Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:


MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đào Thu Giang Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Hương Lan Lớp : Anh 15 – K 41


Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 1

Hà Nội – 2006

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – nhà sáng lập hệ thống phân phối bán lẻ G7 Mart cho biết lý do tại sao đang rất thành công trong kinh doanh cà phê lại “nhảy” vào lĩnh vực phân phối: “Đây là nỗi bức xúc của nhiều người chứ không chỉ riêng của tôi. Các nước giàu, các tập đoàn hùng mạnh trên thế giới thường nắm hết 2 đầu: nghiên cứu, thiết kế thương hiệu và phân phối. Đoạn giữa là sản xuất để lại cho các nước đang phát triển. Như vậy, vấn đề chính là phân phối chứ không phải là sản xuất. Nếu chúng ta chỉ sản xuất thì khó lòng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được vì sản xuất phụ thuộc vào phân phối. Các doanh nghiệp trong nước không kiểm soát được hệ thống phân phối mà sắp tới đây khi các nhà phân phối nước ngoài nhảy vào thì giống như chỉ đi làm công cho người ta”.

“Nỗi bức xúc” mà ông Vũ nhắc tới ở trên thực sự đã trở thành một vấn đề rất thời sự khi mà nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bởi ở thời điểm hiện tại, một số tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài đã có những bước đi đầu tiên khá vững chắc tại thị trường Việt Nam, và một số khác đang chuẩn bị cho những kế hoạch lớn, dài hơi với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam - như họ từng làm và từng thành công tại nhiều quốc gia khác. Sức ép đối với các nhà phân phối, bán lẻ trong nước là rất lớn. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước chưa có những chính sách, quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ, lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, hậu cần, kinh nghiệm…các nhà bán lẻ trong nước đang đứng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị

chi phối. Đó sẽ không chỉ là nạn thất nghiệp của hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn thương nhân, mà còn là tình trạng mất thị trường tiêu thụ của hàng triệu lao động cả ở nông thôn lẫn đô thị.

Vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ đó như thế nào? Cần nhìn nhận ra sao về những thách thức và cơ hội trên thị trường bán lẻ? Và cần những giải pháp gì để phát triển thị trường bán lẻ trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế?

Nhận thấy đây là một vấn đề mới mẻ, song lại rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, người viết mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: “Mt sgii pháp phát trin thtrường bán lVN trong bi cnh hi nhp kinh tế quc tế”.

2. Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ, chính diện nào về thị trường bán lẻ. Các vấn đề lý thuyết về bán lẻ chỉ chiếm vị trí rất khiêm tốn trong các tài liệu, nghiên cứu về hệ thống phân phối hàng hoá. Số liệu, thống kê về thị trường bán lẻ chỉ được đề cập đến trong các báo cáo thường niên hay trong các thống kê về hoạt động thương mại nội địa của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Thống kê.

Cũng đã có một số nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề, như: “Quy hoạch phát triển ngành thương mại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Thương mại thực hiện, được điều chỉnh vào năm 2000- 2001; “Những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2010” của TS. Nguyễn Thị Nhiễu; “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010” của Th.S Lê Minh Châu; và một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Bộ Thương mại chủ trì về mô hình tổ chức trung tâm thương mại, các giải pháp phát triển chợ, giải pháp phát triển kênh phân phối hàng hoá…Trong khoảng thời gian 2 năm gần đây,

có một số cuộc hội thảo về vấn đề phát triển hệ thống phân phối bán lẻ đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng thế giới Euromonitor International đã tiến hành một nghiên cứu khá chi tiết về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam và công bố vào năm 2004. Tuy nhiên, người viết chưa thể tiếp cận với nghiên cứu này, do chi phí lên tới cả ngàn đô-la Mỹ.

3. Mục đích nghiên cứu

Đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường này.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, khoá luận có nhiệm vụ:

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ

- Phân tích tình hình thị trường bán lẻ, dự báo những xu hướng phát triển của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với những cơ hội và thách thức đi kèm với nó.

- Hệ thống hoá và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá tiêu dùng.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thị trường bán lẻ là một vấn đề rất lớn. Do hạn chế về tài liệu, thời gian, nên khoá luận chỉ tập trung phân tích những nét tổng quan nhất của thị trường bán lẻ hàng hoá tiêu dùng trong 10 năm gần đây, mà không đi sâu phân tích từng nhóm mặt hàng.

6. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mà người viết sử dụng trong quá trình thực hiện khoá luận là: nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, lý luận logic.

7. Kết cấu khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Các vấn đề lý luận về bán lẻ.

Chương 2: Khái quát tình hình thị trường bán lẻ trong nước.

Chương 3: Các pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 1‌‌

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN LẺ


1. BÁN LẺ VÀ VỊ TRÍ CỦA BÁN LẺ TRONG KÊNH PHÂN PHỐI

1.1. Định nghĩa bán lẻ.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có 2 định nghĩa được thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi, đó là định nghĩa bán lẻ của Philip Kotler và định nghĩa của Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Trong “Marketing Essentials” - Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau:

Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại1.

Bất kỳ một tổ chức nào làm công việc này cũng là một tổ chức bán lẻ, bất kể hàng hoá hay dịch vụ đó được bán như thế nào (bán trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay qua máy bán hàng tự động) và ở đâu (trong cửa hàng, trong chợ, trên đường phố hay tại nhà người tiêu dùng).

Còn Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa:

Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hoá cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan2.

Trong thương mại, nhà bán lẻ mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua nhà bán buôn, và sau đó bán lại từng mặt hàng hoặc lượng nhỏ hàng hoá tới công chúng hoặc người tiêu dùng cuối cùng.

1.2. Vị trí của bán lẻ

1.2.1. Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối


1 Philip Kotler (2002), Marketing Essentials, NXB Thống Kê, HN, trang 314

2 http://en.wikipedia.org/wiki/Retail

Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành của dịch vụ phân phối (cụ thể, 5 tiểu ngành này bao gồm: 1) Dịch vụ đại lý hoa hồng; 2) Dịch vụ bán buôn; 3) Dịch vụ bán lẻ; 4) Cấp phép; 5) Các dịch vụ khác).

Tuy nhiên, theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng Urugoay dựa trên Phân loại danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hiệp Quốc (CPC) và được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối 3.

Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối



DỊCH VỤ PHÂN PHỐI

Dịch vụ

đại lý uỷ quyền

Dịch vụ bán buôn

Dịch vụ Bán lẻ

Nhượng quyền


1.2.2. Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối

Các nhà sản xuất thường cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thông qua các kênh phân phối. Và các nhà bán lẻ nằm ở vị trí cuối cùng trong kênh phân phối đó. Họ nhận hàng hoá từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn, và bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Sơ đồ đơn giản sau đây cho thấy vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân

phối:


3 Website WTO - Services sectoral classification list (http://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/serv_e.htm )


Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối4


Kênh

cấp không

Nhà

SX (NK)

Người tiêu dùng

Kênh

một cấp

Nhà

SX (NK)

Nhà

bán lẻ

Người tiêu dùng

Kênh

hai cấp

Nhà

SX (NK)

Nhà

bán sỉ

Nhà

bán lẻ

Người tiêu dùng

ba cấp

Nhà

SX (NK)

Nhà

bán sỉ

Người bán sỉ nhỏ

Nhà

bán lẻ

Người tiêu dùng


1.3. Chức năng của nhà bán lẻ với tư cách là một thành viên của kênh phân phối

Bán lẻ là một khâu trong quá trình phân phối, vì thế, nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của một thành viên trong kênh phân phối, bao gồm:

1.3.1. Nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho việc trao đổi.

Như chúng ta đã thấy trong sơ đồ trên, vị trí của nhà bán lẻ là vị trí cuối cùng trong kênh phân phối, tức tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Vì thế, người bán lẻ có nhiều thuận lợi trong việc thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu, về thị hiếu khách hàng…Những thông tin này giúp nhà bán lẻ thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng tốt hơn. Thêm vào đó, nhà bán lẻ còn


4 Philip Kotler (2002), Marketing Essentials, NXB Thống Kê, HN, trang 290

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022