Tham Khảo Các Thị Trường Cung Cấp Thuốc Trong Tháng 1/2010

Bảng 2.1: Tham khảo các thị trường cung cấp thuốc trong tháng 1/2010


Thị trường

Trị giá (USD)

So sánh với T1/09 (%)

Tỷ trọng NK T1/10 (%)

Tháng 1/2009

Tháng 1/2010

Pháp

11.981.167

15.177.799

26,68

16,94

CHLB Đức

2.431.906

6.100.345

150,85

6,81

Bỉ

928.336

3.090.949

232,96

3,45

Italia

1.003.133

3.045.637

203,61

3,40

Tây Ban Nha

170.622

1.782.837

944,90

1,99

Áo

658.362

1.517.576

130,51

1,69

Anh

1.775.722

1.325.117

-25,38

1,48

Thụy Điển

860.965

1.242.037

44,26

1,39

Hà Lan

1.782.320

840.529

-52,84

0,94

Ba Lan

836.461

469.526

-43,87

0,52

Đan Mạch

370.670

330.977

-10,71

0,37

Ấn Độ

7.166.961

14.434.324

101,40

16,11

Hàn Quốc

6.446.670

9.072.432

40,73

10,13

Thụy Sĩ

3.413.210

3.368.866

-1,30

3,76

Thái Lan

1.877.818

3.160.992

68,33

3,53

Ôxtrâylia

3.222.100

2.514.150

-21,97

2,81

Hoa Kỳ

1.344.580

2.456.420

82,69

2,74

Trung Quốc

1.140.411

2.197.149

92,66

2,45

Nhật Bản

383.574

1.542.462

302,13

1,72

Achentina

305.791

1.405.731

359,70

1,57

Đài Loan

772.890

1.203.702

55,74

1,34

Canada

54.917

538.644

880,83

0,60

Singapore

3.399.410

483.177

-85,79

0,54

Inđônêxia

928.342

440.365

-52,56

0,49

Liên Bang Nga

137.982

429.590

211,34

0,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Malaixia

353.732

384.312

8,64

0,43

Philippin

178.938

212.898

18,98

0,24

Thị trường khác

7.744.982

10.822.688

39,74

12,08

(Nguồn: Tinthuongmai.vn, Thuốc tân dược nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh, ngày 23/3/2010, báo điện tử tinthuongmai, truy cập ngày 26/3/2010,

* Mức tiêu thụ thuốc:

Mức tiêu thụ thuốc của người dân tăng mạnh qua các năm. Tiền thuốc bình quân tính trên đầu người thống kê năm 1990 là 0,3 USD/người, năm 2000 trên 5,4 USD/người, năm 2007 tăng 16,5% so với năm 2006 và đạt mức 12,69

USD/người, năm 2008, đạt 16,45 USD/người. Và trong năm 2009, 2010, các con số này còn có thể tăng cao do nền kinh tế đã phần nào được phục hồi. Nhu cầu thuốc có thể tăng cao hơn nữa.

Sơ đồ 2.1: Tiền thuốc bình quân/người


Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 2009 Tổng quan ngành dược Báo 1


(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2009), Tổng quan ngành dược,

Báo cáo phân tích dược Cửu Long, tr2)

Sơ đồ 2.2: Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng và trị giá thuốc sản xuất trong nước

Đơn vị: USD


Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt 2009 Tổng quan ngành dược Báo 2


(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2009), Tổng quan ngành dược,

Báo cáo phân tích dược Cửu Long, tr2)

Trị giá tiền thuốc sử dụng tăng mạnh trong năm 2008:

+ Tổng trị giá: 1.425 triệu USD (tăng 25,4% so với 2007)

+ Thuốc sx trong nước: 715.435 triệu USD(tăng 25.4% sơ với 2007)

+ Thuốc sx trong nước chiếm 50,2% trị giá tiền thuốc sử dụng

2. Tổng quan về nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược

Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có ngành công nghiệp dược chưa phát triển. Đây cũng là lý do giải thích vì sao hàng năm kim ngạch nhập khẩu tân dược luôn cao hơn so với các ngành khác. Sở dĩ ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam còn chậm phát triển một phần là do Việt Nam đang thiếu nguyên liệu để sản xuất thuốc tân dược. Đứng trước nhu cầu sử

dụng nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược còn đang phụ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có thể nói rằng trong tương lai kim ngạch và thị trường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng biến động sâu sắc.

* Kim ngạch nhập khẩu:

Ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam thiếu nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thuốc tân dược. Nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay ngành dược trong nước đang phụ thuộc đến 90% nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì sự phụ trên mà có thể nhận thấy một thực tế rõ ràng là kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược của Việt Nam luôn trong trạng thái tăng đều đặn và xu hướng tăng mạnh diễn ra trong vài năm trở lại đây. “Theo số liệu thống kê, tháng 10/2009 kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm của Việt Nam đạt 13,98 triệu USD, tăng nhẹ 1,79% so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm 2008 tăng 28,82%. Đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm trong 10 tháng đầu năm 2009 lên 149,6 triệu USD, tăng 6,6% so

với cùng kỳ năm ngoái”5

* Thị trường nhập khẩu:

Cũng giống như thị trường nhập khẩu thuốc tân dược, thị trường nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược không có nhiều sự thay đổi trong cơ cấu thị trường, chủ yếu là sự tăng giảm trong trị giá nhập khẩu giữa các thị trường qua các năm. Hiện nay, thị trường cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược được ưa chuộng của Việt Nam hiện nay vẫn là thị trường Châu Á, nổi bật là thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.


5 (Nguồn: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 10/2009 tăng nhẹ,

ngày 4/12/2009, báo điện tử tinthuongmai, truy cập ngày 26/3/2010,

)

Bảng 2.2: Thị trường cung cấp Nguyên phụ liệu dược cho Việt Nam tháng 10 và 10 tháng 2009


Đơn vị: USD



Thị trường

Tháng 10/09

So với tháng 9/2009 %

So với tháng 10/2008 %

10 tháng

2009

So với 10

tháng 2008

%

Trung Quốc

6.270.268

-16,41

114,07

55.572.109

28,11

Ấn Độ

2.799.941

13,45

13,52

29.798.593

-20,21

Tây Ban Nha

1.525.873

85,50

490,35

13.332.940

195,45

Đức

746.299

198,71

325,06

4.150.409

184,36

Italia

408.900

249,49

201,55

6.085.623

14,60

Pháp

380.040

121,41

28,13

3.842.671

40,58

Thụy Sỹ‌

316.455

13,27

168,91

7.850.671

480,84

304.247

-10,36

-71,26

2.568.995

-46,94

Anh

185.947

-4,75

-24,53

1.898.128

237,66

Hàn Quốc

99.099

-67,07

-55,35

1.988.880

39,35

Nhật Bản

42.463

-18,61

-70,05

694.328

-19,24

(Nguồn: Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm tháng 10/2009 tăng nhẹ, ngày 4/12/2009, báo điện tử tinthuongmai, truy cập ngày 26/3/2010,

)

II. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam có tiền thân là công ty xuất nhập khẩu y tế I được thành lập vào ngày 05 tháng 02 năm 1985 theo quyết định số 388/HĐBT của hội đồng bộ trưởng và nghị định số 530/CP của Chính phủ. Công ty được thành lập do sự hợp lại của bốn tổng công ty: Tổng công ty lâm

sản, Tổng công ty dược, Tổng công ty xuất nhập khẩu khoáng sản và tổng công ty điện máy, đã được bộ thương mại (nay là bộ công thương) chuyển sang cho bộ y tế quản lý là trực thuộc Tổng công ty dược Việt Nam – Bộ y tế.

Công ty có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến năm 1990 chi nhánh này tách ra thành Công ty xuất nhập khẩu y tế II và chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa cho thị trường phía nam. Tại Hà Nội, Công ty xuất nhập khẩu y tế I chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa cho thị trường phía bắc.

Năm 1997, công ty giao nhận y tế Hải Phòng sáp nhập vào công ty xuất nhập khẩu y tế I và trở thành chi nhánh của công ty tại Hải Phòng. Tháng 03/2001 chi nhánh của công ty tại Hải Phòng được cổ phần hóa thành công ty cổ phần thương mại y tế Hải Phòng trở thành một pháp nhân độc lập. Ngoài ra, năm 2000 công ty còn mở thêm một chi nhánh tại Lạng Sơn và năm 2001 mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Vừa qua ngày 15 tháng 09 năm 2006, theo quyết định số 3476/QĐ-BYT của bộ y tế, công ty xuất nhập khẩu y tế I Hà Nội được chuyển thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là VIMEDIMEX VN( Viet Nam Medical Products Import – Export Joint – Stock Company) trụ sở chính tại số 38, Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam.

2. Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ và chức năng của Công ty

2.1. Nguyên tắc hoạt động

Công ty mở rộng chủ trương liên doanh, liên kết với các đơn vị bạn hàng trong và ngoài nước trên tinh thần hợp tác, các bên cùng có lợi, chú ý phát huy vai trò của từng cá nhân, phát huy nội lực của từng đơn vị, công ty thực hiện theo đường lối đa dạng hóa kinh doanh, cùng xây dựng và phát triển, cùng tham gia vào nghĩa vụ đóng góp xây dựng đất nước, chống tham ô lãng phí, chống trốn

thuế, không tham gia hay tiếp tay cho việc bán hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng quốc cấm.

2.2. Nhiện vụ và chức năng

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam cũng như các công ty cổ phần khác hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật nên có thể đảm bảo cho các đối tác trong kinh doanh. Công ty với chức năng chính là nghiên cứu, sản xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, hóa chất, dụng cụ y tế và mỹ phẩm.

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (Vimedimex) là một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập và có tài khoản riêng tại ngân hàng. Đứng trước yêu cầu của nền kinh tế đang hội nhập và mở cửa, công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam Vimedimex cũng giống như nhiều doanh nghiệp cổ phần khác, tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu công ty là các thành viên trong ban quản trị trong đó tổng giám đốc chịu trách nhiệm chính, giúp việc cho tổng giám đốc là hai phó tổng giám đốc và ban kiểm soát hỗ đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động của ban lãnh đạo. Bên dưới là các phòng ban và các trung tâm kinh doanh. Trong các bộ phận phòng ban, ngoài các phòng là phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kho (kho Giáp Bát và kho Di Trạch), phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế không tham gia trực tiếp vào công việc kinh doanh của công ty còn các phòng ban khác đều tham gia vào hoạt động kinh doanh. Trong đó trung tâm kinh doanh dược mỹ phẩm là đơn vị chuyên kinh doanh thuốc tân dược (thành phẩm và dược liệu). Ngoài ra phòng còn kinh doanh cả các loại sinh phẩm, hóa chất phục vụ cho lâm sàng và phi lâm sàng. Trung tâm giữ vai trò quan trọng trong thực hiện kế hoạch nhập khẩu do công ty giao. Đây là phòng ban cung cấp số liệu để người viết khóa luận này hoàn thành đề tài.

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức VIMEDIMEX



Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

TT KD

thiết bị y tế

TT KD XNK

tổng hợp

TT

dược mỹ phẩm I

TT

dược mỹ phẩm II

TT KD

dược mỹ phẩm

TT dược mỹ phẩm III

Chi nhánh TP. Hồ

Chí Minh

Chi nhánh Lạng Sơn

Chi nhánh Hải Phòng

Phòng kế hoạch, hợp tác, kho và vận tải

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tài chính kế toán

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

(Nguồn:VIMEDIMEX (2010), Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban)

4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

4.1. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty:

- Sản xuất, mua bán dược phẩm ( tân dược, đông dược, thuốc nam, thuốc bắc, cao đơn hoàn tán);

- Nuôi trồng dược liệu, cây con làm thuốc;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022