Áp Dụng Một Qui Trình Giám Sát Chặt Chẽ Và Khoa Học

- Ngoài các công tác chính trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng phải quan tâm đến hoạt động xã hội khác nhau như chính sách thăm hỏi, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, tài trợ các phong trào thể thao, văn hoá, quĩ tài năng trẻ trên địa bàn.

Như vậy, quan tâm tới hoạt động marketing là ngân hàng đang từng bước hoà nhập với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt để không gừng nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

3.2.6 Các biện pháp khác

3.2.6.1. Áp dụng một qui trình giám sát chặt chẽ và khoa học

Trong quá trình sử dụng vốn vay, có nhiều nhân tố ảnh hưởng nảy sinh gây ra rủi ro cho Ngân hàng:

- Khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích.

- Khách hàng phạm sai lầm trong khi sử dụng tiền vay vào doanh nghiệp.

- Khách hàng vay vốn với động cơ lừa đảo Ngân hàng.

Chính vì vậy, việc Ngân hàng giám sát hành vi của khách hàng là rất cần thiết cho việc đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu trong quá trình kinh doanh và sử dụng vốn vay, ngân hàng có sự kiểm tra chặt chẽ, thì mọi việc có thể được phát hiện và sử lý, có thể vẫn kịp thời...

Đối với dự án cho vay trung và dài hạn, thời gian thực hiện dài nên quá trình giám sát cũng phải kéo dài theo, các ngân hàng nhiều khi chỉ quá chú trọng vào công tác thẩm định ban đầu đôi khi việc giám sát sử dụng tiền vay chỉ dừng lại ở mức hình thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Khi có sự việc xảy ra thì Ngân hàng mới kiểm tra lại kỹ càng, lúc đó cứu vãn được tình thế là vấn đề rất khó, việc kiểm tra lúc đó chỉ là để rút kinh nghiệm, sửa chữa khắc phục, không thực hiện được chức năng ngăn ngừa.

Ngân hàng Công thương KV Chương Dương luôn xác định công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng là một khâu quan trọng trong qui trình tín dụng. Khách hàng của Ngân hàng thường là những đơn vị có quan hệ lâu năm và các tổ chức này chủ yếu là các doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực xây dựng, thi công, lắp ráp. Đây là một điều thuận lợi trong công tác kiểm tra giám sát. Nhưng không vì thế mà Ngân hàng buông lỏng công tác này vì điều này có thể dẫn

Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương - 8

đến việc sử dụng vốn sai mục đích, dễ gây thiệt hại cho Ngân hàng, làm giảm chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Để tránh điều này, Ngân hàng cần phải thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng một quy trình giám sát tiền vay chặt chẽ và khoa học là điều không thể thiếu. Chúng ta biết rằng các doanh nghiệp không bao giờ muốn chịu sự giám sát của Ngân hàng, bởi có rất nhiều lý do, trong đó có đảm bảo bí mật trong kinh doanh, ngược lại đối với ngân hàng việc giám sát, kiểm tra là công việc không thể thiếu. Nhưng trong thực tế thường thấy các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương KV Chương Dương nói riêng luôn phải đôn đốc các doanh nghiệp trong việc báo cáo kết quả kinh doanh. Các doanh nghiệp thường nộp chậm, hoặc nếu không có sự thúc bách thì dễ dàng “quên”, thậm chí việc báo cáo lại không đúng sự thật. Dĩ nhiên với doanh nghiệp cố tình trì hoãn, Ngân hàng cũng có những biện pháp xử lý như cử cán bộ xuống đôn đốc hay gửi công văn tới doanh nghiệp, các cấp chủ quản của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đây không phải là giải pháp tốt cho công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng.

Để giải quyết được vấn đề này, cán bộ tín dụng phải giải thích cho khách hàng hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi trong việc lập báo cáo thường xuyên gửi ngân hàng. Viêc tuân thủ các báo cáo sẽ là một cơ sở tốt để Ngân hàng đánh giá xem xét khi cho vay lần sau.

Nếu Ngân hàng tạo được mối quan hệ gắn bó thân tình với khách hàng như vậy thì khách hàng cũng sẽ cung cấp số liệu đầy đủ, tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát của mình một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn.

Một quy trình giám sát gồm các bước sau:

- Tiến hành các cuộc kiểm tra thường xuyên và đột xuất trong suốt thời gian vay vốn của khách hàng, Ngân hàng cần phải ghi rõ những quy định về kiểm tra định kỳ, tiến độ thực hiện dự án của khách hàng, kiểm soát hệ thống thu chi của khách hàng. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, Ngân hàng cần phải tiến hành những cuộc kiểm tra đột xuất. Để làm đựơc những điều này, yêu cầu đặt ra là cán bộ tín dụng phải có tinh thần trách nhiệm cao. Phải đi sâu đi sát các doanh nghiệp một cách khéo léo đẻ tránh mất lòng khách hàng, tuyệt đối tránh tình trạng

“kiểm tra trên giấy tờ” hoặc quá tin tưởng những khách hàng truyền thống, có uy tín để buông lỏng kiểm soát, điều đó sẽ rất dễ đi đến rủi ro.

- Nhận biết và ngăn ngừa các khoản vay không an toàn: Trong hoạt động tín dụng, việc nhận biết và ngăn ngừa các khoản vay không an toàn là việc hết sức quan trọng. Nếu xem nhẹ công tác này thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tín dụng. Trong công tác giám sát càng đặc biệt chú ý vấn đề này để có cơ sở tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất. Có nhiều dấu hiệu cho thấy khoản vay sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, để nhận biết được vấn đề này còn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của cán bộ giám sát: thực tế thấy rằng không có nguyên tắc hay một mô hình cụ thể nào để đánh giá những kiểu vay không an toàn. Sau đây là một số tiêu chuẩn có thể áp dụng đẻ nhận biết về các khoản vay không an toàn:

+ Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho Ngân hàng.

+ Chậm trễ trong việc trì hoãn các cuộc viếng thăm của các cán bộ Ngân hàng.

+ Số dư tiền gửi giảm bất thường, xuất hiện các khoản thiếu chi trên tài khoản thanh toán.

+ Có sự gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản bán chịu.

+ Có sự thay đổi về ban lãnh đạo doanh nghiệp, có sự biến động con người, từ chức, bỏ trốn, có khó khăn về tổ chức, lao động như đình công, bãi công.

+ Thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự xác nhập, giải thể.

+ Có nhiều bạn hàng đến đòi nợ hoặc trên thương trường uy tín đã giảm sút.

+ Các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra như bão lụt, cháy hoặc mất trộm.

+ Khi có các hiện tượng kiện tụng về tài chính trong doanh nghiệp.

Khi nhận biết được các dấu hiệu trên, Ngân hàng phải nhanh chóng có những biện pháp kịp thời để bảo vệ lợi ích của mình như:

- Cán bộ tín dụng có thể trợ vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thu nợ, tiếp tục sản xuất, kinh doanh hoặc mời các chuyên gia về tư vấn cho doanh nghiệp.

- Ngân hàng thông qua mối quan hệ của mình với những khách hàng khác có thể giới thiệu các đối tác cho doanh nghiệp trong việc xử lý những vướng mắc, tồn tại.

Tuy nhiên, nhận biết được các rủi ro của doanh nghiệp, Ngân hàng phải phân tích một cách cụ thể trên mọi khía cạnh, khách quan hay chủ quan đem lại để có biện pháp khắc phục hợp lý với từng trường hợp.

- Ngân hàng có thể đầu tư thêm vốn cho doanh nghiệp bằng cách bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

- Tìm mọi biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả giúp doanh nghiệp.

- Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, rút bớt các khoản chi trả định kỳ nếu có thể được.

- Gia tăng khối lượng các khoản cho vay trên cơ sở quy định chặt chẽ các điều kiện và khẳng định với khả năng người vay sẽ phục hồi được sản xuất kinh doanh nếu được tiếp vốn.

- Ngân hàng có thể nhận thêm bảo lãnh của một người khác có tài sản đối với doanh nghiệp đang mắc nợ. Việc bảo lãnh phải thực hiện đúng thủ tục bảo lãnh bằng tài sản. Các quy trình giám sát trên nếu Ngân hàng thực hiện tốt sẽ tránh được cho Ngân hàng gặp rủi ro như vậy đã góp phần làm tăng chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Hơn nữa qua công tác này, Ngân hàng có thể giữ được khách hàng lâu dài góp phần làm tăng khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng.

- Các biện pháp xử lý việc cho vay:

Trong việc quyết định cho vay tiếp hay không đối với một doanh nghiệp gặp khó khăn, Ngân hàng cần phải xem xét, phân tích kỹ xem doanh nghiệp gặp khó khăn trong trường hợp nào, để từ đó Ngân hàng có quyết định cho vay hay không. Nhiều Chi nhánh còn quá cứng nhắc khi áp dụng các quy định, quy chế về cho vay. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Theo em ta có thể dựa vào từng trường hợp sau để có biện pháp xử lý:

+ Với doanh nghiệp có khó khăn nhưng có biện pháp khắc phục khả thi, hoặc với doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp khách quan, bão, lụt, thì Ngân hàng nên tạo điều kiện cho vay song không trái với quy định của luật Ngân hàng.

+ Với những doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục thì Ngân hàng tận thu để tránh rủi ro.

3.2.6.2. Các biện pháp xử lý kịp thời đối với nợ quá hạn

Trong giai đoạn thu nợ, biện pháp xử lý nợ quá hạn quá cứng nhắc và thái độ chưa thực sự hợp tác với người vay cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Thu nợ là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay, công tác này cần phải làm liên tục, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hợp đồng tín dụng của các doanh nghiệp.

Ở Ngân hàng Công thương Chương Dương, trong vài năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp. Các năm 2006, 2007, 2008 có thể coi như bằng không. Tuy nhiên, trước đó tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là khá cao và không thể nói trước được rằng điều này không tiếp tục xảy ra. Vì thế việc đưa ra các biện pháp áp dụng khi có nợ quá hạn là cần thiết:

+ Trong kỳ trả nợ đầu tiên cho Ngân hàng, không nên thúc ép doanh nghiệp trả nợ vượt quá khả năng của đơn vị. Cần xác định thời hạn trả nợ và mức trả nợ phù hợp với thu nhập của doanh nghiệp trong thời hạn đó, tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp.

+ Ngân hàng khoanh nợ và xoá nợ cho doanh nghiệp có đủ điều kiện theo Quy định của Chính phủ.

+ Tiến hành thanh lý tài sản thế chấp

Qua thực tế cho thấy, việc xử lý nợ quá hạn của Chi nhánh hiệu quả đạt được chưa cao và nhiều món nợ quá hạn đã trở thành nợ không thể thu hồi được. Để khắc phục tình trạng trên Chi nhánh cần có một hệ thống phương pháp thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn một cách khoa học. Sau đây xin đề cập đến như vấn đề xử lý nợ quá hạn.

3.2.6.3. Thành lập bộ phận thu hồi nợ riêng

Thông thường người cán bộ tín dụng quản lý món nào sẽ chịu trách nhiệm thu nợ và đòi nợ quá hạn món vay đó và doanh nghiệp đó. Tuy nhiên việc quản lý món cho vay kém chất lượng và thu hồi nợ khó đòi là một công việc khó, nhất là khi cán bộ tín dụng và doanh nghiệp đã hình thành quan hệ thân thiết, thì việc áp dụng biện pháp cứng rắn sẽ đặt người cán bộ tín dụng vào một tình huống khó xử.

Chính vì vậy, Chi nhánh nên thiết lập một bộ phận chuyên thu hồi nợ riêng. Với quy mô nợ quá hạn của Ngân hàng Công thương KV Chương Dương thì bộ

phận này chỉ cần hai người và những cán bộ này chỉ chuyên phụ trách việc thu hồi nợ quá hạn.

Đối với nợ quá hạn, Ngân hàng có thể áp dụng hai biện pháp: Khai thác và thanh lý. Ngân hàng có thể áp dụng một hoặc đồng thời cả hai biện pháp dựa trên phân tích các yếu tố:

+ Sự trung thực và thái độ của người vay đối với các khoản nợ. Đây chính là xem xét ý muốn trả nợ của người vay.

+ Khả năng chi trả của người vay: là xem xét khả năng trả nợ của người vay trong tương lai.

- Các chi phí phải trả cho việc thu hồi nợ

Có trường hợp món nợ thu hồi được không đủ bù đắp cho chi phí thu hồi nó. Dù Ngân hàng có thu được nợ nhưng cũng phải chịu khoản lỗ. Do vậy đây sẽ là vấn đề phải cân nhắc.

- Thái độ của các chủ nợ khác.

Nếu như các chủ nợ có thái độ tin tưởng vào doanh nghiệp, không truy đòi gắt gao thì chứng tỏ doanh nghiệp vẫn còn uy tín và khả năng trong việc trả nợ cho Ngân hàng.

+ Ngân hàng tư vấn cho người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, giảm quy mô hoàn trả trước mắt, hoặc cho vay tiếp để tăng sức mạnh về tài chính cho khách hàng, khôi phục sản xuất kinh doanh.

+ Ngân hàng có thể dãn nợ cho doanh nghiệp, tức là kéo dài thời gian trả nợ ( tối đa không quá 12 tháng), nếu không thể gia hạn được thì chuyển sang nợ quá hạn nếu khách hàng bổ sung thêm tài sản thể chấp, cầm cố thì bổ xung thêm thời hạn cho vay. Trường hợp này chỉ áp dụng cho những khách hàng:

- Đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh, có nguồn thu nhập, có khả năng

trả nợ.

- Có thiện chí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã hoàn trả được một phần

nợ gốc, trả lãi hàng tháng đều đặn.

- Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng, dễ phát

mại.

- Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, có thể khuyên bán bớt tài sản không sử dụng.

- Ngân hàng đề nghị doanh nghiệp cải tổ lại hệ thống sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, thay đổi lại thiết bị, máy móc.

- Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương thúc ép nợ ( chỉ áp dụng với những món vay nhỏ, tại thời điểm chuyển sang nợ quá hạn có: tài sản thế chấp cầm cố hợp pháp, dễ phát mại, có nguồn thu nhập khác. . . ).

Nội dung cơ bản của phương pháp này là người vay được phép khắc phục khó khăn về tài chính và hoàn trả cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Tất nhiên người vay phải trung thực và có thái độ tích cực trong việc trả nợ, áp dụng biện pháp này giống như một chương trình phục hồi mà Ngân hàng áp dụng lên người vay.

- Biện pháp thanh lý:

Biện pháp thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh chỉ áp dụng sau khi đã thực hiện các hình thức khai thác, giúp đỡ doanh nghiệp nhưng không thành công. Trong kinh doanh các Ngân hàng đều mong muốn các khoản vay sẽ được hoàn trả lại theo thoả thuận chứ không phải là các tài sản thế chấp được phát mãi hay được công ty bảo trợ, người bảo lãnh thanh toán hộ.

Việc thanh lý được nhanh chóng thực hiện trong những trường hợp tư tưởng người không sẵn lòng chi trả, đã có hành đồng lừa đảo hay không thật thà, đã bộc lộ, tình trạng vỡ nợ hiện ra, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là vô vọng. Lúc đó Ngân hàng cần áp dụng biện pháp thanh lý như một số giải pháp tình thế bắt buộc, có các biện pháp thực hiện:

+ Gán nợ: sử dụng trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ, không có nguồn thu nhập nàp khác, có uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền trong việc định đoạt tài sản thế chấp. Để thu hồi nợ, Ngân hàng có thể sử dụng tài sản thế chấp làm trụ sở hoặc bán trả góp cho mọi đối tượng.

+ Khởi kiện: biện pháp này áp dụng đối với khách hàng có hành vi lừa đảo, bị bắt do vi phạm pháp luật trong vụ án khác mà bỏ trốn, lẩn tránh, sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn không còn sản xuất kinh doanh, không còn khả năng trả nợ.

+ Đối với những tài sản thế chấp có đủ hồ sơ hợp lệ, sau khi có quyết định của Toà án các cấp hoặc người gán nợ thì chuyển sang trung tâm bán đấu giá tài sản (thuộc sở Tư pháp để xử lý bán, hoặc xuất nợ đưa vào sử dụng, khai thác, liên doanh)

Còn đối với những tài sản có đủ hồ sơ pháp lý nhưng lại có thế chấp ở Ngân hàng khác thì vẫn tiến hành xử lý phát mại nhưng việc phân chia tiền trả nợ phải chờ quyết định của Toà án.

+ Nếu là các khoản vay không có thế chấp bảo đảm thì Ngân hàng phải chờ sự phán quyết của Toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn nhờ bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ là vô hiệu và người vay phải thụ án dân sự.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Nhà nước

Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế pháp lý đồng bộ cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn theo các hướng.

Có quy hoạch phát triển tổng thể theo vùng lãnh thổ và theo các khu vực cũng như quy hoạch và hướng phát triển của từng ngành kinh tế. Định kì lập và công bố định hướng phát triển từng thời kỳ đó. Đây là cơ sở để NHCT hoạch định chính sách đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho từng ngành kinh tế cụ thể.

Việc điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội là cần thiết nhưng không nên quá nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, khó huy động được vốn dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay.

Nghiên cứu việc mở rộng hoạt động của các cơ quan kiểm toán tài chính và các tổng cục quản lí vốn doanh nghiệp. Các cơ quan này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát quá trình hạch toán vốn của doanh nghiệp theo định kỳ và khi có yêu cầu, xác nhận vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi chủ đầu tư gửi báo cáo đến Ngân hàng.

Tăng cường các biện pháp quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp, cần có biện pháp kinh tế, hành chính bắt buộc các doanh nghiệp chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023