1.2.2.2Giá bán (Price)
Giá cả là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm.Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,...
Việc định giá cho một sản phẩm dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào điều kiện thị trường, tính chất sản phẩm,dịch vụ sẽ có các phương pháp định giá khác nhau. Đối với sản phẩm là bất động sản (BĐS) có 5 phương pháp định giá thông thường:
Phương pháp so sánh/ so sánh trực tiếp
Phương pháp này dựa trên cơ sở giá đã được bán trên thị trường của các BĐS có nhiều đặc điểm tương đối giống so với BĐS thuộc đối tượng xem xét, để ước tính giá trị thực của BĐS đó, đây là phương pháp sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
Phương pháp này dựa trên cơ sở thu nhập ròng trung bình hàng năm trong tương lai từ một BĐS, tương ứng với một tỷ lệ (%) thu hồi vốn nhất định đối với BĐS đó (còn gọi là tỷ lệ vốn hóa) để tính ra giá trị của BĐS đó. Mặt hạn chế của phương pháp này là các tham số để tính toán giá trị BĐS đòi hỏi độ chính xác cao, trong khi việc xác định chúng lại phải tiến hành trong điều kiện dự kiến trước, vì vậy độ chính xác của kết quả tính toán thường bị hạn chế, có thể khắc phục bằng cách sử dụng các phương pháp định giá khác để kiểm tra, trong trường hợp kết quả kiểm tra có sự chênh lệch lớn thì phải áp dụng các phương pháp khác để tính toán.
Phương pháp chi phí ( phương pháp giá thành)
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để định giá những BĐS không có hoặc rất ít khi xảy ra việc mua bán chúng trên thị trường BĐS (nhà thờ, trường học, bệnh viện, công sở…) Dựa trên nguyên tắc thay thế, phương pháp giá thành cho phép giả định rằng, giá trị của một tài sản hiện có, có thể đo bằng chi phí làm ra một tài sản tương tự có vai trò như là một vật thay thế, nghĩa là giá trị của khu đất thay thế cộng với chi phí xây dựng hiện hành.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing mix tại Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam - 3
- Lý Luận Chung Về Marketing Và Marketing Mix
- Các Thành Phần Của Marketing Mix 1.2.2.1Sản Phẩm (Product)
- Những Công Cụ Truyền Thông - Cổ Động Phổ Biến
- Đặc Điểm Thị Trường Bđs Ở Thời Điểm Hiện Tại
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Từ Năm 2011 Đến 2012
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Phương pháp lợi nhuận (hay phương pháp hạch toán):
Phương pháp này được sử dụng để xác định giá của các tài sản đặc biệt như rạp chiếu phim, khách sạn và những tài sản khác mà giá trị của nó chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời từ tài sản đó, mặt hạn chế của phương pháp này là chỉ áp dụng để xác định giá trị cho những BĐS mà hoạt động của nó có tạo ra lợi nhuận.
Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)
Phương pháp này là một phương pháp thặng dư giá trị ước tính thị trường hiện tại của tài sản trên cơ sở phát triển giá trị ước tính của tài sản sau khi trừ mọi chi phí phát sinh để tạo ra tăng trưởng như vậy.
Phương pháp thặng dư biểu diễn bằng công thức sau đây:
Giá trị hiện tại của tài sản = giá trị tài sản phát triển – sở hữu chi phí phát triển Để xây dựng lại hoặc xây dựng lại các tài sản sau một quá trình được sử dụng
để thay đổi mục đích sử dụng hoặc thay đổi sự xuất hiện của tài sản được gọi là quá trình phát triển BĐS.
1.2.2.3Phân phối (Place)
Phân phối là cách thức mà người sản xuất đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là tiêu thụ sản phẩm.
Kênh phân phối là một chuỗi các tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện các khâu chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa cụ thể hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, doanh nghiệp phải quy định số lượng các nhà trung gian ở mỗi mức độ phân phối. Có 3 hình thức phối chính: phân phối đặc quyền, phân phối chọn lọc và phân phối rộng rãi:
Phân phối đặc quyền
- Hạn chế số nhà phân phối trung gian.
- Nhà trung gian không bán hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Doanh nghiệp hy vọng khách hàng có đủ kiến thức và năng động để mua sản phẩm.
- Tăng cường ấn tượng sản phẩm và có lãi cao.
- Chọn một địa điểm để bán sản phẩm.