Khái Quát Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Nhtmcp Ngoại Thương Việt Nam


CHƯƠNG 2

CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NH Ngoại Thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NH Ngoại Thương đóng vai trò là NH chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các NH nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NH Ngoại Thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. NH Ngoại Thương là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Tháng 12 năm 2007, VCB đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5 % vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần) thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính thức chuyển đổi cơ chế từ DNNN sang cổ phần có tên là NHTM CP Ngoại thương Việt Nam.


Trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, NHTM CP Ngoại thương Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một NH đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Với bề dày kinh nghiệm hoạt động NH đối ngoại, VCB đã giữ vững vai trò chủ lực trong hệ thống NHTM Việt Nam và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động NH. Thương hiệu VCB được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến như một biểu trưng của hệ thống NHTM Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, VCB đã có quan hệ NH đại lý với khoản 1.200 NH và định chế tài chính tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.

Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, với số lượng 11.415 nhân viên, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao…, VCB vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của 5,2 triệu khách hàng cá nhân.

Với thế mạnh về công nghệ, VCB là NH tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ NH và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: Dịch vụ Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking… Từ một NH chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, VCB ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó VCB còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động NH còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 NH đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của VCB trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một NH bán buôn thành một NH đa năng, giữ vững vị thế của NH bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hoá hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận. VCB từng bước khẳng định dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tổng tài sản: tại 31/12/2010 đạt


307.496 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009. Tổng vốn điều lệ năm 2010 đạt:13.224 tỷ đồng và tăng thêm 33% vào tháng 2/2011 với tổng vốn điều lệ ở mức 17.588 tỷ đồng. Năm 2010, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế bình chọn VCB là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt động, Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) cũng đã công bố và và bình chọn VCB là NH nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, DN nộp thuế thu nhập lớn thứ 4 cả nước. VCB cũng tiếp tục, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, với mục tiêu chiến lược đưa VCB trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam.





Biểu đồ 2.1: Biểu diễn tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của VCB từ năm 2006 - 2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010

Bảng 2.1: Tổng hợp các chỉ tiêu hoạt động của VCB

ĐVT: Tỷ đồng



2006

2007

2008

2009

2010

TỔNG TÀI SẢN

167.128

197.363

222.090

255.496

307.496

Vốn chủ sở hữu

11.228

13.528

13.946

16.710

20.669

Tổng nợ phải trả

155.825

183.751

208.041

238.676

286.707

Lợi ích cổ đông tối thiểu

75

84

103

109

120

Huy động vốn

102.695

144.810

159.989

169.457

208.320

Dư nợ tín dụng

67.743

97.631

112.793

141.621

176.814

Số lượng chi nhánh

59

59

63

70

72

Tổng số nhân viên

7.277

9.190

9.212

10.401

11.415

Cổ phiếu phổ thông (triệu cp)

-

-

1.210

1.210

1.322

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010

75


2.1.2. Mô hình tổ chức VCB


Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị


Ban kiểm soát

Giám sát hoạt động

Kiểm toán nội bộ

Uỷ ban quản lý rủi ro Tổng giám đốc


Thư ký HĐQT ALCO Hội đồng tín dụng trung ương


Phó tổng giám đốc

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT


Kế toán trưởng

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT


Quản lý tài chính

Thư ký HĐQT

Quản lý rủi ro tác nghiệp

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Quản lý rủi ro tác nghiệp

Thư ký HĐQT


Tổng hợp & Chế độ kế toán


Kế toán tài chính Hội sở chính

Quản trị

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT

Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT Thư ký HĐQT

Kế toán quốc tế Thư ký HĐQT


Dịch vụ tài khoản khách hàng Thư ký HĐQT


Quản lý nợ



Sở giao dịch & 71 chi nhánh


Vietcombank Tower


Công ty Vinafico Hongkong


Công ty Cho thuê tài chính Công ty chứng khoán

Văn phòng đại diện Singapo

Công ty chuyển tiền Vietcombank

Công ty liên doanh Công ty liên kết

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức NHTMCPNT Việt Nam

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam 2010


2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB từ 2006 – 2010

2.1.3.1. Tình hình hoạt động huy động vốn

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của VCB từ năm 2006 - 2010


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Tiền gửi của NHNN và các

TCTD khác

31.430

33987

35.963

61.414

69.612

Huy động từ khách hàng

120.695

144.810

159.989

169.458

208.320

và giấy tờ có giá






Tiền gửi của TCKT

84.486

91.230

99.146

90.216

108.172

Tiền gửi của Cá nhân

36.209

53.580

57.242

76.965

98.880

Tốc độ huy động vốn(%)

13,83

17,2

10,5

5,9

23

Các khoản nợ khác

3.625

4.870

11.986

7.695

8.655

Lợi ích cổ đông tối thiểu

75

84

103

109

120

Tổng nợ phải trả

155.825

183.751

208.041

238.676

286.707

Nguồn: Phân tích của tác giá dựa theo báo cáo thường niên của VCB

Trong năm qua trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh 29

Trong năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, VCB đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Kết quả cụ thể như sau:


Biểu đồ 2.2: Biểu diễn huy động vốn – tốc độ HĐV của VCB từ năm 2006 – 2010

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010 Những biến động của thị trường tài chính tiền tệ năm 2007 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của NHNT. Thứ nhất, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng lãi suất huy động, triển khai hàng loạt sản phẩm mới, các chương trình khuyến


mại. Thứ hai, hoạt động huy động USD gặp khó khăn, nhất là từ dân cư, do lãi suất USD có xu hướng giảm vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền do USD mất giá. Năm 2007, VCB đã thu hút được 175.436 tỷ quy đồng, tăng 17,2% so với năm 2006. Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 144.810 tỷ quy đồng, chiếm 82,5% so với tổng vốn huy động.

Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 2007, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng, tăng 10,5% so với kế hoạch. Trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các NH gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản năm 2008, VCB không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các NH khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống NH Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính VCB.

Năm 2009, huy động từ nền kinh tế đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2008. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế bị giảm (-9%), song huy động từ dân cư lại có mức tăng trưởng khá tốt là nhờ vào các chương trình huy động trải đều trong năm và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. VCB vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các NH khác, giúp bình ổn hệ thống NH và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho VCB.

Trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn. Trong năm 2010, VCB đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh, đồng thời tích cực đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn có lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình khuyến mại, đầu tư cho hệ thống công nghệ thích đáng, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh huy động vốn. Kết quả là, nguồn vốn của VCB tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ quy đồng, tăng 28,5% so với năm trước. Số dư huy động từ tổ chức kinh tế đạt 108.172 tỷ, tăng 16,3%. Huy động vốn từ liên NH đạt 69.600 tỷ quy đồng, tăng 13,3% so với năm 2009.


2.1.3.2. Thanh toán xuất nhập khẩu

Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM khác, VCB tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong năm 2006, thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng XK đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch XK chung của cả nước là 22% và chiếm tới 32% thị phần XK cả nước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng NK năm 2006 chỉ ở mức 10,1 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2005 và chiếm 22,8% thị phần nhập khẩu cả nước. Năm 2007, trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều NH tham gia với các chính sách cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua NHTMCPNT vẫn được duy trì ở mức cao, tiếp tục khẳng định vị trí là NH thanh toán XNK hàng đầu tại Việt Nam.

Bảng 2.3: Hoạt động TT xuất nhập khẩu của NHTMCPNT Việt Nam từ 2006- 2010

ĐVT: Tỷ USD

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh số thanh toán xuất

nhập khẩu

22,8

26,323

32,501

25,62

31

Doanh số thanh toán hàng XK

12,7

14,163

16,831

13,32

16,5

Doanh số thanh toán hàng

nhập khẩu

10,1

12,16

15,670

12,3

14,5

Thị phần XK cả nước

32%

29,3%

25%

23%

23%

Thị phần NK cả nước

22,8%

20%

20,7%

17,8%

17%

Thị phần XNK cả nước

27%

24,1%

22,7%.

20,4%

20%

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010

Tình hình XNK cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sắt thép, lương thực… cũng như sự thay đổi bất thường trong cung, cầu hàng hoá của thị trường thế giới do suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, VCB đã phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán NK, cân đối ngoại tệ nên doanh số thanh toán XNK qua VCB năm 2008 vẫn đạt 32.501 triệu USD, tăng 23,5% so với năm trước. Thị phần thanh toán XNK của VCB đạt 22,7%. Doanh số thanh toán XK đạt 16.831 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2007. Doanh số thanh toán NK đạt 15.670 triệu USD, tăng 28,9% so với năm 2007.


Năm 2009 chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước gặp khó khăn và bị sụt giảm. Trong bối cảnh chung, hoạt động thanh toán của VCB cũng không tránh khỏi sự tụt giảm. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của VCB đạt 25,62 tỷ USD, giảm 23,8% so với năm 2008. Mặc dù vậy, VCB vẫn duy trì thị phần lớn trong hoạt động thanh toán XNK: chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch XNK của cả nước năm 2009.

Năm 2010, VCB đã cải tiến quy trình xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại theo hướng: tập trung xử lí giao dịch tài trợ thương mại cho một số chi nhánh nhỏ và vừa tại Hội sở chính thay vì xử lí phân tán như trước đây, vì vậy hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại được nâng lên, góp phần làm tăng doanh số thanh toán XNK qua VCB. Tổng doanh số thanh toán XNK của VCB trong năm 2010 đạt 31 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2009, vượt 12% kế hoạch đề ra, và duy trì được thị phần 20% kim ngạch XNK của cả nước. Doanh số thanh toán xuất khẩu năm 2010 qua VCB đạt 16,5 tỷ USD, tăng 31,6% so với năm 2009, chiếm 23% thị phần thanh toán xuất khẩu. Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, chiếm thị phần hơn 17% /tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Các thị trường giao dịch chủ yếu qua Vietcombank là Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc và Châu Âu.

2.1.3.3. Kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của NHTMCPNT Việt Nam

ĐVT: Tỷ USD


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Doanh số mua

bán ngoại tệ

30,2

26,1

46

39,42

35,2

Nguồn: Báo cáo tài chính của NHTMCPNT Việt Nam từ năm 2006 - 2010

Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH về các giao dịch ngoại hối, VCB tiếp tục là NH hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, VCB phát triển các sản phẩm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ – VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh lãi suất với các đối tác nước ngoài và các hợp đồng phái sinh ngoại hối đã mang lại cho NH thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thời đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của KH. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 30,2 tỷ USD. Năm 2007, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Thị trường trong nước có

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí