Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 5

EGOV, phần mềm “Quản lý văn bản và điều hành”, phần mềm “Quản lý đất đai” – DNAI.LIS, nâng cấp trang WEB của UBND huyện lên thành “Cổng thông tin điện tử”. Triển khai xây dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin của UBND huyện và các phòng ban; UBND huyện đã trang bị 01 máy chủ, hệ thống xếp hàng tự động, ki-ốt tra cứu thông tin, camera giám sát bộ phận một cửa nhằm phục vụ tích cực và hiệu quả cho công tác quản lý và thực thi công vụ.

Trước đây, việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy trình một cửa được thực hiện thủ công là chính, thường có tình trạng khiếu nại về việc thất lạc hồ sơ, giải quyết và trả hồ sơ chậm, muộn, không xác định được trách nhiệm giải quyết hồ sơ của từngcán bộ công chức; tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ công công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ chưa tốt.

Kể từ khi thực hiện phần mềm “Một cửa điện tử” – EGOV vào tháng 4/2015,việcgiải quyết các hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai đã có những chuyển biến tích cực, giảm thiểu được tỷ lệ hồ sơ giải quyết trả chậm, kết quảkhông còn tình trạng thất lạc hồ sơ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ công chức trong từng khâu nghiệp vụ. Phần mềm EGOV đã thực hiện được việc “Tiếp nhận - thụ lý

- trình ký - trả kết quả” các hồ sơ thủ tục hành chính, luân chuyển hồ sơ giữa các phòng, ban theo một quy trình khép kín, theo dõi được đường đi của từng hồ sơ, tiến độ giải quyết hồ sơ của từng cán bộ công chức thụ lý hồ sơ.

Việc ứng dụng Phần mềm EGOV không chỉ là kênh cung cấp thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn mà còn góp phần công khai, minh bạch hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức.

2.3.7. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai

Những năm trước đây, việc đánh giá công tác CCTTHC chủ yếu tập trung ở các cơ quan thụ lý hồ sơ. Điều này, chỉ mang tính chủ quan không mang tính khách quan, do đó, rất nhiều thủ tục bị trùng lắp, rườm rà; các khoản phí và lệ phí

trùngnhau... tạo cơ hội để cán bộ công chức gây khó khăn khi thực hiện công vụ. Vì vậy, việc đánh giá công tác CCTTHC đòi hỏi phải mang tính khách quan.

Để đổi mới phương pháp đánh giá công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai, năm 2016, UBNDhuyện đã tổ chức khảo sát ý kiến của cán bộ công chức cũng như người dân về các thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết, các khoản phí và lệ phí... Để từ đó, đánh giá được chỉ số hài lòng của cán bộ công chức cũng như người dân khi tham gia giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai.

Qua khảo sát 30 ý kiến của cán bộ công chức và 200 người dân về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, kết quảkhông chỉ cho thấy rõ ràng mức độ hài lòng của CBCC và người dân mà còn có thể đánh giá được những tiến bộ đã đạt được như: thời gian giải quyết và trả kết quả đúng hẹn; rất ít số người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ khác; Thời gian giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai đúng thời hạn quy định....Mặt khác, khảo sát cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại cần tiếp tục khắc phục như: Sự hiểu biết của người dân về trình tự thủ tục thực hiện hồ sơ chưa rõ;việc tìm hiểu thông tin đề thực hiện hồ sơ chưa thuận lợi,mức độ công khai thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai của nhà nước cũng nhưthái độ giao tiếp của CBCC khi tiếp xúc với dân chưa thật tốt...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Kếtquả khảo sát tạo điều kiện thuận lợi tổ chức đề ra những giải pháp có hiệu quả để nâng cao hiệu quả công việc và CCTCHC thuộc lĩnh vực đất đai.Điều này thể hiện ở chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn huyện đã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu và nguyên vọng của tổ chức, công dân.

2.4. Đánh giá chung về thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai giai đoạn (2016-2025) - 5

2.4.1. Thành tựu và tiến bộ trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Nhìn chung, công tác CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai luôn được các cơ quan, ban ngành huyện quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện tốt. Ngay từ khi Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành, UBND huyện đã tổ chức triển khai, phổ biến đến toàn thể cán bộ công chức; đồng thời, tổ chức xây dựng Kế

hoạch cải cách hành chính của huyện để triển khai thực hiện từ đó đã đạt được một số thành tựu và tiến bộ bước đầu, cụ thể là:

- Công tác chỉ đạo CCTTHC đã được đẩy mạnh nhất là trong công tác tiếp xúc, tuyên truyền để người dân, tổ chức hiểu và thực hiện; không ngừng phổ biến chính sách, pháp luật để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm nhiệm vụ về quản lý đất đai. Qua khảo sát cho thấy vẫn có đến 72% số người dân được hỏi thấy được sự cần thiết phải thực hiện CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai.

- UBND huyện đã chỉ đạo kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác thuộc lĩnh vực đất đai; bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc để nâng cao hiệu quả chất lượng công việc. UBND huyện đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cả về “đức – tài”, nên những năm qua, chất lượng cán bộ công chức đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2016, cán bộ công chức phụ trách giải quyết các vấn đề về đất đai có bằng đại học, trên đại học chiếm trên 70%.

- Công tác kiểm tra, giám sát cũng được thực hiện thường xuyên. UBND huyện chỉ đạo các ban ngành phối hợp với các Tổ chức đoàn thể của huyện kiểm tra, giám sat việc chấp hành nội quy, quy chế làm việc, kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức. Tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện, đã duy trì hộp thư tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị của tổ chức, công dân, để từ đó, kịp thời khắc phục và giải quyết những nhu cầu chính đáng cho người dân và được người dân nhiệt tình ủng hộ.

- Cơ chế “một cửa“, “một cửa điện tử“ cũng được quan tâm để tổ chức thực hiện với sự đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, áp dụng phần mền EGOV, xây dựng cổng thông tin điện tử để tra cứu... đã góp phần giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ tục thuộc lĩnh vưc đất đai.

- UBND huyện còn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hiện đại cho các cơ quan nhà nước đã tạo môi trường làm việc lịch sự, văn minh, khoa học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

- Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện trong thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai, các cơ quan ban ngành trên địa bàn đã quyết tâm với việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ. Do đó, kết quả giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đất đai ngày càng đạt được những kết quả tích cực. Kết quả, qua 5 năm thực hiện, huyện Thống Nhất đã tiếp nhận được 47.196 hồ sơ, trong đó giải quyết được 45.957 hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai. Riêng năm 2015, khi áp dụng HTQLCL ISO và áp dụng CNTT trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Kết quả, đã có 95% hồ sơ được giải quyết đúng hạn và có 1.250 hồ sơ đã hoàn thành trước 1 ngày trở lên theo quy định của Bộ thủ tục ISO. Kết quả trên góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. (xem phụ lục 2.13)

- Qua rà soát, năm 2015, UBND huyện đã đề xuất cắt giảm về thời gian giải quyết từ 1 đến 5 ngày cho 12 thủ tục hồ sơ chiếm 30% thủ tục hồ sơ và giảm 26% thành phần hồ sơ của 39 thủ tục hành chính (TTHC). UBND tỉnh đã ban hành bộ TTHC thuộc lĩnh vực đất đai mới với 24 thủ tục, đã cắt giảm 15 thủ tục hồ sơ và cắt giảm thời gian giải quyết cho 12 thủ tục hồ sơ [37].

- Qua khảo sát 30 ý kiến của cán bộ công chức về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, kết quả đã có 24/30 chiếm 80% ý kiến CBCC cho rằng: Thời gian giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai đúng thời hạn quy định(Xemphụ lục 2.10). Qua khảo sát 200 ý kiến của người dân có 172/200 chiếm tỷ lệ 86% ý kiến cho rằng không phải bổ sung thêm các loại giấytờ khác ngoài quy định; có 183/200 chiếm tỷ lệ 91% số người dân được hỏi cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ đúng thời hạn quy định; 126/200 chiếm 63% số người dân được hỏi và 24/30 chiếm 80% số CBCC cho rằng thời gian trả hồ sơ về thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đất đai đã giảm

- Sau khi thu thập 200 ý kiến khảo sát của người dân về công tác tiếp nhận cũng như giải quyết các loại hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai, hầu hết người dân đều hài lòng (có 82,5% người hài lòng). (Xem phụ lục 2.11)

2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác CCTTHC trên địa bàn huyện thuộc lĩnh vực đất đai vẫn còn những hạn chế cụ thể là:

- Pháp luật về giải quyết TTHC trong lĩnh vực đất đai trong những năm qua nhìn chung đã được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, cơ chế thực hiện và cơ chế kiểm soát đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, có một thực tế là người dân và nhất là doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hài lòng về việc giải quyết TTHC, chỉ số cạnh tranh của nền hành chính Việt Nam so với các nước trong khu vực còn ở mức độ trung bình.Vấn đề đặt ra là tại sao việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo ra được sự chuyển biến có tính chất đột phá trong CCHC, cải cách TTHC.

- Công tác tuyên truyền phổ biến về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai chưa được thực hiện rộng khắp (12/30 chiếm 40% số CBCC được hỏi). Công tác niêm yết công khai TTHC chưa kịp thời.Việc người dân tìm hiểu thông tin đề thực hiện hồ sơ chưa thật thuận lợi (20/30 chiếm 67% số CBCC được hỏi).

- Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chưa đáp ứng sự mong đợi của người dân. Qua khảo sát cho thấy có đến 119/200 chiếm 59% số người dân được hỏi và 10/30 chiếm 33% số CBCC cho rằng TTHC còn chưa thật sự giảm. Các quy phạm quy định TTHC trên lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, mà cụ thể là TTHC còn rườm rà, chồng chéo, chưa hợp lý, mặc dù đã được các cơ quan rà soát; một số TTHC mới được xây dựng vẫn có xu hướng bảo vệ và tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước, hạn chế độ thông thoáng, chưa thật sự xuất phát từ lợi ích thiết thực, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, như vẫn quy định thêm các điều kiện, yêu cầu, quy trình tiếp nhận, xem xét, xử lý hồ sơ vẫn phức tạp, nhiều giai đoạn, một số giấy tờ, hồ sơ không cần thiết, thiếu hợp lý.

- Việc xử lý TTHC còn có nhiều trường hợp người dân được yếu cầu bổ sung thêm các thủ tục ngoài qui định (14% số người dânvà 20% số CBCC được hỏi trả lời là có)

- Việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông chưa thật tốt (có đến 13/20 chiếm 43% số CBCC được hỏi đánh giá), tình trạng người dân vàdoanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần trong giải quyết thủ tục vẫn chưa được khắc phục.Cơ chế một cửa liên thông giữa các ngành, cáccấp thực hiện chưa được nhiều, ở cấp huyện số lượng lĩnh vực liên thông không thống nhất.

- Cơ chế một cửa,một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai chưa thực sự phát huy tác dụng. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bộ phận “một cửa” trên thực tế chỉ là nơi tiếp nhận và trả kết quả, chưa trực tiếp giải quyết, mà vẫn phải chuyển đến các cơ quan chuyên môn thực hiện nên quy trình còn rườm rà, mất thời gian.

- Việc đầu tư, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, phân tán nhiều đầu mối, thiếu gắn kết; đường truyền Internet đôi lúc bị ngắt quảng nên dữ liệu không được chuyển giao kịp thời.... Qua khảo sát cho thấy có đến 22/30 chiếm 73% số CBCC được hỏi cho rằng việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơsở dữ liệu đất đai của cơ quan quản lý đất đai chưa tốt. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO của cơ quan nhà nước quản lý đất đai chưa tốt (với 13/30 chiếm 44% số CBCC đánh giá)

- Chất lượng cán bộ công chức còn nhiều hạn chế,chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác CCTTHC; vẫn tồn tại một số CBCC chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, ý thức trong thực thi công vụ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, tổ chức. Điều này dẫn tới việc cán bộ, công chức không phát huy được tinh thần sáng tạo, không đề xuất được các sáng kiến, giải pháp về cải cách hành chính, cán bộ, công chức bị động, phụ thuộc, trì trệ, "nghe ngóng", dựa dẫm. Việc sắp xếp chưa phù hợp chuyên môn, đúng người đúng việc, làm giảm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, gây ra sự chán nản, không khuyến khích được sự cố gắng nỗ lực, tính sáng tạo trong giải quyết công việc.Qua khảo sất cho thấy 78/200 chiếm 39% số người dân và 15/30 chiến 50% số CBCC được hỏi cho rằng

đội ngũ cán bộ chưa thành thạo công việc trong giải quyết TTHC.Thái độ CBCC trong giao tiếp với dân vẫn còn đến 90/200 chiếm 45% số người dân được hỏi và 8/30 chiếm 27% số CBCC được hỏi đánh giá chưa tốt.

- Tồn tại lớn nhất hiện nay, qua khảo sát của tác giả vào năm 2016, vẫn còn một số ý kiến của người dân(17/200 với 8,5%) chưa thực sự hài lòng với chất lượng dịch vụ hành chính công, nhất là những phản ánh về thái độ của cán bộ, công chức; vẫn còn hiện tượng trả hồ sơ, nhũng nhiễu khi tiếp nhận, thụ lý và giải quyết hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai...

2.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Những tồn tại, hạn chế tồn tại nêu trên có nguyên nhân khách quan như: Công tác giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực đất đai rất phức tạp và ẩn chứa nhiều mâu thuẩn về lợi ích cá nhân, tổ chức và xã hội. Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC đụng chạm đến lợi ích cục bộ của nhiều cơ quan và cả của CBCC, là một trở ngại không nhỏ trong quá trình thực hiện pháp luật này.

Trong tiến trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là từ sau khi nước ta gianhập WTO đã có một loạt các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới cho phù hợp. Điều đó đãtạo ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC. Nhiều TTHC cũ lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của WTO đã bị hủy bỏ trong khi những TTHC mới chưa kịp xây dựng; việc thực hiện những thủ tục này lại gặp nhiều vướng mắc do cơ chế, chính sách không có sự thay đổi đồng bộ; việc ban hành các Nghị định, Thông tư, văn bản quy phạm pháp luậthướng dẫncủa cấp trên còn chậm, chưa đồng bộ;vẫn chưa có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cho từng loại hình công việc.

Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn thuộc về chủ quan như:

- Thứ nhất: Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai của CBCC và người dân còn hạn chế.Qua khảo sát cho thấy vẫn có đến 23% số người dân được hỏi chưa thấy được sự cần thiết phải thực hiện CCTTHC

thuộc lĩnh vực đất đai.Có đến 14/30 chiếm 47% số CBCC được hỏi cho rằng, việc thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai là không cần thiết.

- Thứ hai: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện CCTCHC thuộc lĩnh đất đai của lãnh đạo còn hạn chế. Quyết tâm chính trị trong chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về giảiquyết TTHC của người đứng đầu các CQHC chưa quyết liệt; có đến 14/30 chiếm 47% số CBCC được hỏi cho rằng sự phối hợp giữa các ban ngành chuyên môn của huyện chưa được quy định cụ thể, rõ ràng;chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả vì UBND huyện chưa ban hành Quy chế phối hợp giữa các ngành trong thực thi công vụ. Trên thực tế, UBND các xã vẫn chưa thực sự phối hợp với nhau để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 05 ngày tính từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc. Chính sự phối hợp không được đồng bộ giữa các cơ quan với nhau dẫn đến sự bức xúc của doanh nghiệp và người dân khi phải đi lại nhiều lần để làm hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai.

- Thứ ba: về vai trò quyết định và sự cam kết của của lãnh đạo còn hạn chế, làm suy giảm uy tín của người lãnh đạo, quản lý, sự giảm sút về phẩm chất đạo đức ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức.

- Thứ tư: Chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai chưa đạt yêu cầu (14/30 chiếm 47% số CBCC được hỏi đánh giá).Thêm vào đó đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CBCC còn hạn chế... đã dẫn đến hiệu quả công việc không đạt được kết quả như mong muốn.

- Thứ năm: Việc tổ chức Bộ phận TN&TKQ như hiện nay chưa đảm bảo thực hiện hết vai trò, trách nhiệm của mình vì vậy nếu vẫn tiếp tục thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Văn phòng HĐND và UBND huyện chưa thực hiện được quy định “Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện thì chịu sự quản lý toàn diện của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện”[26]. Tình trạng như hiện nay là việc tiếp nhận hồ sơ ở mỗi lĩnh vực do

một cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên môn phụ trách đã dẫn đến việc lãng phí con người và thực hiện một cửa mang tính hình thức (do không thường xuyên trực tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận TN&TKQ).

- Thứ sáu: Cơ sở vật chất còn có mặt chưa đáp ứng nhu cầu như: Việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết TTHC còn hạn chế do kinh phí hạn hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực mới chỉ tập trung ở một số ít các địa phương. Điều đó dẫn đến một số TTHC vẫn phải thực hiện thủ công, làm cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC còn chậm và hạn chế. Phần mềm giải quyết thủ tục hành chính EGOV giữa cấp tỉnh và cấp huyện chưa thống nhất, nên việc theo dõi quá trình giải quyết còn vướng mắc, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ còn mất thời gian nhập thông tin nhiều lần; phần lớn các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai được tiếp nhận tại bộ phận một cửa cấp huyện nhưng thẩm quyền giải quyết thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nên quá trình luân chuyển, kiểm soát hồ sơ mất nhiều thời gian, tốn công sức nên vẫn còn những trường hợp trễ hạn. Qua khảo sát cho thấy có đến 80/200 chiếm 40% số người dân được hỏi cho rằng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ (bàn, ghế, quạt,…) tại nơi nộp hồ sơ đất đai chưa đáp ứngđạt yêu cầu.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua chương 2 của luận văn đã trình bày những nội dung chính như sau:

- Thứ nhất, khái quát về những đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Thống Nhất có ảnh hưởng đến công tác CCTTHC trên lĩnh vực đất đai.

- Thứ hai, khái quát tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Thống Nhất.

- Thứ ba, kết quả triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất

- Thứ tư,đánh giá chung về thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất

Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai và đánh giá về cải cách hành chính trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp cho công tác cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA

HUYỆN THỐNG NHẤT.

3.1. Một số quan điểm hoàn thiện cải cách thủ tục hành chínhthuộc lĩnh vực đất đaitrên địa bàn huyện Thống Nhất

3.1.1. CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai phải thể hiện chức năng phục vụ,vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước

Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn liên quan đến các tổ chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định rõ ràng trong Hiến pháp hay ở các văn bản quy phạm pháp luật khác, về cơ bản đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết

Do đó, CCTTHC cũng nhằm hướng đến mục tiêu, phải giải quyết tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức trong quan hệ giao dịch nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽtrong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân.

CCTTHC theo hướng ngày càng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền của công dân. UBND huyện cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục tập trung rà soát, thống kê những quy định, những thủ tục không phù hợp, không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và tổ chức. Qua đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định và cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quan hệ giao dịch; giải quyết nhanh và có kết quả các yêu cầu chính đáng của người dân, tổ chức. Qua đó, cải thiện mối quan hệ giữa các cơ quan hành

chính nhà nước với người dân, tổ chức, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Trong quan hệ giữa người dân, tổ chức với cơ quan nhà nước, cán bộ công chức phải được xác định là người phục vụ, là người cung cấp dịch vụ; còn cá nhân, tổ chức là khách hàng, là người yêu cầu được cung cấp dịch vụ. Để từ đó, xây dựng được tác phong, phong cách làm việc thân thiện, có trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, tổ chức khi yêu cầu giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quan hệ với Nhà nước về những vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai cũng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật như Luật đất đai, Luật dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai..., điều này, thể hiệntính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Do đó, CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai vừaphải thể hiện chức năng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước.

3.1.2. CCTTHC thuộc lĩnh vực đất đai phải bảo đảm đồng bộ,chặt chẽ; thể hiện tính tính hợp lý, công khai, minh bạch, rõ ràng và ổn định.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08-11-2011 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu cơ bản là "Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính…".

Trên tinh thần đó, công tác CCTTHC cần được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác. Việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính thuộc lĩnh vực đất đai phải bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ; thể hiện tính tính hợp lý, công khai,minh bạch, rõ ràng và ổn định. Xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và tổ chức.Để tăng cường sự minh bạch, công khai, cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính cần có trách nhiệm giải trình, giải thích việc thực thi pháp luật một cách rõ ràng, cụ thể bằng văn bản khi người dân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính chưa hiểu rõ hoặc không thực hiện đúng quy định hoặc có quyền được biết thông tin, chẳng hạn như nêu rõ lý do bằng văn bản khi yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, từ chối giải quyết...

3.1.3. CCTTHC phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể.

Quan hệ giữa người dân, tổ chức với cơ quan nhà nước được quy định trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, liên quan đến nhiều nội dung và hình thức cần phải làm thông qua TTHC. Do đó, việc xác định những vấn đề chủ yếu, trọng tâm để thực hiện phải được tiến hành từng bước vững chắc. Những năm vừa qua, vấn đề bức xúc của xã hội phần lớn tập trung ở lĩnh vực đất đai. Do đó, chúng ta đã tập trung từng bước thực hiện CCTTHC thuộc các lĩnh vực đó nhằm tạo lập lại niềm tin của người dân và tổ chức vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác CCTTHC, chúng ta cần xác định những vấn đề nào là chủ yếu, trọng tâm, những vấn đề nào là cơ sở, là tiền đề, khâu đột phá của cả quá trình cải cách.

Những năm tới, vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai cần được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thống Nhất quan tâm, chỉ đạo và đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan ban ngành để thực hiện. Để thực hiện tốt công tác CCTTHC, UBND huyện căn cứ vào giải pháp, nhiệm vụ này cần xây dựng các chương trình cụ thể để thực hiện cho từng năm, từng giai đoạn. Đồng thời, cũng cần phân công rõ trách nhiệm của từng phòng ban chuyên môn cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm

vụ và giải pháp thuộc lĩnh vực đất đai, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của quá trình thực hiện công tác CCTTHC ở nước ta nói chung và ở huyện Thống Nhất nói riêng. CCTTHC phải được tiến hành từng bước vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn khâu đột phá của từng giai đoạn cụ thể. Phải xác định rõ nội dung, hình thức phải làm; xác định được những vấn đề chủ yếu, trọng tâm, cốt yếu để làm khâu đột phá cho cả quá trình cải cách;xây dựng chương trình cụ thể để thực hiện cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể; phân công rõ trách nhiệm của từng ban ngành chuyên môn cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp, tránh tình trạng đã có nội dung, giải pháp mà không có chủ thể thực hiện.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất.

3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân, tổ chức. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Thống Nhất để người dân hiểu sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nâng cao công tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tình hình triển khai cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai; Luật, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai; tuyên truyền về Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; các quy định về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân, tổ chức; tuyên truyền về tình hình triển khai và kết

quả, hiệu quả của việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” để giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, nhằm giúp người dân nhận thức rõ hơn về lợi ích chính đáng của mình liên quan đến vấn đề đất đai, đồng thời tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ- CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.

Lập kế hoạch cũng như việc đề ra các biện pháp, hình thức triển khai tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng, nhà nước về lĩnh vực đất đai. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như dưới dạng câu chuyện gần gũi với đời sống hàng ngày, thiết thực với người dân về những vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kếquyền sử dụng đất...

Tăng cường tổ chức đối thoại, tọa đàm, giao lưu trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các cấp thông qua các chương trình truyền hình, truyền thanh để bình luận, trả lời những kiến nghị, thắc mắc của cá nhân, tổ chức liên quan đến các vấn đề thuộc lĩnh vực đất đai. Qua đó,lãnh đạo tỉnh có những chỉ đạo các ban ngành giải quyết những vấn đề liên quan, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân.

Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai nói riêng trong việc khai thác thông tin để đưa tin, bài hoặc làm phóng sự chuyên đề liên quan đến cải cách hành chính.

3.2.2. Giải pháp về rà soát, kiểm soát các thủtục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai.

Xác định CCTTHC là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính. Thời gian tới, huyện Thống Nhất cần chú trọng công tác CCTTHC, thủ tục hồ sơ gọn nhẹ, rõ ràng, không chồng chéo... để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức đến giao dịch với cơ quan nhà nước.

Thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát, rà soát TTHC, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nhằm đơn giản hóa TTHC và tổ chức thực hiện có hiệu quả trên

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí