Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THÁI ĐA NGÂN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI,GIAI ĐOẠN 2016-2025

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ QUẾ HẬU

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung của luận văn này hoàn toàn được chính bản thân tôi nghiên cứu thực hiện dựa trên quan điểm riêng cá nhân, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Hồ Quế Hậu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương công tác, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phạm Thái Đa Ngân

MỤC MỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ từ viết tắt Danh mục các bảng và hình

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài. 2

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4

3.1. Mục tiêu chung 4

3.2. Mục tiêu cụ thể 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4.1. Đối tượng nghiên cứu 5

4.2. Phạm vi nghiên cứu: 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

5.1. Phương pháp nghiên cứu chung: 5

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 6

6. Đóng góp về lý luận thực tiễn của luận văn 6

7. Kết cấu luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 8

1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 8

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách nền hành chính nhà nước. 8

1.1.2. Các khái niệm có liên quan và các loại TTHC thuộc lĩnh vực đất đai 12

1.1.3. Nội dung của cải cách thủ tục hành chính, các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 15

1.2. Cơ sở thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. 25

1.2.1. Kinh nghiệm triển khai cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở các nước trên thế giới. 25

1.2.2. Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai ở một số địa phương trong nước. 27

1.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất. 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 32

Chương 2:THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỐNG NHẤT... 33

2.1. Khái quát về những đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Thống Nhất có ảnh hưởng đến công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai. 33

2.1.1. Điều kiện về tự nhiên. 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội huyện Thống Nhất. 35

2.2. Khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Thống Nhất.

.................................................................................................................................. 37

2.2.1. Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính. 37

2.2.2. Lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 38

2.2.3. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lýhồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 40

2.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 41

2.2.5. Công tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tài chính về đất đai, giá đất. 43

2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 43

2.2.7. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 44

2.3. Kết quả triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất. 44

2.3.1. Rà soát, kiểm soát các thủ tục hành chính và quy định có liên quan; phát hiện loại bỏ những TTHC không cần thiết để thực hiện đơn giản hóa TTHC tạo thuận lợi cho người dân. 44

2.3.2. Công tác tuyên truyền và triển khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. 46

2.3.3. Công khai thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 47

2.3.4. Thực hiện qui chế phối hợp giữa các bộ phận và cơ quan quản lý theo cơ chếmột cửa, một cửa liên thông 48

2.3.5. Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng tác phong làm việc tận tụy, giao tiếp tốt với nhân dân. 49

2.3.6. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai; ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO… 51

2.3.7. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai...53

2.4. Đánh giá chung về thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất. 54

2.4.1. Thành tựu và tiến bộ trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. 54

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai. 57

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai 59

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA HUYỆN THỐNG NHẤT 63

3.1. Một số quan điểm hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất 63

3.1.1. CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai phải thể hiện chức năng phục vụ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước… 63

3.1.2. CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai phải bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ; thể hiện tính tính hợp lý, công khai, minh bạch, rõ ràng và ổn định… 64

3.1.3. CCTTHC phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể 65

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất. 66

3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền 66

3.2.2. Giải pháp về rà soát, kiểm soát các thủtục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

.................................................................................................................................. 67

3.2.3. Giải pháp về đổi mới phương thức đánh giá hiệu quả CCTCHC thông qua việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. 68

3.2.4. Giải pháp về việc giải quyết các thủ tục hành chính thuộ clĩnh vực đất đai theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 70

3.2.5. Giải pháp về áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 trong việc giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp.

.................................................................................................................................. 71

3.2.6. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo và phát huy tính tích cực của đội ngũ CBCC. 73

3.2.7. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc tổ chức, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. 75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCTTHC

CCHC

Cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CBCC

Cán bộ công chức

CQHC

Cơ quan hành chính

CNTT

Công nghệ thông tin

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTQLCL

Hệ thống quản lý chất lượng

KTTT

Kinh tế thị trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

QP-AN

Quốc phòng, an ninh

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TCVN ISO

Hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn quốc gia

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

TTHC

Thủ tục hành chính

TN&TKQ

Tiếp nhận và trả kết quả

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

ISO

International Standard

Organization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 1

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Diện tích được đo đạc lập bản đồ địa chính 38

Bảng 2.2: Các quyết định được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 39

Bảng 2.3: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41

Bảng 2.4: Diện tích các loại đất theo đơn vị hành chính 42

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp các quy trình rút ngắn thời gian giải quyết TTHC.……45 Bảng 2.6: Trình độ đội ngũ công chức,viên chức, hợp đồng lao động thực hiện

công tác CCTCHC thuộc lĩnh vực đất đai huyện Thống Nhất năm 2015 50

Hình 1: Quy trình giải quyết hồ sơ trên lĩnh vực đất đai của cấp huyện theo cơ

chế một cửa 18

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cải cách thủ tục hành chính (CCTCHC) là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính(CCHC) của nước ta. Thủ tục hành chính(TTHC) liên quan không chỉ đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay không, thực hiện như thế nào, về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác CCTCHC, từ năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một bước TTHC mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức và doanh nghiệp.

CCTTHC được Chính phủ xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá của Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020, bởi TTHC là điểm giao thoa cụ thể nhất giữa hoạt động của bộ máy nhà nước với mọi mặt đời sống xã hội và là khâu gây nhiều bức xúc, khó giải quyết cho cả cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP: quy định rõ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chương trình được ban hành có một ý nghĩa to lớn, là văn bản pháp lý định hướng toàn bộ tiến trình cải cách hành chính nhà nước từ 2011 đến 2020, làm căn cứ để các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiên các nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vị của từng Bộ, ngành và địa phương.

Lĩnh vực đất đai cũng là một trong nhưng lĩnh vực có những hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai có nề nếp, ổn định, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm công bằng, minh bạch trong các quan hệ về sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất. Các thủtục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai như: Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất; tách, hợp thửa đất; chuyểnnhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... luôn là những vướng mắc mà người dân và doanh nghiệp gặp phải thời gian qua.. Đặc biệt là các quy định về tiếp nhận và giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai giữa các Bộ, ngành trung ương còn chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Từ những vấn đề trên, tác giả mong muốn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng CCTCHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai để lý giải nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đó là lý do tác giả quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025)”làm Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.

Trong quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu, tác giả nhận thấy có một số công trình có liên quan đến đề tài mà tác giả dự kiến nghiên cứu như:

- Phạm Huy Thông (2008), Cơ chế một cửa liên thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ – Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu thực hiện cơ chế một cửa liên thông và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế một cửa liên thông trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (2014), Cơ chế một cửa tại Uỷ ban nhân dân huyện, tỉnh Đồng Nai, luận văn thạc sĩ – Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh: tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện cơ chế một cửa và thực trạng áp dụng cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân huyện từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai.

- Nguyễn Phúc Sơn (2014), Cải cách thủ tục hành chính – thông qua thực tiễn tỉnh Nam Định, luận văn thạc sĩ – Đại học quốc gia Hà Nội: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề cải cách TTHC để phân tích, đánh giá khái quát thực trạng cải cách TTHC tại tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện TTHC tại tỉnh Nam Định.

- Nguyễn Thị Lưu (2014), Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sỹ - Họcviện nông nghiệp Việt Nam: tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về CCTTHC trên lĩnh vực đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Võ Nguyên Khanh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại Ủy ban nhân dân Quận 1, TP.HCM, luận văn thạc sĩ – Đại học kinh tế TP.HCM: luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công để phân tích, đánh giá khái quát thực trạng sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ hành chính công khi ứng dụng tiêu chuẩn ISO tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đoàn Trọng Truyến (1997), Giáo trình Hành chínhhọc đạicương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Có thể khẳng định đây là công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nền hành chính, về cấu trúc của nền hành chính và những vấn đề liên quan, như kiểm tra, giám sát hành chính, thông tin trong hoạt động quản lý hành chính, vấn đề CCHC.Sáchđã dành một chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về TTHC, như khái niệm, ý nghĩa của TTHC, phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC và vấn đề cải cách một bước TTHC ở Việt Nam hiện nay. Từ quan niệm chung “thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định” các tác giả cuốn sách đã đi tới quan niệm tổng quát về TTHC, khẳng định “TTHC là trình tự về thời gian, khônggian và là cách thức giải quyết công việc của CQHC nhà nước trong mối quan hệ vớicơ quan, tổ chức, cá nhân công dân.Giáo trình cũng xây dựng, phân tích các tiêu chí phân loại TTHC, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện TTHC, vai trò của TTHC và vấn đề cải cáchTTHC.

- Công trình nghiên cứu của Đinh Duy Hòa, với tiêu đề “Yếu tố con người trong CCHC”. Bên cạnh việc phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nền hành chính, CCHC, sách đã phân tích vai trò của con người với tư cách là chủ thể cấu thành nền

hành chính nhà nước (đội ngũ công chức hành chính - nhân vật vận hành bộ máy hành chính), và với tư cách là chủ thể thực hiện CCHC, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và những giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong thựchiện CCHC, xây dựng một nền hành chính trong sạch, dân chủ, hiện đại, phục vụhiệu quả người dân, đưa đất nước phát triển.

Ngoài ra, còn nhiều bài viết có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của tác giả trong các tạp chí chuyên ngành, báo chí về CCTTHC và CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai. Nhìn chung, các luận văn, bài viết chủ yếu đánh giá riêng lẻ các khía cạnh trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phản ánh những nhu cầu bức xúc của người dân khi làm thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai. Từ đó, phát sinh nhu cầu cần nghiên cứu có hệ thống hơn về thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai. Mặt khác cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và huyện Thống Nhất .Vì thế, trong đề tài này, tác giả kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình có sẵn và phát triển, nghiên cứu sâu hơn về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu chungnghiên cứu của luận văn là thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai để đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại và nguyên nhân từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về CCTTHC và CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai.

-Phân tích,đánh giá thực trạng thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Tuy nhiên, CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai rất rộng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong luận văn này chỉ tập trung vào một số vấn đề chính của lĩnh vực đất đai gồm: Cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lần đầu; tách, hợp thửa đất; chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về mặt không gian: xét về đối tượng người dân có nhu cầu thực hiện TTHClà thuộc địa bàn huyện thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; nhưng phạm vi không gianphân tích và đánh giá các cơ quan nhà nước giải quyết TTHC bao gồm cả 3 cấp xã, huyện, tỉnh hoặc có thể liên quan đến cấp trung ương như về việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bởi vì một TTHC hay CCTTHC không thể chỉ được giải quyết chỉ trong phạm vi cấp huyện và cơ sở.

- Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu và phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất giai đoạn (2011- 2015). Qua đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025).

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu chung:

Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp như: lôgich-lịch sử, phân tích-tổng hợp, hệ thống-cấu trúc, qui nạp-diễn dịch, mô hình hóa, thống kê và kế thừa.

5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Thiết kế nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn với nghiên cứu tại hiện trường. Nghiên cứu tại bàn nhằm phân tích tổng hợp các số liệu, dữ liệu thứ cấp. Nghiên cứu trên hiện trường thực hiện phương pháp khảo sát định lượng thông qua bảng hỏi.

- Nội dung dữ liệu thu thập: Bao gồm các dữ liệu mô tả kết quả và đánh giá hiệu quả và những nhân tố tác động đến CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất giai đoạn (2011-2015); tìm ra những nguyên nhân của các thiếu sót tồn tại trong việc thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

+ Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo và thống kê kết quả hoạt động của CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất từ UBND huyện, phòng tài nguyên môi trường huyện, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Thống Nhất, bộ phận một cửa UBND huyện và các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước, các bài báo trên các tạp chí khoa học và thông tin trên mạng internet.

+Thu thập dữ liệu dữ liệu sơ cấp định lượng thông qua bảng hỏi với 200 người dân đến bộ phận một cửa ở Huyện để thực hiện TTHC thuộc lĩnh vực đất đai và 30 cán bộ quản lý đất đai theo phương pháp lựa chọn thuận tiện và dưới hình thức phát phiếu điều tra khảo sát.

- Phương pháp xử lý dữ liệu:

+ Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp với dữ liệu thứ cấp.

+ Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu định lượng trên EXCEL. (tần suất,tần

số).

6. Đóng góp về lý luận thực tiễn của luận văn

- Nghıên cứu đã hệ thống hoá được những lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng về CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2025.

Với kết quả nghiên cứu này, luận văn có thể làm tài liệu giảng dạy cho các trường cao đẳng và đại học chuyên ngành nông nghiệp và quản lý đất đai và có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc lãnh đạo, điều hành thực hiện nâng cao công tác CCTTHCthuộc lĩnh vực đất đai góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 78 trang được trình bày thành 3 chương, như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Chương 2: Thực trạng thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 11/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí