Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 2


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách nền hành chính nhà nước.

1.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về CCTTHC

Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền Xô Viết”, Lê Nin khẳng định: bất cứ đảng nào, giai cấp nào khi tiến hành cách mạng cũng phải trải qua ba giai đoạn, thứ nhất phải đề ra được bản cương lĩnh để giác ngộ quần chúng theo mình làm cách mạng; sau đó, thứ hai, đoàn kết tập hợp mọi lực lượng, lãnh đạo đấu tranh để giành bằng được chính quyền; thứ ba, thông qua chính quyền đã giành được dùng làm phương tiện, công cụ để xây dựng xã hội mới ưu việt, tiến bộ gấp nhiều lần so xã hội cũ. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất, gấp nhiều lần so với hai nhiệm vụ của các giai đoạn trên. Đặc biệt thông qua vai trò quản lý của nhà nước, với các công cụ quản lý của mình, trong đó có thủ tục hành chính.

Các nhà kinh điển theo học thuyết Mác-Lênin đã có những tư tưởng bước đầu về cải cách nền hành chính nhà nước, đặc biệt những tư tưởng của Lênin. Trong quá trình lãnh đạo nhà nước Xô Viết, Lênin rất chú trọng đối với công tác cải cách nền hành chính. Người coi đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế-xã hội.

Trong cải cách nền hành chính, Lênin nhấn mạnh đến việc sắp xếp, tinh giảm bộ máy hành chính và thực hành tiết kiệm. Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ cấp thiết, chủ yếu nhất lúc này và trong những năm sắp tới là không ngừng tinh giảm bộ máy Xô Viết và giảm bớt chi phí của nó, xóa bỏ tác phong lề mề hành chính, bệnh quan liêu và giảm bớt các khoản chi tiêu phi sản xuất” [18].

Cùng với việc thiết lập một hệ thống quản lí mới, Lênin xúc tiến việc CCHC để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành thông suốt. Lê nin coi trọng việc cải cách, đơn giản hóa các TTHC, giảm bớt những khâu xét duyệt giấy tờ không cần

thiết. Người đặc biệt lưu ý tới việc soạn lại các quy định thật cơ bản, thiết thực đã tính toán chính xác để thi hành có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Để cải cách nền hành chính nhà nước, Lênin còn nhấn mạnh đến những vấn đề then chốt như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ; đấu tranh chống lại các hành động quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu.

1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CCTTHC

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 2

Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vận dụng đầu tiên và sáng tạo những quan điểm trên của Lênin trong việc xây dựng một nền hành chính quốc gia thực sự hiện đại và hoạt động có hiệu quả. Ngay từ buổi đầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng một nền hành chính phù hợp với yêu cầu mới, mà việc đầu tiên là ban hành các văn bản quy định quy chế hoạt động của các cấp, các ngành.

Người yêu cầu “phải xây dựng một nền hành chính của dân, do dân và vì dân” [19]. Giảm thiểu những sách nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc hành chính. TTHC phải phù hợp với yêu cầu giải quyết công việc theo đúng quy định, song cũng cần phù hợp với trình độ của nhân dân.

Người lên án mọi hành vi cửa quyền, lộng quyền của cán bộ khi giải quyết công việc của nhân dân. Người yêu cầu “cán bộ, đảng viên phải là những công bộc trung thành và tận tình của nhân dân”.

1.1.1.3. Quan điểm, đường lối của Đảng ta về CCTTHC

Quan điểm của Lê nin và chủ tịch Hồ Chí Minh về CCTTHC đã được Đảng ta kế thừa và phát triển trong điều kiện hiện nay. Đại hội lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991) đã đánh dấu bước đổi mới, phát triển tư duy về cải cách nền hành chính nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng đã đặt trọng tâm vào cải cách hệ thống hành chính nhà nước trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước và đổi mới hệ thống chính trị. Hội nghị Trung ương 8 khoá VII xác định cải cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước đã đề ra mục tiêu: xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực

và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Các đại hội Đảng lần thứ VIII(tháng 6-1996), IX(tháng 4-2000), X(tháng 4-2006) và các hội nghị Trung ương của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước trong đó trọng tâm là thực hiện cải cách TTHC.

Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ: “Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp, phải tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai trái, không phù hợp và nguyên nhân cụ thể để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, phải tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến nhanh trong lĩnh vực này” [12].

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng tiếp tục nói đến vấn đề cải cách hành chính. Điều này cho thấy Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mới trường cạnh tranh lành mạnh và cải cách hành chính”, “bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”, “tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí”, “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục”, “đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp”, “thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia”[13].

Từ những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011: Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Đâylà một vấn đề chiến lược. Vì các nội dung cải cách phải bảo đảm tính hệ thống, tính khả thi của quá trình xây dựng một nền hành

chính mới, một mô hình tổ chức hành chính phù hợp với thời kỳ phát triển mới, hội nhập của đất nước.

Nền hành chính trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp và nghị quyết của Quốc hội. Thực tiễn cho thấy, có chính sách và pháp luật đúng chưa đủ, cần phải có nền hành chính mạnh, có hiệu lực thì chính sách và luật pháp mới đi vào cuộc sống. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện nền hành chính còn góp phần tích cực vào việc bổ sung, phát triển chính sách, pháp luật. Các cơ quan hành chính là các cơ quan trực tiếp xử lý công việc hằng ngày của nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với dân giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với dân, nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá Đảng trước hết là thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.CCTTHC ngoài yêu cầu của đổi mới phát triển đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách nền hành chính còn do yêu cầu bức xúc của người dân: không muốn bị phiền hà, sách nhiễu; được pháp luật bảo vệ...

1.1.1.4. Trong quá trình điều hành kinh tế-xã hội, các thủ tục hành chính cũng bộc lộ những hạn chế, những mặt trái, nhược điểm của nó.

Các thủ tục hành chính, biểu hiện của một trong những phương pháp quản lý kinh tế, xã hội .., nó đảm bảo cho nền kinh tế, mọi kỷ cương xã hội thống nhất. Do vậy, thủ tục hành chính phải phù hợp với trình độ đã đạt được của lực lượng sản xuất. Nếu các thủ tục đó vượt giới hạn cho phép của lực lượng sản xuất, các thủ tục hành chính trở thành lực cản sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thủ tục hành chính thuộc kiến trúc thượng tằng. Khi nó không bị chi phối bởi cơ sở hạ tầng, nó thoát ly cơ sở hạ tầng, sẽ làm cho mọi yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, quan hệ sản xuất không tuân thủ theo một quy luật nào nữa, làm cho mọi mặt trong đời sống xã hội đảo lộn. Những tiêu cực trong việc điều hành kinh tế xã hội có cơ hội trỗi dậy, vận động theo xu hướng phức tạp, tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.

Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến đội ngũ cán bộ thừa hành. Khi thiếu một đội ngũ con người thừa hành không có đầy đủ phẩm chất đạo đức chuyên môn nghiệp vụ, hoặc không được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ; hoặc không có những giải pháp chế tài vật chất cùng với hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ thống nhất, các thủ tục hành chính sẽ trở thành phương tiện thực hiện các tiêu cực tham nhũng, nhũng nhiễu. Các thủ tục hành chính đó dẫn tới chồng chéo, rườm rà, chỉ có thuận lợi cho chủ thể quản lý. Nhất là khi có nhận thức cho rằng thủ tục hành chính ban hành càng nhiều thì quản lý càng chặt chẽ. Việc điều hành kinh tế - xã hội, thông qua các thủ tục hành chính như vậy, đã ngày càng làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào chế độ hiện hành.

Do vậy việc tiến hành cải cách thủ tục hành chính được đặt ra như một tất yếu khách quan, một vấn đề đột phá cấp bách, đáp ứng yêu cầu của các quy luật kinh tế, cũng là củng cố niềm tin vào chế độ mới của quần chúng nhân dân lao động; để nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở trong tất cả các ngành, các cấp, các lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội.

1.1.2. Các khái niệm có liên quan và các loại TTHC thuộc lĩnh vực đất

đai.

1.1.2.1. Khái niệm Thủ tục hành chính

Theo nghĩa chung nhất thì “thủ tục” là phương thức, cách thức giải quyết công

việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt các nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn [30]. Như vậy, khái niệm “thủ tục” bao gồm “quy trình” thực hiện và “cách thức” thực hiện.

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thủ tục hành chính. Theo nghĩa rộng thì thủ tục hành chính là trình tự và cách thức thực hiện hoạt động quản lý nhà nước nói chung, hoặc là trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể trong các ngành và lĩnh vực quản lý nhà nước do luật hành chính quy định [40].Theo quan điểm này thì TTHClà “trình tự” và “cách thức” thực hiện mọi hoạt động quản lý nhà nước bao gồm cả trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức, viên chức, trình tự lập quy, trình tự xử lý vi

phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết các công việc cụ thể như cấp phép, cấp giấy chứng nhận.

Theo Điều 3 “giải thích từ ngữ” của Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHCthì “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

“Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHCtrong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện TTHC cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện TTHCgiải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

“Yêu cầu, điều kiện” là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện TTHCphải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một TTHCcụ thể.

Theo quan điểm này thì TTHCcó phạm vi hẹp hơn đó là chỉ quy định về thủ tục giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Khái niệm này không bao hàm TTHCtrong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết TTHCcho cá nhân, tổ chức.

Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP thì “thủ tục hành chính” ngoài việc quy định về “trình tự”, “cách thức” thực hiện còn quy định cả về các loại giấy tờ trong hồ sơ và các yêu cầu, điều kiện để được thực hiện một TTHC. Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 4/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước TTHCtrong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức (sau đây là Nghị quyết số 38/NQ-CP) cũng quan niệm “thủ tục hành chính” theo hướng này. Tiến trình CCTTHCngoài yêu cầu cải cách về trình tự, cách thức giải quyết TTHCcòn phải từng bước đơn giản các loại giấy tờ có trong hồ sơ và các yêu cầu, điều kiện để giải quyết một TTHC.

Theo tác giả TTHCđược hiểu theo quy định tại Điều 3, Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 là phù hợp: “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách

thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

1.1.2.2. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính

CCTTHClà một bộ phận của CCHCNhà nước, nhằm xây dựng và thực thi TTHC theo những chuẩn mực nhất định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. CCTTHCthực chất là cải cách trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước [17].

1.1.2.3. Khái niệm đất đai và thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai

Khái niệm đất đai. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai, biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.

Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”[20].

Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh

giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ.

Luật Đất đai 2013 quy định: ”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất” [21].

- Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

TTHCthuộc lĩnh vực đất đai là việc giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng khu dân cư (gọi tắt là người sử dụng đất) được tiếp nhận và trả kết quả tại một cơ quan hành chính nhà nước là UBND cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND huyện nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được thuận lợi, dễ dàng và đơn giản [36]. Các hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai thực hiện tại UBND xã và UBND huyện của người sử dụng đất bao gồm: Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là giấy chứng nhận), hồ sơ chuyển nhượng, chuyển đổi, chuyển mục đích sử dụng đất, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, đính chính thông tin trên giấy chứng nhận và các biến động khác theo quy định của Luật Đất đai.

1.1.3. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính, các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

1.1.3.1. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

- Rà soát, kiểm soát các TTHCvà quy định có liên quan; phát hiện loại bỏ những TTHCkhông cần thiết để thực hiện đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi cho người dân.

Rà soát các TTHCvà quy định có liên quan nhằm kịp thời phát hiện những TTHC, quy định không cần thiết, không phù hợp, không đảm bảo tính hợp pháp; các TTHC còn rườm rà, phức tạp, những TTHC còn mâu thuẫn, chồng chéo, không

phân định rõ cơ quan, đơn vị thực hiện, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức kinh tế và đời sống của người dân. Trên cơ sở kết quả rà soát, kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những TTHC, quy định không phù hợp, không cần thiết, không đảm bảo nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC; Kiến nghị đơn giản hóa TTHC nhằm cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện TTHC [4].

- Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Kiểm soát TTHCthuộc lĩnh vực đất đailà việc xem xét, đánh giá, theo dõi nhằm bảo đảm tính khả thi của quy định về thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC[4].

Kiểm soát TTHCthuộc lĩnh vực đất đai phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu CCTTHC; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào quá trình kiểm soát TTHC. Kịp thời phát hiện để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHCkhông phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung TTHC cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHCđơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC[4].

Quá trình rà soát, kiểm soát phải tiến hành đúng cách thức, tuân thủ phương pháp đánh giá theo quy định. Kết quả rà soát của các đơn vị phải có những kiến nghị cụ thể, thiết thực đối với quy định TTHC và văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ quy định TTHC.

Công tác tuyên truyền và triển khaiTTHC thuộc lĩnh vực đất đai:

Nhằm quán triệt các văn bản quy định mới của Nhà nước, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCTTHC. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị và phổ biến rộng rãi trong nhân dân nhằm giúp các tổ chức và công dân hiểu rõ hơn về chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước trong việc thực hiện CCTTHC, nâng cao hiệu quả quản lý và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ [1].

Côngtác tuyên truyền và triển khaiCCTTHCthuộc lĩnh vực đất đai đã được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tổ chức tuyên truyền, tập huấn thông qua việc mở các lớp, các hội nghị, phóng sự, toạ đàm, hội thảo, hội thi, phát thanh, truyền hình, phát hành các tài liệu tuyên truyền về CCHC hàng năm; đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị với nội dung phong phú, sự phối hợp của nhiều cơ quan, báo, đài của địa phương nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình, hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã [1].

Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của việc thực hiện CCTTHC, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện công tác CCHC của huyện đã đề ra. Từ đó, có thái độ tích cực, động cơ đúng đắn, hăng hái tham gia vào công cuộc CCHC nhà nước.

- Công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai:

Công khai các TTHC, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Nội dungnày đảm bảo tính công khai, minh bạch trong thực hiện các TTHC. Mọi quy định trong quá trình thực hiện TTHCliên quan đến người dân và cơ quan nhà nước đều phải được công khai để người dân được biết để thực hiện. Công khai có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, việc niêm yết tại nơi thực hiện thủ tục là điều bắt buộc. Nguyên tắc này cũng đảm bảo cho người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan hành chính [26].

- Thực hiện qui chế phối hợp giữa các bộ phận và cơ quan quản lýtheo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Từ “Một cửa” (single window) là khái niệm mô tả việc thực hiện TTHCtừ tiếp nhận yêu cầu đến trả lại kết quả đều tại một đầu mối và gọi đầu mối đó là “một cửa”.

“Cơ chế một cửa” thực chất là cơ chế tổ chức thực hiệnTTHC, được xác lập để khắc phục các thiếu sót, hạn chế của cơ chế tổ chức thực hiện TTHCcũ [29].

“Cơ chế một cửa”: là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc

công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước [26].

“Cơ chế một cửa liên thông”: là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước [26].

Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.Thực hiện tốt nguyên tắc này cũng là đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc giải quyết công việc nhanh chóng. Cơ chế một cửa liên thông được duy trì thực hiện nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết TTHC sẽ góp phần giảm chi phí, thời gian đi lại của người dân. Vì vậy cần có sự phối hợp trong giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để có sự thống nhất trong việc hướng dẫn TTHCvà đảm bảo thời gian hẹn trả kết quả cho người dân tại bộ phận một cửa.

(2)

Quy trình giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai của huyện theo cơ chế một cửa được biểu thị qua sơ đồ sau:

(1)

(2)

(4)

(3)

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND

Tổ chức, Công dân

Cơ quan chuyên môn

((3)

Chú thích:

(1) Nộp hồ sơ

(2) Chuyển hồ sơ đến cơ quan chuyên môn giải quyết

(3) Chuyển kết quả giải quyết đến Bộ phận TN&TKQ

(4) Trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Hình 1: Quy trình giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai của cấp huyện theo cơ chế một cửa. (Nguồn: Khái quát của tác giả)

- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng tác phong làm việc tận tụy, giao tiếp tốt với nhân dân.

Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong một cơ quan Nhà nước được hiểu là hoạt động trang bị kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và rèn luyện các kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức đó. Trong đó đào tạo, rèn luyện các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn là đặc trưng của đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính Nhà nước [1].

Để có đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực tốt thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là khâu then chốt quyết định đến chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy, ngoài những nổ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân mỗi một cán bộ, công chức, viên chức; còn phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện từ chuyên môn nghiệp vụ cho đến kiến thức quản lý nhà nước, trình độ lý luận chính trị và thông qua phong trào thực tiễn của môi trường công tác mà cán bộ, công chức, viên chức đó được bố trí sử dụng sau khi đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó xây dựng tác phong làm việc tận tụy, giao tiếp tốt với nhân dân nhằm không ngừng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp đổi mới của đất nước theo hướng cải cách nền hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân[1].

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là cơ sở để xây dựng, hoạch định chính sách và theo dõi việc thực hiện chính sách, hỗ trợ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý đất đai, chuẩn hóa các qui trình xử lý hồ sơ đất đai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng phần mềm quản lý, liên thông giữa các cơ quan đơn vị giải quyết TTHC. Giải quyết TTHCtheo cơ chế một cửa cần nghiên cứu mở rộng việc thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ hành

chính ngay trên phương tiện điện tử, mạng internet và trả kết quả thông qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh. Ứng dụng này sẽ vừa tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan hành chính nhà nước [14].

Song song với việc ứng dụng công nghệ thông tin thì thực hiện mô hình một cửa hiện đại cần gắn với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong hoạt động quản lý. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy định các yêu cầu cơ bản đối với một hệ thống quản lý chất lượng mà một tổ chức phải đáp ứng để chứng tỏ năng lực cung cấp dịch vụ một cách ổn định nhằm tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu luật định và chế định liên quan.

Đối với cơ quan hành chính việc ứng dụng công nghệ quản lý này giúp xác định trách nhiệm cán bộ, công chức tham gia quy trình từ đó cán bộ, công chức phải nâng cao vai trò, trách nhiệm; lãnh đạo cơ quan có thể kiểm soát được quá trình vận hành của thủ tục, bố trí, sử dụng nhân viên phù hợp, nhận ra những điểm chưa phù hợp để cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ chế một cửa. Công tác tổng hợp, thống kê, phân tích đánh giá chất lượng dịch vụ được dễ dàng và chính xác.

Đối với người dân, doanh nghiệp thì việc ứng dụng công nghệ quản lý ISO đem đến những tiện ích là các biểu mẫu, đơn từ được chuẩn hóa, thành phần hồ sơ được thống nhất và công khai. Quá trình và kết quả giải quyết hồ sơ được thông báo trên trang web điện tử giúp người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi quá trình giải quyết thủ tục ngay tại nhà. Người dân và doanh nghiệp có điều kiện thực hiện quyền giám sát của mình trong việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, phát huy dân chủ và tạo chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, doanh nghiệp.

- Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả thực hiện cải cách TTHC: Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước là dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp những người đã trực tiếp tham gia làm việc với các cơ quan hành chính. Mức độ hài lòng của người dân phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hình ảnh về cơ quan hành chính công, các thủ tục hành chính

gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ như thái độ niềm nở tôn trọng người dân, tác phong giải quyết công việc nhanh chóng hiệu quả; kết quả giải quyết công việc của các cơ quan hành chính… Có 2 đối tượng cần nghiên cứu đó là người dân và các doanh nghiệp/ tổ chức, mức độ hài lòng của người dân được nâng cao, góp phần tạo sự đồng thuận cao của xã hội, còn đối với doanh nghiệp, tổ chức mức độ hài lòng được nâng cao thì tạo ra môi trường kinh doanh tốt, công bằng và lành mạnh, góp phần giảm chi phí giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư góp phần phát triển kinh tế xã hội. Vì có nhiều tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân, nhà nghiên cứu phải đủ năng lực phân tích và đề xuất các giải pháp theo thứ tự ưu tiên, để các cơ quan hành chính công có kế hoạch thay đổi và ứng dụng vào thực tế góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp [16].

Kết quả đo lường phải chính xác và khách quan để có thể đánh giá so sánh chất lượng phục vụ của các cơ quan, của các khu vực, các đơn vị thành viên, đồng thời là thông tin quan trọng để có thể đánh giá xếp hạng, khen thưởng, kỹ luật cán bộ phục vụ của các cơ quan hành chính công.

Như vậy, nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp là việc làm cấp bách; nhằm ngăn ngừa hiện tượng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân. Góp phần phát triển một xã hội dân chủ, công bằng và phát triển kinh tế bền vững.

1.1.3.2. Các nhân tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai sẽ phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện. Có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp; ảnh hưởng tích cực, tiêu cực; yếu tố chủ quan, khách quan. Một số nhóm yếu tố ảnh hưởng chính như sau:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát và cam kết của lãnh đạo:

Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai thì các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, chấn

chỉnh sai sót dần hoàn thiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn UBND huyện. Từ tổng kết thực tiễn, Đảng ta khẳng định: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. Lãnh đạo đến đâu thì kiểm tra đến đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải đích thân lãnh đạo và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát” [9].

Việc kiểm tra, giám sát cần thực hiện bằng nhiều hình thức và đặc biệt phải đánh giá được đúng thực trạng kết quả thực hiện, tránh tình trạng đánh giá chỉ dựa trên báo cáo của đơn vị được kiểm tra, giám sát. Nội dung kiểm tra, giám sát việc thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai cũng cần bao quát từ khâu ban hành các thủ tục hành chính; công khai thủ tục; thực hiện quy trình; trang bị cơ sở vật chất; tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức; thái độ phục vụ; chất lượng phục vụ và tổ chức thu phí, lệ phí. Thủ trưởng các cơ quan hành chính cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị mình. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể, Mặt trận tổ quốc cũng cần tham gia tích cực vào việc giám sát thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai tại UBND huyện, tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ vềCCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình, kịp thời phản ánh những sai trái trong việc thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai.

- Chất lượng nguồn nhânlực

Vai trò của nguồn nhân lực hành chính được thể hiện thông qua vai trò của các cá nhân và đội ngũ các con người hoạt động trong bộ máy hành chính. Ở nước ta đó chính là đội ngũ cán bộ công chức hành chính nhà nước. Cán bộ công chức (CBCC) là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể đề ra đường lối đúng, mới có thể cụ thể hoá, bổ sung hoàn chỉnh đường lối và thực hiện tốt đường lối.

Trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của đất nước, đến sự sống còn của các tổ chức, doanh nghiệp. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta phải đến 2 yếu tố “Đức và

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 11/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí