DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Cụm từ tiếng Anh | Cụm từ tiếng Việt | |
ACB | Asia Commercial Joint Stock Bank - ACB | Ngân hàng TMCP Á Châu |
ABB | An Binh Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP An Bình |
BIDV | Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
Bac A Bank | BAC A Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Bắc Á |
Nam A Bank | Nam A Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Nam Á |
MSB | The Maritime Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Hàng Hải |
MB | Military Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Quân đội |
KLB | Kien Long Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Kiên Long |
Vietcombank | Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam | Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam |
Vietinbank | Vietnam Joint Stock Commercial Bank of Industry and Trade | Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam |
VietA Bank | Viet A Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Việt Á |
EAB | DONG A Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Đông Á |
Eximbank | Viet nam Export Import Commercial Joint Stock | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Phân Loại Dựa Trên Ngành Sản Xuất Ra Sản Phẩm Cuối (Hoàng Văn Châu, 2010) [21]
- Chỉ Tiêu Chất Lượng Tín Dụng Đối Với Ngành Công Nghiệp Hỗ Trợ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Nhóm Nhân Tố Thuộc Về Khách Hàng Doanh Nghiệp Công Nghiệp Hỗ Trợ
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Viet Nam Technological and Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Kỹ thương | |
Seabank | Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Đông Nam Á |
SCB | Sai Gon Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Sài Gòn |
SGB | Saigon Bank for Industry & Trade | Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương |
SHB | Saigon-Hanoi Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội |
OCB | Orient Commercial Joint Stock Bank | Ngân hàng TMCP Phương Đông |
FDI | Foreign Direct Investment | Đầu tư trực tiếp nước ngoài |
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại nợ của các TCTD thể hiện trên CIC 15
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến của mô hình 56
Bảng 3.2: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án 57
Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011-2020 69
Bảng 4.2. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011-2020 72
Bảng 4.3. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về CSTD của ngân hàng 76
Bảng 4.4. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Quy trình tín dụng của ngân hàng 78
Bảng 4.5. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực quản lý RRTD của NH 78
Bảng 4.6. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Hệ thống thông tin KH của NH 79
Bảng 4.7. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Đổi mới, ứng dụng Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp CNHT 80
Bảng 4.8. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Kinh nghiệm và năng lực quản lý điều hành của khách hàng của doanh nghiệp CNHT 81
Bảng 4.9. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Năng lực tài chính Khách hàng 82
Bảng 4.10. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Phương án kinh doanh KH 83
Bảng 4.11. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Chính sách phát triển CNHT 84
Bảng 4.12. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về DN tham gia cụm liên kết ngành 86
Bảng 4.13. Điểm trung bình các thang đo đánh giá về Doanh nghiệp CNHT tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia 87
Bảng 4.14. Kết quả sàng lọc phiếu điều tra 88
Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu điều tra 89
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo 91
Bảng 4.17: Kết quả ma trận xoay nhân tố 91
Bảng 4.18: Các nhân tố được rút ra từ phương pháp phân tích nhân tố 93
Bảng 4.19: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 97
Bảng 4.20: Bảng thống kê kết quả hồi qui 97
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại các NHTM ở Indonesia 44
Sơ đồ 2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLTD tại Agribank Việt Nam 46
Sơ đồ 3.1. Mô hình nghiên cứu của luận án 58
Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án 59
Sơ đồ 3.3. Quy trình nghiên cứu định tính 61
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD đối với doanh nghiệp CNHT giai đoạn 2011- 2020 74
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với ngành CNHT giai đoạn 2011 – 2020 75
Chương 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nhiều năm gần đây, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một trong những lĩnh vực kinh tế được Nhà nước quan tâm và đề ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngành CNHT, đặc biệt trong đó có những giải pháp về tài chính khuyến khích phát triển CNHT. Bản thân ngành ngân hàng cũng đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho CNHT với mức lãi suất ưu đãi. Có thể điểm qua một số chính sách có liên quan như sau:
- Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành về chính sách phát triển một số ngành CNHT.
- Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015.
- Đặc biệt, tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, ghi rõ các nhóm chính sách tín dụng để hỗ trợ phát triển CNHT là:
+ Dự án sản xuất các sản phẩm CNHT thuộc danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước (qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam);
+ Được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng (TCTD) với mức lãi suất theo trần lãi suất cho vay theo quy định của NHNN;
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng.
- Thông tư 01/2016/TT-NHNN hướng dẫn chính sách cho vay phát triển CNHT theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP.
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 phê duyệt Chương trình phát triển CNHT giai đoạn 2016 – 2025.
- Quyết định 1058/QĐ-TTg năm 2017 về Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020.
- Thông tư số 01/2020/TT-NHNN Quy định về việc TCTD, chi nhánh NHNNg cơ
cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.
Mặc dù có chủ trương, chính sách ưu tiên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực CNHT, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực CNHT vẫn chưa cao và tăng trưởng chậm, thậm chí trong năm 2020 còn có xu hướng giảm. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính là việc đảm bảo an toàn tín dụng của NHTM.
Bởi lẽ, hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng rất quan trọng, đóng vai trò chủ lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp, hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong nhiều năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự khủng hoảng lớn sau một thời gian bùng nổ về tín dụng ở giai đoạn 2007 - 2010 và đặc biệt là đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đã làm cho lợi nhuận từ tín dụng có xu hướng giảm do áp lực nợ xấu gia tăng, kéo theo gia tăng chi phí dự phòng đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm kiếm giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.
Đứng trên góc độ ngân hàng, hoạt động tín dụng có chất lượng là phải đảm bảo an toàn vốn, gia tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, thúc đẩy khách hàng sửa dụng vốn vay hiệu quả… Qua đó nâng cao khả năng tồn tại, cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM trên thị trường. Bên cạnh đó cũng góp phần để Nhà nước điều hành hiệu quả nền kinh tế vĩ mô.
Như vậy, bài toán đặt ra ở đây là ngành ngân hàng, mà cụ thể là các NHTM cần có những giải pháp gì để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu riêng về quản trị cho phát triển ngành CNHT, có nhiều nghiên cứu về chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp nói chung mà chưa tìm thấy nghiên cứu nào nói về “Chất lượng tín dụng của NHTM đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”.
Xuất phát từ tính thiết yếu về đảm bảo chất lượng tín dụng khi cho vay đối với các doanh nghiệp CNHT nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lĩnh vực CNHT và chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT của NHTM.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam.
- Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT cho các NHTM Việt Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Để thực hiện được các mục tiêu đã nêu ở mục 1.2, tác giả xây dựng nhóm các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Có những chỉ tiêu nào để đánh giá chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM?
- Thực trạng chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam thời gian qua như thế nào?
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam?
- Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM Việt Nam cần có những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là Chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các NHTM Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các NHTM Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
Dữ liệu thứ cấp: Giai đoạn 2011 - 2020 Dữ liệu sơ cấp: Giai đoạn 2019 - 2020
Phạm vi không gian:
Theo báo cáo của NHNN năm 2020, Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước và 28 NHTM và các NHTM này đã và đang thực hiện cho vay vốn đối với các doanh nghiệp CNHT (Ngân hàng nhà nước 2011-2020), [45]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn 20 NHTM (Phụ lục 4) để thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong giai đoạn 2011-2020 để phù hợp với tính thuận tiện và giới hạn về năng lực của chính tác giả.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CNHT, cụ thể như: Khái niệm về CNHT; Đặc điểm của ngành CNHT; Phân loại CNHT; Nguồn vốn phát triển ngành CNHT. Các nội dung này cung cấp cho người đọc nắm rõ hơn về ngành CNHT và có phân biệt rõ nét hơn về ngành CNHT so với các ngành Công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng tín dụng của ngân hàng và chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT của các NHTM, cụ thể như: quan điểm về chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT, chỉ tiêu chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT, đảm bảo chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM. Kết quả nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT của các NHTM Việt Nam.
1.5.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Luận án đã nêu các kinh nghiệm nước ngoài về nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại các NHTM và nêu ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.