Nhóm Chỉ Tiêu Phản Ánh Chất Lượng Tín Dụng Trên Phương Diện Lợi Ích Chủ Sở Hữu Ngân Hàng 49611


chế biến thức ăn; chế biến thuỷ hải sản; sản xuất gia công hàng da giày, dệt may, sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị y tế.

Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu≤7 áp dụng đối với các ngành còn lại.

+ Đối với vay vốn đầu tư dự án, KH phải có vốn chủ sở hữu (bằng tiền và / hoặc hiện vật) tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tư của dự án, VCB cung cấp vốn tín dụng tối đa 85% tổng mức đầu tư của dự án. Vốn chủ sở hữu tham gia của KH phải được giải ngân trước và hoặc đồng thời theo tỷ lệ cơ cấu vốn của dự án.

(3) Chính sách về tài sản bảo đảm

VCB xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc toàn bộ hoặc không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.

- Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.

+ Khách hàng được VCB xem xét cấp TD khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền vay, bảo lãnh tại hợp đồng TD, Hợp đồng cấp bảo lãnh (gọi tắt là Tỷ lệ tài sản đảm bảo) với một tỷ lệ nhất định tuỳ theo mức xếp hạng của khách hàng.

Giá trị TSBĐ

Tỷ lệ TSBĐ =

Số tiền vay, bảo lãnh tại Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh

Trường hợp KH chưa đủ tài sản đảm bảo theo quy định, KH phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản bảo đảm và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt.Trong thời gian bổ sung tài sản, KH phải đảm bảo duy trì tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo trên dư nợ, số dư bảo lãnh đã được quy đổi tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm theo quy định.

+ Quy định xác định giá trị tài sản bảo đảm:

Giá trị tài sản bảo đảm để tính tỷ lệ tài sản bảo đảm của KH được xác định bằng giá trị định giá tài sản nhân (x) Hệ số giá trị tài sản đảm bảo. Hệ số giá trị tài sản đảm bảo được quy định tại Quy định giao dịch bảo đảm trong cho vay của VCB.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay đã bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh của KH, khi xác định giá trị tài sản đảm bảo để bảo đảm cho khoản vay, bảo lãnh mới chỉ chấp nhận các tài sản hình thành từ vốn vay đã hoàn thành và phải trừ (-) phần dư nợ vay còn lại của khoản vay, bảo lãnh đã được bảo đảm bằng tài sản đó.

+ Quy định về chuyển đổi số dư bảo lãnh để thực hiện chính sách về tài sản bảo đảm đối với nghĩa vụ bảo lãnh.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 100% để thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh vay vốn; (2) bảo lãnh thanh toán; (3)


Các khoản xác nhận thư tín dụng, thư tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, các khoản chấp nhận thanh toán.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi là 30% để thực hiện về tài sản bảo đảm gồm: (1) thư tín dụng dự phòng ngoài loại thư TD quy định phải tính 100% nêu trên; (2) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (3) Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; (4) các loại bảo lãnh khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm này.

Các loại bảo lãnh, cam kết được nhân với hệ số quy đổi 20% là: Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Các loại bảo lãnh, cam kết không bắt buộc thực hiện quy định về tài sản bảo đảm gồm: (1) Bảo lãnh dự thầu;(2) Thư tín dụng có thể huỷ ngang; (3) các cam kết có thể huỷ ngang vô điều kiện khác.

+ Từ 1/1/2011, trường hợp khách hàng có Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 5 phải đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu 100%.

- Trường hợp cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản

VCB xem xét cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo đối với khách hàng đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên.

+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu ≤2,5

+ Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại VCB bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trường hợp khách hàng: (1) vi phạm cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, (2) không còn đáp ứng đủ các điều kiện trên, KH phải cam kết bổ sung tài sản bảo đảm theo quy định trong vòng tối đa 03 tháng hoặc cam kết trả nợ trước hạn.

(4) Chính sách về định giá

- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay

* Lãi suất cho vay được hiểu là giá cả của khoản vay và được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, mức độ rủi ro, chi phí quản lý kinh doanh và mức lợi nhuận dự kiến của ngân hàng.

+ Lãi suất cho vay được tính bằng tổng mục sau: (1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) chi phí vốn mang tinh chất lãi (dự trữ bắt buộc, dữ trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) chi phí quan lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng;(4) chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.


* Những yếu tố cân nhắc khi tính giá bao gồm:

+ Yếu tố rủi ro của khách hàng vay;

+ Thời hạn cho vay

+ Tỷ lệ tài sản bảo đảm

+ Tiền gửi, tiền tiết kiệm và các số dư khác mà VCB nắm giữ và phí thu được từ các dịch vụ khác;

+ Lãi suất của ngân hàng cạnh tranh;

+ Các mối quan hệ ngân hàng khác với khách hàng vay

+ Mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật ( nếu có)

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một KH phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của KH. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Căn cứ vào mức xếp hạng KH theo hệ thống xếp hạng TD nội bộ, các yếu tố cân nhắc khi tính giá, từng chi nhánh tiến hành định giá khoản vay đối với KH. Do hiện tại hệ thống định hạng khoản vay chưa cho phép VCB tính toán được phần bù rủi ro đối với từng nhóm KH và chưa phân tách, phân bổ được chi phí cho từng mảng kinh doanh khác nhau, nên việc định giá tiền vay trước mắt thực hiện theo công thức sau:

Lãi suất sàn cho vay = lãi suất cơ sở + Mức phí sàn

Trong đó:

+ Lãi suất cơ sở: là lãi suất tiết kiệm trả sau theo kỳ hạn T

√ T<6 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 3 tháng

√ 6 tháng≤T≤12 tháng: Lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 6 tháng

√ T≥ 12 tháng: lãi suất tiết kiệm trả sau kỳ hạn 12 tháng

√ Lãi suất tiết kiệm trả sau được chi nhánh niêm yết áp dụng cho dân cư, định chế tài chính hoặc tổ chức kinh tế.

+ Mức phí sàn bao gồm 3 cấu phần: (1) chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (2) chi phí quản kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (3) chi phí trích dự phòng RRTD + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

Vì vậy, VCB cần hoàn thiện các chính sách đối với khách hàng, chính sách sản phẩm tín dụng và dịch vụ tín dụng để mở rộng quy mô hoạt động TD, tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác trong điều hội nhập hiện nay.


2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trên phương diện lợi ích chủ sở hữu ngân hàng

2.2.2.1. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng của VCB

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu thu nhập phản ánh chất lượng tín dụng của VCB

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Dư nợ tín dụng

67.743

97.631

112.793

141.621

176.814

Tổng thu nhập hoạt động

kinh doanh

5.289

6.114

8.940

9.287

11.525

Thu nhập lãi

3.817

4.005

6.622

6.499

8.188

Thu nhập lãi /tổng thu nhập

hoạt động kinh doanh

72,17%

65,51%

74,07%

70%

71%

Tỷ lệ thu nhập lãi /dự nợ

tín dụng

5,63%

4,1%

5,9%

4,6%

4,6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập - 14

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTM CPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010 Hiện nay hoạt động cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập khoảng 70% trong tổng thu nhập của VCB. Cần đa dạng lĩnh vực đầu tư và KH cho vay, không tập trung đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhất định, nhằm hạn chế RRTD, giảm chi phí dự phòng RRTD từ đó góp phần tăng lợi nhuận. Cần tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và

phát triển các dịch vụ đi kèm trong cho vay với KH góp phần nâng cao CLTD

Bảng 2.15: Tỷ trọng thu nhập từ lãi hoạt động cho vay/tổng thu nhập của

các NHTM

ĐVT:%

Tên NH

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

AGRibank

76

94

89

75

90

BIDV

71

62

74

70

77

VCB

72

66

74

70

71

Viettinbank

78

77

83

82

89

ACB

80

43

64

74

80

Sacombank

67

49

43

59

70

Techcombank

75

76

78

80

77

Eximbank

60

67

78

77

78

Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2006 – 2010


Hiện nay, các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào hoạt động truyền thống huy động và cho vay. Qua bảng 2.15 cho thấy thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập ở mức thấp. Điều đó cho thấy nếu chất lượng hoạt động TD thấp, cho vay quá nhiều vào lĩnh vực có rủi ro cao như: bất động sản, chứng khoán, hay lĩnh vực kém hiệu quả.. dẫn đến người vay không có khả năng trả nợ, đẩy nợ xấu NH lên, tình trạng thiếu thanh khoản của các NHTM thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sự an toàn vốn của các NHTM. Vì vậy mỗi NHTM cần mở rộng các hoạt động thu từ dịch vụ thay vì thu từ hoạt động cho vay như hiện nay. Một số chuyên gia cho rằng, các NHTM đạt được từ thu dịch vụ vào khoản 50 – 60% và cho vay đầu tư chiếm khoản 40% đến tối đa 50% là an toàn nhất. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức khó khăn đối với các NHTM đang kinh doanh hoạt động trong quốc gia đang phát triển và chưa hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường như Việt Nam.

2.2.2.2. Chỉ tiêu sử dụng vốn

Bảng 2.16: Chỉ tiêu sử dụng vốn của VCB

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

NIM

2,58%

2,26%

3,26%

2,81%

2,83%

ROE

29,11%

19,23%

19,74%

25,58%

22,55%

ROA

1,88%

1,31%

1,29%

1,64%

1,50%

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTM CP NT Việt Nam từ năm 2006 – 2010



Biểu đồ 2.10: Biểu diễn ROE và ROA của VCB từ năm 2006- 2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTM CP NT Việt Nam từ năm 2006 – 2010

* ROA cho biết một đồng tài sản có, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong NH. Chỉ tiêu ROA cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có trong NHTM. Tài sản Có trong NH có khả năng tạo


ra thu nhập chủ yếu, đó là khoản cho vay và các khoản đầu tư. Tài sản có sinh lời càng cao, càng tạo điều kiện để gia tăng thu nhập, đây cũng là biện pháp để gia tăng lợi nhuận trong NH. Ngân hàng nào có ROA cao, chứng tỏ NH đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả. ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và dùng so sánh với nhau giữa các NH.

Bảng 2.17: So sánh chỉ tiêu ROA giữa một số NHTM

ĐVT:%

Tên NH

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

BIDV




1,04

1,13

VCB

1,88

1,31

1,29

1,64

1,50

Viettinbank

0,48

0,76

0,93

1.04

0,94

ACB

2,0

3,3

2,6

2,1

1,7

Sacombank

2,08

2,91

1,49

1,79

1,5

Eximbank

1,74

1,78

1,74

1,99

1,85

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2006 – 2010

Theo thống kê kinh nghiệm về tỷ suất ROA của các NH trên thế giới, ROA được phân chia theo bốn cấp độ sau đây:

Nếu ROA nhỏ hơn 0,5%: Hiệu quả kinh doanh của NH là yếu kém

Nếu ROA đạt từ 0,5% đến 1%: Hiệu quả kinh doanh của NH là ở mức trung bình Nếu ROA đạt từ 1% đến 2%: Hiệu quả kinh doanh của NH là tốt

Nếu ROA đạt trên 2,0%: Hiệu quả kinh doanh của NH rất tốt

* Chỉ tiêu ROE cho thấy hiệu quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của NH. Khả năng sinh lời trên một đồng vốn của NH càng lớn, chứng tỏ hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn trong NH càng cao. Chỉ tiêu ROE được đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, và dùng để so sánh hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa các NH với nhau.

Bảng 2.18: So sánh chỉ tiêu ROE giữa một số NHTM

ĐVT: %

Tên NH

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

BIDV




18,11

17,96

VCB

29,11

19,23

19,74

25,58

22,55

Viettinbank

11,33

14,12

14,63

20,6

22,1

ACB

46,8

53,8

36,7

31,8

28,9

Sacombank

17,41

25,64

13,14

16,56

15,04

Eximbank

18,66

11,26

7,43

8,65

13,51

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2006 – 2010


Trong các NHTM, tổng tài sản có so với vốn tự có thường gấp từ 15 đến 20 lần, từ đó có thể phân cấp ROE như sau:

Nếu ROE từ khoảng dưới 10% thì hiệu quả sử dụng vốn thấp

Nếu ROE từ trên 10% đến 20% thì hiệu quả sử dụng vốn trung bình Nếu ROE từ trên 20% đến 30% thì hiệu quả sử dụng vốn cao

Nếu ROE đạt trên 30% thì hiệu quả sử dụng vốn rất cao

Hiện nay hoạt động cho vay vẫn đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của VCB. Vì vậy hoạt động cho vay có chất lượng hay không có chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến NIM, ROE, ROA của NH, từ đó quyết định đến sự ổn định và phát triển bền vững của NH. Thông qua hoạt động vay từ nguồn vốn to lớn của chính phủ và nguồn vốn huy động từ tài khoản tiền gửi thanh toán các DN lớn, đặc biệt DNNN mà VCB đang có lợi thế so với các NHTMCP phần khác. Chính điều này đã tăng khả năng sinh lời cho VCB, khẳng định vai trò chủ đạo trong hệ thống NHTM và nâng cao uy tín trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Chỉ tiêu ROA và ROE của VCB so với các NHTM khác đạt mức độ không cao. Qua đó cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh và hoạt động cho vay của VCB chưa hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa cao.

2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của VCB

2.2.3.1. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn

Bảng 2.19: Nhóm chỉ tiêu năng lực tài chính của VCB

ĐVT: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

TỔNG TÀI SẢN

167.128

197.363

222.090

255.496

307.496

Huy động vốn

102.695

144.810

159.989

169.457

238.320

Dư nợ tín dụng

67.743

97.631

112.793

141.621

176.814

Tổng dư nợ TD/ TTS

39,68%

48,34%

50,79%

55,43%

57,50%

Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy

động vốn

56,13%

67,42%

70,50%

83,57%

84,88%

Hệ số an toàn vốn (CAR)

9,30%

9,20%

8,90%

8,11%

9,0%

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTM CPNT Việt Nam từ năm 2006 – 2010

Tình hình huy động vốn của VCB đủ để tài trợ hoạt động cho vay qua các năm. VCB đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng trung dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”. Tỷ lệ dư nợ cho vay/ huy động vốn trong năm 2006, 2007 chưa phù hợp, huy


động vốn nhiều trong khi cho vay chỉ được 65%, ứng đọng vốn. Tuy nhiên năm 2009- 2010 tỷ lệ này, ở mức trên 80%, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng quá mức quy định (>80%) và khi các khoản vay gặp rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của VCB. Vì vậy, CLTD giảm ảnh hưởng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của NH.


Biểu đồ 2.11: Tình hình dư nợ tín dụng – Huy động vốn

Nếu so với các NHTM khác ta thấy VCB đứng thứ hai sau Agribank về việc không đáp ứng được tỷ lệ dự nợ cho vay/huy động vốn vốn của NHNN quy định. Trong khi đó, các NHTMCP còn lại đều đáp ứng tỷ lệ cho phép là dưới 80%, đặc biệt có 2 ngân hàng là ACB và Techcombank, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đạt tỷ lệ khá thấp, trung bình trên 50 %, điều này phần nào cho thấy sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của 2 ngân hàng nói trên. Qua đó cho thấy ACB và Techcombank đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ bên cạnh hoạt động cho vay.

Bảng 2.20: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn huy động của các NHTM giai đoạn 2006 - 2009

Tên NH

2006

2007

2008

2009

2010

AGribank

0,8033

0,8051

0,7857

0,8153

0,8714

BIDV

0,8482

0,8813

0,8481

0,7669

0,7856

VCB

0,5613

0,6742

0,7050

0,8357

0,8488

Viettinbank

0,8040

0,8782

0,9016

0,7887

0,8940

ACB

0,5211

0,5112

0,3820

0,5721

0,6324

Sacombank

0,6757

0,7258

0,5716

0,6409

0,6142

Techcombank

0,5864

0,5720

0,5036

0,5290

0,6571

Eximbank

0,6684

0,7650

0,6544

0,7790

0,8817

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM giai đoạn 2006 – 2009

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí