Tổng Quan Về Thị Trường Thuốc Tân Dược Và Nguyên Liệu Sản Xuất Thuốc Tân Dược.

- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiện tại và tương lai đến khả năng nhập khẩu của công ty trên từng thị trường.

- Đề xuất những giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường. Các giải pháp cho từng thị trường vì trên mỗi thị trường doanh nghiệp có những thuận lợi và khó khăn khác nhau.

* Ý nghĩa nghiên cứu:

Cũng như đánh giá theo cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường nhập khẩu cũng thể hiện sự hiệu quả của doanh nghiệp. Cũng cần phải nói đến hiệu quả theo chiều rộng và hiệu quả theo chiều sâu. Cơ cấu thị trường đa dạng không hoàn toàn khẳng định được một doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Một doanh nghiệp có thể nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau nhưng không phải là thị trường cạnh tranh nhất thì cũng không được xem là hiệu quả. Điều đó cho thấy sự quan trọng của hiệu quả theo chiều sâu. Đa dạng cơ cấu thị trường nhập khẩu nhưng phải lựa chọn những thị trường tốt nhất, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nhiều nhất.

5. Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

* Định nghĩa:

Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí.

Công thức:

P = R – C

Trong đó:

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu R: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu C: Chi phí kinh doanh nhập khẩu

* Ý nghĩa nghiên cứu:

Khi nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng, một trong những chỉ tiêu kinh tế được sử dụng phổ biến đó là chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu.

Hiệu quả ở đây được biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh nhập khẩu gắn với doanh thu đó. Tuy nhiên khi sử dụng lượng lợi nhuận tuyệt đối này để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của một thương vụ hoặc của một doanh nghiệp cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế…

6. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu

Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là chỉ tiêu số lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp thu được khi bỏ ra một đồng chi phí.

Công thức:




T

Hnk

=

C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam - 5

Trong đó:

Hnk: Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu

T: Tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ (VNĐ) C: Tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa tính bằng đồng ngoại tệ

Nếu tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu thấp hơn tỷ giá hối đoái trong cùng thời kỳ thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu thu được hiệu quả và ngược lại.

7. Tỷ suất lợi nhuận hàng nhập khẩu

* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn:

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn là chỉ tiêu phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh nghĩa là số lãi trên một đồng vốn.

Công thức:




P

Mv

=

V

Trong đó:

M: Tỷ suất lợi nhuận theo vốn

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu V: Vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.

Tổng số tiền lợi nhuận được phản ánh trên báo cáo thu nhập cho ta biết kết quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên số lợi nhuận này chưa phản ánh đúng đắn chất lượng nhập khẩu của đơn vị. Các đơn vị kinh doanh có số vốn đầu tư lớn thì thông thường có số lợi nhuận lớn hơn các đơn vị có vốn đầu tư nhỏ. Vì vậy không thể dùng chỉ tiêu này để đánh giá, so sánh chất lượng hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp khác nhau

* Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:

Là chỉ tiêu cho biết một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Công thức:




P

Mv

=

C

Trong đó:

Mv: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

C: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu

* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:

Là chỉ tiêu cho biết lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh

nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.

Công thức:




P

Mt

=

T

Trong đó:

Mt: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu

P: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

T: Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, cần tránh quan niệm đơn giản cho rằng tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Điều quan trọng là kinh doanh phải có lãi. Tỷ suất lợi nhuận chỉ là một căn cứ đánh giá hiệu quả, chứ không phải là căn cứ duy nhất để đưa ra quyết định kinh doanh.

8. Doanh lợi nhập khẩu

Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt Nam bỏ ra để kinh doanh nhập khẩu sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.

Công thức:




R

Dnk

=


Cn

Trong đó:

Dnk: Doanh lợi nhập khẩu

R: Doanh thu bán hàng nhập khẩu

Cn: Tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái

9. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

* Hiệu suất lợi nhuận của vốn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất vốn kinh doanh càng cao càng cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh vốn có hiệu quả.


Công thức:



Doanh thu thuần trong kỳ

Hiệu suất vốn kinh doanh

=


Vốn kinh doanh


* Tốc độ vòng quay của vốn:

Số vòng quay của vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Số vòng quay càng nhiều thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Công thức:



Tổng doanh thu thuần

Vòng quay vốn lưu động

=


Vồn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ


* Số ngày thực hiện một vòng quay:

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của vốn mất bao nhiêu ngày. Thời gian này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Công thức:




T

V

=

K

Trong đó:

V: Số ngày thực hiện một vòng quay T: Số ngày trong kỳ

K: Số vòng quay

Số ngày quay được một vòng càng ngắn chứng tỏ vốn càng sử dụng được hiệu quả.

* Mức đảm nhiệm vốn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng bán ra cần bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng thấp thì việc kinh doanh vàng hiệu quả.

Công thức:


M

=

Cbq

=

1

D/S

K


Trong đó:

M: Mức đảm nhiệm vốn

Cbq: Mức vốn lưu động bình quân trong kỳ D/S: Doanh số bán ra trong kỳ

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nêu trên thường được so sánh với nhau giữa các thời kỳ. Các chỉ tiêu này tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng các yếu tố thuộc vốn tăng và ngược lại.

Mặt khác, nguồn vốn thường xuyên vận động không ngừng và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có khi là tiền, cũng có khi là hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, do đó, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì vậy, trong thực tế, người ta còn sử dụng chỉ tiêu số vòng quay của vốn để xác định tốc độ luân chuyển của vốn, cũng là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

CHƯƠNG II:‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC VÀ NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THUỐC TÂN DƯỢC CỦA

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ

I . Tổng quan về thị trường thuốc tân dược và nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược.

1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tân dược:

Tân dược là một hàng hóa đặc biệt. Việc tiêu dùng và sử dụng tân dược có nếu không theo chỉ dẫn có thể ngu hiểm đến tính mạng. Ngày nay,đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc tân dược nhập khẩu ngày càng tăng. Điều đó được thể hiện rất rõ khi kim ngạch nhập khẩu tân dược ngày càng lớn trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua gây khó khăn cho việc kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng khác, cùng với đó là thị trường nhập khẩu thuốc tân dược ngày càng đa dạng, phong phú.

* Kim ngạch nhập khẩu:

Năm 2009, trị giá nhập khẩu thuốc tân dược đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lên đến 1,09 tỷ USD, tăng tới 27% so với năm 2008 và là một trong số rất ít mặt hàng giữ được mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao trong năm 2009.

Năm 2010, tình hình nhập khẩu thuốc vẫn theo chiều hướng tăng của năm 2009. Cụ thể tháng 1, trị giá nhập khẩu thuốc đạt 89,6 triệu USD, tăng 45% so năm trước. Dấu hiệu nhập khẩu thuốc hoàn toàn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mà nguồn cung trong nước vẫn hạn chế, trong khi nhu cầu sử dụng gia tăng. Vì vậy, năm 2010, dự báo kim ngạch khẩu thuốc sẽ tiếp tục tăng cao, ước đạt 1,3 tỷ USD.

* Thị trường nhập khẩu:

Thị trường cung cấp thuốc trong tháng nhìn chung không có thay đổi nhiều về số lượng so cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, trị giá nhập khẩu từ các thị trường đều có biến động.

+ Nhập khẩu từ Pháp: Trị giá nhập khẩu thuốc từ Pháp trong tháng 1 đạt 15,1 triệu USD, tăng 26,7% so cùng kỳ năm trước. Hiện, thị trường này chiếm 16,9% tổng trị giá nhập khẩu thuốc của cả nước. Những mặt hàng chính nhập từ Pháp có trị giá cao là: Diamicron, Vastarel, Pentaxim, Efferalgan… đây đều là mặt hàng truyền thống và được nhập khẩu thường xuyên, đơn giá nhập khẩu các mặt hàng này nhìn chung ổn định. Trong khi đó, những mặt hàng khác giá thay đổi liên tục, cụ thể: Chlorhydrate De Procaine 1% B/10 Amp/5ml giá nhập trong tháng dao động từ 3,15 – 3,41 USD/hộp; Ery 250mg h/24 gói dao động từ 4,14 – 4,16 USD/hộp; Exomuc h/30 gói giá dao động từ 4,64 – 4,66 USD/hộp; Meteospamyl h/20v giá dao động từ 2,26 – 2,27 USD/hộp; Polygynax h/12v dao động từ 2,89 – 3,12 USD/hộp… Có thể nói, giá thuốc nhập khẩu từ Pháp rất dễ thay đổi nhưng do biên độ dao động thấp nên các doanh nghiệp vẫn chủ động được nguồn hàng nhập khẩu.

+ Nhập khẩu từ Ấn Độ: Trị giá nhập khẩu thuốc trong tháng từ thị trường này tiếp tục tăng cao và đạt 14,4 triệu USD, tăng trên 100% so cùng kỳ năm trước. Trị giá nhập khẩu thuốc từ ấn Độ trong năm nay khả năng sẽ tăng mạnh do thuốc nhập từ thị trường này được đánh giá khá cao về chất lượng sử dụng và giá thành thấp. Hiện, ấn Độ là một trong những thị trường cung cấp khá nhiều loại thuốc được nhập khẩu song song, chủ yếu là thuốc kháng sinh và tiêu hóa, hai nhóm thuốc thế mạnh của thị trường này. Giá nhập khẩu thuốc từ ấn Độ cũng khá biến động do mặt hàng phong phú, giá cả cạnh tranh.

+ Nhập khẩu thuốc từ Hàn Quốc: Trị giá nhập khẩu từ thị trường này trong tháng đạt trên 9 triệu USD, tăng 40,7% so cùng kỳ năm trước. Tuy chỉ đứng ở vị trí thứ 3 về trị giá nhưng chủng loại thuốc cũng như số lượng thuốc mà thị trường này cung cấp nhiều hơn cả thị trường Pháp. Trái ngược với hai thị trường trên, thuốc nhập từ Hàn Quốc tuy rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng giá thuốc lại ổn định. Đây cũng là nguyên nhân khiến trị giá nhập khẩu thuốc từ Hàn Quốc tăng cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022