Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương - 9

Tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nó sẽ cho phép các ngân hàng mua bán các chứng chỉ tiền gửi dài hạn của ngân hàng. Đồng thời chính phủ cũng nên cho phép các ngân hàng thương mại lớn được phép phát hành trái phiếu gọi vốn từ nước ngoài.

Ban hành và hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và dưới luật để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, bao gồm các văn bản chủ yếu sau:

- Luật về mua bán và chuyển nhượng chứng khoán và giấy tờ có giá.

- Luật về sở hữu tài sản, và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng thư sở hữu tài sản.

- Các văn bản về thế chấp, cầm cố tài sản, xử lí, phát mại tài sản, xử lí công nợ của doanh nghiệp thua lỗ, phá sản...

3.3.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Đối với các dự án lớn của các Tổng công ty lớn, đề nghị NHCTVN cân đối, hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất hợp lý đảm bảo khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Việc ban hành chế độ nghiệp vụ tín dụng nên tránh mâu thuẫn chồng chéo với các quy định chung của Nhà nước.

Do tính chất phức tạp của công tác cho vay, nên cần sớm nghiên cứu ban hành cơ chế về chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới việc động viên, khen thưởng với những cán bộ tín dụng giỏi để có cơ sở đề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Có chính sách khuyến khích thoả đáng mới đảm bảo được chất lượng tín dụng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Tăng cường năng lực công nghệ cả về trang thiết bị và các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ cho công tác tín dụng ở những chi nhánh lớn trên những địa bàn mà có cạnh tranh gay gắt.

Hỗ trợ NHCT KV Chương Dương trong công tác đào tạo cán bộ (ngắn hạn, dài hạn; trong nước, ngoài nước) nhằm nâng cao trình độ, kĩ năng hoạt động trong cơ chế thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


LỜI KẾT

Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương - 9

Hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHCT KV Chương Dương trong thời gian qua đã khẳng định được vai trò của mình, góp phần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Về cơ bản, các cơ chế chính sách và các biện pháp triển khai cụ thể của Chi nhánh đã phù hợp với chính sách tiền tệ, tín dụng của nhà nước và đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển kinh tế. Tổng dư nợ trung và dài hạn của NHCT KV Chương Dương tăng nhanh qua các năm, các khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp quốc doanh mà còn có cả các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh. NHCT KV Chương Dương đã cố gắng khắc phục khó khăn, hạn chế về nguồn vốn trung và dài hạn để có thể đáp ứng ở mức cao nhất cho nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp. Đồng thời NHCT KV Chương Dương cũng rất chú trọng công tác kiểm tra xét duyệt trước khi quyết định cho vay, theo dõi chặt chẽ các khoản cho vay, để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn các khoản cho vay trung và dài hạn. Nhờ vậy chất lượng hoạt động cho vay trung và dài hạn của NH không ngừng được nâng cao.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHCT KV Chương Dương vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn tập trung lớn đối với các DNNN. NH chưa tạo lập được một nguồn vốn trung và dài hạn ổn định (cả ngoại tệ và nội tệ) để mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó khả năng cho vay của NH còn nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập như hiện nay. Những tồn tại và hạn chế đó do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, đòi hỏi NH phải xem xét và khắc phục.

Chuyên đề này mới chỉ tổng hợp những nhận thức về lí luận mà em đã tích luỹ được qua quá trình học tập ở trường và những thực tế qua thời gian ngắn khảo sát tại Ngân hàng, trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh. Em mong rằng những giải pháp đề xuất trong bài chuyên đề này sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn của NH và có thể giúp ích phần nào cho các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam.


.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng Công thương Khu vực Chương Dương.

2 Báo cáo phương tiện thanh toán tháng 12/2006, 12/2007, 12/2008 của Ngân hàng Công thương Khu vực Chương Dương.

3 Giáo trình tài chính, tiền tệ - TS. Nguyễn Hữu Tài

4 Ngân hàng thương mại- PGS. TS. Phan Thị Thu Hà

5 Tạp chí Ngân hàng năm 2006, 2007, 2008.

6 Tạp chí tin học Ngân hàng.

7 Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic S.Mishkin

8 Và một số tài liệu khác có liên quan.

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT


DN : Doanh nghiệp


DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NHCT : Ngân hàng Công thương

NHCTVN : Ngân hàng công thương Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHNT : Ngân hàng Ngoại thương NHTM : Ngân hàng Thương mại TCTD : Tổ chức Tín dụng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn


TDH : Trung dài hạn


KT- XH : Kinh tế xã hội


KV : Khu vực

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 0

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Hoạt động cho vay trung và dài hạn của các Ngân hàng Thương Mại...3

1.1.1. Khái niệm về cho vay trung và dài hạn 3

1.1.2. Phân loại các khoản cho vay trung và dài hạn 4

1.1.3. Đặc điểm cho vay trung và dài hạn 8

1.2. Chất lượng cho vay trung và dài hạn 9

1.2.1. Quan niệm về chất lượng cho vay trung và dài hạn 9

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn 11

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trung và dài hạn 13

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Thương Mại 15

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 15

1.3.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 18

1.3.3. Các nhân tố khách quan khác 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG 21

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Chương Dương 22

2.1.1. Sự ra đời và phát triển 22

2.1.2. Tổ chức bộ máy 23

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 23

2.1.2.2. Hoạt động của các phòng ban 24

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương trong thời gian qua 26

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 26

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 29

2.1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 29

2.1.3.4. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế 30

2.1.3.5. Nghiệp vụ bảo lãnh 30

2.1.3.6. Cung cấp dịch vụ ngân hàng 30

2.1.3.7. Công tác kế toán, tài chính 30

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương 31

2.2.1. Cho vay trung và dài hạn 31

2.2.2. Cơ cấu cho vay trung và dài hạn 34

2.2.3. Thu nợ cho vay trung và dài hạn 36

2.2.4. Nợ quá hạn về cho vay trung và dài hạn 36

2.2.5. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn 38

2.2.5.1 Những kết quả đạt được 38

2.2.5.2. Tồn tại và hạn chế 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG 44

3.1. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn của ngân hàng Công thương KV Chương Dương 44

3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2009 44

3.1.2. Phương hướng phát triển cho vay trung và dài hạn 46

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng Công thương KV Chương Dương 47

3.2.1. Các biện pháp về nguồn vốn 47

3.2.2. Các biện pháp về thay đổi đầu tư 50

3.2.3 Các biện pháp về công tác thẩm định dự án và quyết định cho vay 52

3.2.3.1. Đổi mới dần cách thức thẩm định dự án 52

3.2.3.2. Kéo dài thời gian cho vay đối với các dự án đầu tư chiều sâu theo dây chuyền công nghệ lớn 60

3.2.3.3. Giảm bớt thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn 53

3.2.3.4. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của cán bộ tín dụng 53

3.2.4. Về nâng cao trình độ các bộ tín dụng 53

3.2.5. Về chính sách tiếp thị 55

3.2.6 Các biện pháp khác 56

3.2.6.1. Áp dụng một qui trình giám sát chặt chẽ và khoa học 56

3.2.6.2. Các biện pháp xử lý kịp thời đối với nợ quá hạn 59

3.2.6.3. Thành lập bộ phận thu hồi nợ riêng 60

3.3. Một số kiến nghị 63

3.3.1. Đối với Nhà nước 63

3.3.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam 64

LỜI KẾT 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí