồn thu ngân sách của huyện, từ năm 2011 - 2015, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất 9.798 trường hợp; tặng cho, thừa kế và tách thửa đất 9.032 trường hợp. Tuy vậy, tình hình chuyển nhượng trao tay, không thực hiện kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính của người dân vẫn còn diễn ra nhiều. Hàng năm công tác thống kê, khảo sát, xây dựng giá đất trên địa bàn luôn được UBND huyện thực hiện nghiêm túc, đúng quy định [38]

đai.

2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất

Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều diễn

biến phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giatăng, tập trung ở một số lĩnh vực như: tranh chấp đất đai, cấp giấy chứngnhận, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do giải phóng mặt bằng các công trình, khiếu nại về trách nhiệm chính quyền các cấp chậm giải quyết công việc cho nhân dân. Từ năm 2011 đến năm 2015, UBND huyện đã tiếp nhận và giải quyết 462 đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai [38].

Nhìn chung, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị về tranh chấp đất đai đã bảo đảm đúng chính sách pháp luật quy định, bảo đảm lòng tin đối với quần chúng nhân dân. Hầu hết số vụ tranh chấp về đất đai đã được

UBND huyện chỉ đạo Thanh tra huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng và UBND xã giải quyết dứt điểm tại cơ sở, vì vậy các tranh chấp có tính chất nghiêm trọng hầu như không xảy ra, số đơn thư khiếu nại tồn đọng ít [38].

2.2.7. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đấtđai.

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Nhìn chung việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế. Hiện tượng tùy tiện chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất vẫn còn diễn ra.

Tình hình trên đã có chuyển biến tích cực từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, UBND huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, đơn giản thủ tục hành chính và quy định tính mức thu thuế chuyển quyền sử dụng đất đơn giản, hợp lý hơn.

2.3. Kết quả triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

2.3.1. Rà soát, kiểm soát các thủ tục hành chính và quy định có liên quan; phát hiện loại bỏ những TTHC không cần thiết để thực hiện đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi cho người dân.

CCTTHClà một nhiệm vụ quan trọng để tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, tạo điều kiện thuận tiện cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Hàng năm, UBND huyện Thống Nhất đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện cắt giảm thành phần TTHC và thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, Văn phòng đăng ký sử dụng đất đai huyện Thống Nhất đã thống kê các TTHC và tiến hành rà soát, kiểm soát toàn bộ các thủ tục cũng như các văn bản quy pháp luật quy định về thủ tục trong việc giải quyết trên lĩnh vực đất đai. Qua đó,kiến nghị UBND huyện Thống Nhất bãi bỏ, sửa đổi

những thủ tục, văn bản hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp; kiến nghịsửa đổi và bổ sung một số văn bản cho phù hợp với các quy định của pháp luật.

Bảng 2.5: Kết quả rà soát các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

Đơn vị tính: Số thủ tục

Nội dung

Trước CCTTHC (2011-2014)

Sau CCTTHC (Năm 2015)

Số thủ tục đất đai rà soát

39

24

Số thủ tục đề nghị bãi bỏ

15

0

Số thủ tục kiến nghị giảm thành phần hồ sơ

10

0

Số thủ tục kiến nghị rút ngắn thời gian xử lý (từ 1-5 ngày)

12

5

(Nguồn số liệu: Báo cáo của huyện Thống Nhất)

Theo số liệu của UBND huyện Thống Nhất, tổng số TTHC trước năm 2015thuộc lĩnh vực đất đai là 39 thủ tục. Qua rà soát, năm 2015, UBND huyện đã đề xuất cắt giảm về thời gian giải quyết từ 1 đến 5 ngày cho 12 thủ tục hồ sơ chiếm 30% thủ tục hồ sơ và giảm 26% thành phần hồ sơ của 39 thủ tục hành chính (TTHC). UBND tỉnh đã ban hành bộ TTHC thuộc lĩnh vực đất đai mới với 24 thủ tục, đã cắt giảm 15 thủ tục hồ sơ và cắt giảm thời giangiải quyết cho 12 thủ tục hồ sơ [37].

Qua khảo sát 30 ý kiến của cán bộ công chức về TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, kết quả đã có 23/30 chiếm 77% ý kiến cho rằng: đã thực hiện tốt công tác rà soát TTHC; có 17/30 chiếm 57% ý kiến cho rằng: đã thực hiện tốt công tác kiểm soát TTHC; đã có 24/30 chiếm 80% ý kiến cho rằng: người dân không phải nộp thêm các loại giấy tờ khác ngoài những thủ tục qui định; đã có 21/30 chiếm 70% ý kiến cho rằng Phí và lệ phí mà người dân phải đóng khi thực hiện các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai, đã phù hợp; (Xem bảng phụ lục 2.10)

Qua khảo sát 200 ý kiến của người dân, có 172/200 chiếm tỷ lệ 86% ý kiến cho rằng không có yêu cầu bổ sung TTHC khác ngoài quy định; về các khoản phí

và lệ phí liên quan đến lĩnh vực đất đai, đa số cho rằng đã phù hợp..

Có thể nói, việc cắt giảm TTHC cũng như rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH của huyện.

2.3.2.Công tác tuyên truyền và triển khaithủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai:

Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Thống Nhất đã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND huyện tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dã liệu quản lý đất đai kết hợp giáo dục pháp luật về đất đai trên các phương tiện thông tin của huyện để người dân nhận thức phối hợp trong việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất, trách nhiệm trong việc đăng ký đất đai, quyền lợi khi được cấp giấy chứng nhận và tự giác làm thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận và thủ tục về đăng ký biến động đất đai theo quy định của pháp luật đất đai. Đồng thời đơn vị đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác cải cách hành chính đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan và phát huy quyền dân chủ, góp ý xây dựng cho công tác cải cách hành chính của đơn vị.

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai, hàng năm,UBND huyện Thống Nhất đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện nhằm nâng cao nhận thức trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên Đài Truyền thanh huyện, biên tập tài liệu phổ biến về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành, tổ chức in gần 1000 cuốn sổ tay Luật Đất đai để cung cấp cho các xã.

Ngoài ra, UBND huyện còn tổ chức Hội nghị phổ biến những nội dung đổi mới của Luật Đất đaicho cán bộ công chức trên địa bàn; chỉ đạo UBND các xã phối hợp với các cơ quan đoàn thể của huyện như Mặt Trận, Liên đoàn lao động, Hội

phụ nữ... tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng có liên quan như người lao động, thanh niên, nhân dân...

Kết quả khảo sát về công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện, năm 2016, có 15/30 ý kiến của cán bộ công chức cho rằng công tác tuyên truyền đã thực hiện có hiệu quả (xem bảng phụ lục 2.10); về người dân, có 124/200 ý kiến cho rằng thông tin về hồ sơ đã được phổ biến kịp thời, đầy đủ. (xem bảng phụ lục 2.11)

Nhờ vậy, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đã được triển khai rộng rãi đến mọi đối tượng với những nội dung thiết thực và hình thức phù hợp, đã được các ban ngành và người dân đánh giá cao. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức và cá nhân sử dụng đất.

2.3.3. Công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Nhằm thực hiện tốt công tác CCTTHC trên địa bàn huyện về lĩnh vực đất đai theo tinh thần Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Ban hành chương trình tổng thể CCHCnhà nước 2011-2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định 3843/QĐ-UBND của UBND huyện Thống Nhất ngày 17/10/2015 về việc quy định trình tự giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai theo cơ chế ”một cửa liên thông” với 24 quy trình (xem bảng phụ lục 2.12). UBND huyện Thống Nhất đã tổ chức niêm yết công khai bộ TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; niêm yết, công khai bảng tiếp nhận, phản ánh kiến nghị về quy định hành chính tại trụ sở làm việc theo chỉ đạo của UBND huyện. Thực hiện tốt việc công khai tất cả các thủ tục hành chính, giấy tờ, biểu mẫu, quy trình giải quyết, phí, lệ phí, trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan, của cán bộ, viên chức giải quyết hồ sơ. Công khai địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các góp ý, vướng mắc của người dân và tổ chức.

Qua khảo sát về công tác công khai TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, có 16/30 ý kiến của cán bộ chiếm 53% cho rằng: đã thực hiện tốt công tác công khai TTHC(xem bảng phụ lục 2.10).; về ý kiến của người dân có 58/200 chiếm 79% ý kiến cho rằng: đã thực hiện tốt công tác công khai

TTHC(xembảng phụ lục 2.11).

2.3.4. Thực hiện qui chế phối hợp giữa các bộ phận và cơ quan quản lý theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông.

Khi người dân đến làm thủ tục về các vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai, nộp hồ sơ tại Bộ phận “Một cửa”; trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh cấp huyện sau đó Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và UBND cấp xã (nơi có đất) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì Văn phòng đăng ký quyền sử đất cấp huyện chịu trách nhiệm xác nhận vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mục quy định.

Văn phòng HĐND-UBND huyện đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo chỉ đạo của UBND huyện Thống Nhất về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 61/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai. Đơn vị đã triển khai và áp dụng đúng quy trình giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1272/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 19/5/2015; Quyết định số 3843/QĐ-UBND của UBND huyện Thống Nhất ngày 07/10/2015 ban hành quy định về trình tự giải quyết các TTHC trong lĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn huyện Thống Nhất; Quyết định 1701/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc công bố bộ thủ tục hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trong thực hiện cơ chế một cửa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện đóng vai trò quan trọng góp phần vào hiệu quả hoạt động của cơ chế. Bộ phận TN&TKQ là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm trước người dân, doanh nghiệp về kết quả thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời là đơn vị theo dõi, nhắc nhở các cơ quan chuyên môn đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ.Qua kết quả khảo sát cho thấy

có 122/200 chiếm 61% số người dân được hỏi cho rằng huyện đã làm tốt cơ chế một cửa. (Xem phụ lục 2.11)

2.3.5. Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng tác phong làm việc tận tụy, giao tiếp tốt với nhân dân.

Công cuộc cải cách hành chính ở nước ta đã và đang tiến hành trong điều kiện nền kinh tế thị trường và xu thế hợp tác kinh tế quốc tế đã tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Chính điều này, đãảnh hưởng tích cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Thấy được nguyên nhân sâu xa của việc trì trệ công việc, UBND huyện không ngừng cải tiến đội ngũ cán bộ công chức viên chức như cử đi đào tạo, tập huấn, mời các chuyên gia... Những năm vừa qua, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức không ngừng được nâng lên. Hiện nay, số cán bộ cấp huyện phụ trách tiếp nhận và thụ lý hồ sơ thuộc lĩnh vưc đất đai gồm 38 cán bộ công chức cấp huyện, trong đó, lãnh đạo 07; số cán bộ cấp xã: 10 cán bộ công chức. Về trình độ chuyên môn, cán bộ công chức không ngừng nâng cao nghiệp vụ, chẳng hạn như năm 2011, chỉ có 50% có trình độ Đại học, đến năm 2015, đã có 70% cán bộ công chức có trình độ đại học và có 10% có trình độ thạc sỹ.

Bảng 2.6: Trình độ đội ngũ công chức,viên chức, hợp đồng lao động thực hiện công tác CCTCHC thuộc lĩnh vực đất đai huyện Thống Nhất năm 2015

Nội dung

Cán bộ xử lý hồ sơ (VP đăng ký,

Phòng TNMT)

Cán bộ tiếp nhận và trả kết

quả (BP 1 cửa)

Cán bộ địa chính cấp xã

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Tổng số (1+2)

36

2

10

1. Công chức, viên

chức

19

52.78

1

50.00

10

100.00

Trên Đại học

3

8.33

0

0.00

1

10.00

Đại học

16

44.44

1

50.00

5

50.00

Cao đẳng

0

0.00

0

0.00

4

40.00

2. Hợp đồng lao

động

17

47.22

1

50.00

0

0.00

Trên Đại học

0

0.00

0

0.00

0

0.00

Đại học

12

33.33

0

0.00

0

0.00

Cao đẳng

5

13.89

1

50.00

0

0.00

(Nguồn số liệu: Báo cáo của UBND huyện)

Trình độ chuyên môn đội ngũ công chức, viên chức và hợp đồng lao động của các cơ quan, đơn vị thực hiện trên địa bàn huyện thực hiệngiải quyết hồ sơthuộc lĩnh vực đất đai đã được nâng lên, tỷ lệ đại học, trên đại học chiếm 79%. Về tuổi đời,đa số cán bộ, công chức và người lao động có tuổi đời từ 26 – 40 chiếm tỷ lệ 80%, tuồi đời từ 41 – 50 chiếm tỷ lệ 20% [39].

Qua kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ công chức và người dân về năng lực, phẩm chất đạo đức của người thực thi công vụ thuộc lĩnh vực đất đai cho thấy có 23/30 ý kiến của cán bộ cho rằng trình độ chuyên môn của cán bộ công chức đã đáp

ứng được công việc; có 17/30 chiếm tỷ lệ 57% ý kiến của cán bộ cho rằng tác phong làm việc của người thực thi công vụ là tốt(xem phụ lục 2.10). Về ý kiến của người dân, có 85/200 chiếm 42,5 % cho biết cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu công tác; có 96/200 chiếm 48 % ý kiến cho rằng thái độ phục vụ của cán bộ công chức là tốt. (xem phụ lục 2.11). Như vậy, đa số người dân cũng như cán bộ công chức đều đánh giá năng lực cũng như tác phong làm việc của người thực thi công vụ thuộc lĩnh vực đất đai là tốt.

Có thế nói, đội ngũ cán bộ, công chức đã và đang góp phần đáng kể vào tiến trình CCHC theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp. Do đó, việc trẻ hóa cán bộ cũng như nâng cao trình độ cả về ‘chất – lượng’ là bước đi tất yếu góp phần xây dựng thành công công cuộc CCTTHC nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

2.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai;ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Những năm vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)tỉnh, UBND huyện Thống Nhất đã thực hiện tốt công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai, xác định rõ các loại giấy tờ cụ thể, thời gian thực hiện… cho từng quy trình giải quyết công việc. Năm 2015, Sở TN&MT, UBND huyện đã áp dụng và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) trong hoạt động thuộc lĩnh vực đất đai theo tiêu chuẩn TCVN ISO. Đây là công cụ hỗ trợ để các cơ quan kiểm soát và đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình; tạo dựng một phương pháp làm việc khoa học, xác định rõ công việc, thời hạn giải quyết, quy trình luân chuyển hồ sơ…: xác định rõ việc (làm gì); rõ người (ai làm), và rõ cách làm (theo trình tự nào, theo quy trình nào, theo biểu mẫu nào...); rõ thời gian thực hiện từng công đoạn (bao nhiêu ngày làm việc) nhằm khắc phục nhược điểm phổ biến lâu nay của quản lý hành chính là làm theo thói quen, kinh nghiệm, tuỳ tiện…

Thực hiện chỉ đạo của Sở TN&MT, UBND huyện về đẩy mạnh công tác CCTTHC và thực hiện quản lý theo TCVN ISO 9001:2008. Căn cứ quy định Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013, Văn phòng

Đăng ký quyền sử dụng đất đã soạn thảo, trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai công bố và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của đơn vị.

HTQLCL hiện nay áp dụng tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm 24 quy trình phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 thuộc hai lĩnh vực lớn của đơn vị gồm: Lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động sau cấp giấy chứng nhận và lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Nhờ áp dụng các quy trình ISO trong HTQLCL,các tổ chức, cá nhân đến giao dịch được hướng dẫn, trả kết quả xử lý đúng hẹn, kịp thời… đóng góp quan trọng trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính trênđịa bàn huyệnthuộc lĩnh vực đất đai.Kết quả giải quyết công việc chính là quy trình để kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đất đai của đơn vị, đặc biệt là với các quy định về thời gian xử lý hồ sơ, về phí, lệ phí, về việc áp dụng thống nhất các biểu mẫu… từ đó nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi hoặc sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm của đơn vị tránh bị chồng chéo, rườm rà các thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

Để thực hiện tốt việc áp dụng giải quyết công việc theo quy trình ISO trong HTQLCL trên lĩnh vực đất đai, Sở TN&MT, UBND huyện và các phòng ban chuyên môn đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu giải quyết công việc. Huyện Thống Nhất là một trong những địa phương có số hồ sơ đăng ký về đất đai nhiều, đối tượng phục vụ rất lớn và thường xuyên biến động hết sức phức tạp, lượng khách giao dịch nhiều, thường xuyên quá tải. Hàng tháng, đã tiếp nhận - giải quyết - trả kết quả tại bộ phận “một cửa” cho trên 1.200lượt tổ chức, cá nhân đến giao dịch với số lượng trên 700 hồ sơ hành chính thuộclĩnh vực đất đai phải giải quyết [39].

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ được giao, UBND huyện, Sở TN&MT luôn chú trọng đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ. UBND huyện Thống Nhất đã triển khai xây dựng phần mềm “Một cửa điện tử” –

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí