Marketing Trong Lĩnh Vực Du Lịch Vận Tải Và Thương Mại


thác nhiều nhất từ phía người tiêu dùng. Bất cứ một khách sạn, resort nào cũng mong muốn xây dựng cho mình một trang web để giới thiệu sản phẩm và bán hàng.

6. Xu hướng marketing hiện đại

Marketing hiện đại thực chất là quá trình tiếp xúc bán hàng hình thành một chu trình khép kín. Khi lấy nhu cầu của khách hàng làm trung tâm, quyết định tới việc hình thành sản phẩm dựa trên những nhu cầu đó cho tới khi tìm mọi cách đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng và quan sát phản ứng của khách hàng để kịp thời thay đổi hoặc phát minh cho phù hợp với họ. Làm được điều này doanh nghiệp đã đảm bảo đi đến thành công. Nhưng bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi theo chiều hướng cao hơn và những nhà sản xuất luôn đưa ra những cách mới để chinh phục khách hàng. Riêng đối với ngành marketing là nơi thể hiện sự sáng tạo của con người thì những xu hướng mới là những đòi hỏi bắt buộc.

Philip Kotler được coi là người đặt nền móng cho marketing hiện đại. Với những thành công đó ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những quan điểm mới về hoạt động marketing trong thời đại hiện nay. Ông đã chỉ ra 6 xu hướng mới của marketing.

1) Từ lối tư duy thiết lập giao dịch chuyển sang lối tư duy thiết lập quan hệ

2) Từ marketing sản phẩm chuyển sang marketing dịch vụ và kinh nghiệm

3) Từ một doanh nghiệp tự mình tìm cách đáp ứng nhu cầu khách hàng thành một doanh nghiệp cùng với khách hàng tìm ra cách đáp ứng nhu cầu của họ

4) Từ “chuỗi cung ứng” (supply chains) thành “chuỗi nhu cầu” (demand

chains)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

5) Từ các phương tiện truyền thông độc lập thành một hệ thống truyền thông

hợp nhất

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty du lịch vận tải và thương mại ECOVICO - 3

6) Từ truyền thông theo phương thức truyền thống chuyển sang truyền thông

online.

Và thực chất những nhận định này đang trở thành những xu thế mới của nền

kinh tế và ngành marketing nói riêng.

Philip Kotler còn chỉ ra rằng phương pháp quảng cáo truyền hình đang trở nên mất hiệu quả và thay vào đó hoạt động PR ngày càng trở nên hữu ích với hoạt động marketing. Cùng chung nhận định này là nghiên cứu của Al Ries được thể hiện trong cuốn The fall of advertising and the rise of PR- Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi. Sự bùng nổ của quá nhiều đài truyền hình và quá nhiều chương trình quảng cáo, và quỹ thời gian của con người ngày càng giảm đi do công việc và nhịp độ cuộc sống dẫn đến những quảng cáo đã không còn sức hút đối với khách hang. Trong khi đó PR là một hoạt động quảng cáo thông qua những hoạt động xã hội có


ý nghĩa, sẽ dễ dàng được khách hàng đón nhận thông qua những kênh thông tin

đáng tin cậy hơn.

Có nhiều cách để thay thế cho thế hệ quảng cáo truyền hình nở rộ. Có thể nhắc tới

những phương pháp sau đây:

- Nhà tài trợ. Thông qua chương trình tài trợ, các công ty có thể đặt logo của mình trên các sân vận động, in trên quần áo vận động viên, hay trên sân khấu trình diễn,... để thu hút sự chú ý của mọi người.

- Được đề cập tới trong các show truyền hình, các buổi trò chuyện trước công chúng... Tại Mỹ, trong một show truyền hình buổi tối, MC nổi tiếng David Letterman thường đề cập một cách gián tiếp tới các nhãn hiệu nổi tiếng và các lời khuyên mua sắm.

- Sắp đặt, bố trí sản phẩm. Trong bộ phim 007 nổi tiếng, Die Another Day, điệp viên James Bond lái chiếc xe Aston Martin, sử dụng điện thoại di động Sony và đeo chiếc đồng hồ sang trọng hiệu Omega. Các sản phẩm cũng được đề cập tới trong các cuốn truyện 007.

- Xúc tiến trên đường phố. Nhiều hãng điện thoại di động đã thuê những nam nữ diễn viên nổi tiếng đi lại trong những khu vực đông người và đề nghị người qua đường chụp cho họ một tấm hình sử dụng chiếc điện thoại di động mới. Rõ ràng rằng người chụp ảnh sẽ rất ấn tượng và nói với mọi người về chiếc điện thoại di động có chụp hình đó.

- Chứng thực của những nhân vật nổi tiếng. Lời chứng thực chất lượng sản phẩm của siêu sao bóng rổ Michael Jordon đã giúp doanh số bán hàng của Nike tăng vọt. Hay lời chứng thực bất ngờ của cựu thượng nghị sỹ Mỹ Bob Dole đã khiến cả nước Mỹ quan tâm tới Viagra.

- Quảng cáo trên thân thể. Nhiều sinh viên đại học Mỹ trong thời gian qua đã đồng ý để hãng Dunkin Donuts in logo trên trán họ trong một thời gian nhất định


III. MARKETING TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI

1.Chiến lược Marketing cho du lịch Việt Nam

Theo đánh giá của các tổ chức làm du lịch quốc tế, Việt Nam, hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Nhưng liệu những yếu tố đó có đủ để đưa con tàu du lịch Việt Nam đi lên? Câu trả lời có thể khẳng định là chưa đủ!


Vậy chúng ta cần phải làm gì, nhất là khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” chỉ có giá trị phần nào, bù vào là hoạt động Marketing. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành hoạt động chuyên nghiệp, tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, bên cạnh việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể thì ngành du lịch Việt Nam phải có sự ủng hộ và góp tay của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế sự hưởng ứng của các doanh nghiệp không thể chỉ được thực hiện khi có sự kiện du lịch mà phải do ý thức chủ động của họ ở mọi lúc, mọi nơi mới có thể giúp ngành du lịch Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ, theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế.

Nhằm tìm ra những lợi thế so sánh về du lịch, từ đó tạo nền tảng, yếu tố để các doanh nghiệp hoạt động định hướng được chiến lược Marketing chung cho toàn ngành, cũng như tìm một lối “thể hiện chung” cho du lịch Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức buổi toạ đàm “Marketing cho du lịch Việt Nam”. Xin nêu một số ý kiến đóng góp về vấn đề này.

Xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến Việt Nam “Từ chỗ đứng vào nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt Philippines, chỉ còn sau 4 nước du lịch phát triển hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch, mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện Năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách.

Bên cạnh những thành tựu và cơ hội phát triển, du lịch Việt Nam còn bộc lộ những yếu kém và khó khăn cần khắc phục. Trong khi thị phần khách đến Việt Nam bằng đường không chiếm tới 70% nhưng Việt Nam hiện chỉ là điểm đến cuối, chưa phải là điểm trung chuyển khách, là cửa ngõ vào khu vực. Hạ tầng phục vụ du lịch còn kém.

Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều vấn đề. Sản phẩm du lịch nói chung chưa mang tính cạnh tranh cao... Nhưng việc quảng bá điểm đến Việt Nam hiện đang ở thời điểm rất thuận lợi. Thương hiệu Việt Nam đang được khẳng định và ngày càng được đánh bóng, đề cao. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực.

Từ năm 2003 Nhà nước đã tạo ra diễn đàn rất thuận lợi để quảng bá du lịch

Việt Nam. 21 nền kinh tế với hàng vạn nhân vật quan trọng, doanh nhân sẽ đến làm


việc và du lịch tại Việt Nam. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có đề án quảng bá du

lịch xác định: “Năm 2006 là năm chất lượng, năm quảng bá du lịch tại chỗ”.

Tháng 10/2006 tại Hội An đã diễn ra sự kiện quan trọng là Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC, lần đầu được tổ chức tại Việt Nam. Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2006-2010 sẽ được phát động, triển khai. Chiến dịch quảng bá mới của du lịch Việt Nam đã và đang được phát động. Tiêu đề và biểu tượng mới “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” đang được quảng bá rộng rãi và được áp dụng trong toàn ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của công luận, của các nhà chuyên nghiệp.

Như vậy hiện vị thế đã được nâng lên, sân chơi đã rộng mở, luật chơi đã rõ. Vấn đề còn lại là cách đặt vấn đề của các cơ quan quản lý du lịch tỉnh, thành với chính quyền địa phương, để ra được các chủ trương, kế hoạch, tiền của, lực lượng nhằm xúc tiến quảng bá điểm đến từng vùng, miền, từng địa phương; sự liên kết phối hợp liên ngành, liên vùng và khả năng nghề nghiệp của các chuyên gia xúc tiến du lịch trong toàn ngành cũng là những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Các doanh nghiệp sẽ quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù của mình trong môi trường quảng bá điểm đến đã thuận lợi. Hãy đưa ra những sản phẩm có chất lượng đúng với thương hiệu và những gì đã quảng bá. Các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng bá điểm đến Việt Nam”.

Sau đây là 4 giải pháp quảng bá du lịch

Để hoạt động marketing mang tính hiệu quả cao, du lịch Việt Nam cần thực

hiện đồng bộ 4 giải pháp cơ bản.

Thứ nhất là quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức quảng bá và cung cấp thông tin thông qua cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên trách, thuê công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam.

Trước mắt, việc thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài “rao hàng” giúp chúng ta sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi mình quảng cáo sản phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần được nhìn qua con mắt của người nước ngoài, hơn nữa họ cũng chuyên nghiệp và giỏi hơn ta nhiều trong lĩnh vực này. Việt Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch.

Theo đó, một chiến lược quảng bá tổng thể, dài hơi tại các thị trường khách trọng điểm, thông tin phải được đưa đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên và mọi lúc mọi nơi.


Thứ hai là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính. Quảng bá qua Website, E-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.

Thứ ba là giải pháp quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC,...).

Thứ tư là việc xây dựng thương hiệu Việt Nam qua đó tạo điều kiện quảng bá du lịch. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam”

2.Marketing trong lĩnh vực dịch vụ vận tải

Vận tải là một ngành rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Đặc biệt ở Việt Nam ngành vận tải vẫn còn rất thiếu và yếu. Trong lĩnh vực du lịch, vận tải đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của ngành. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng có rất nhiều doanh nghiệp hoạt đọng trong lĩnh vực vận tải du lịch. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra khốc liệt. Các doanh nghiệp đang cố càng xây dựng chiến lược Marketing vận tải để thu hút khách hàng. Doanh nghiệp thường xây dựng marketing vận tải theo hướng sau:

- Các doanh nên mở rộng thị trường của mình, sang giới doanh nghiệp ở các

tỉnh, thành phố khác.

- Điều quan trọng trước hết là doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ nhà cung cấp, ở đây chính là các hãng vận tải như vận tải biển, hàng không, đường sắt, đường bộ, v.v... thông qua việc xây dựng quan hệ "win-win" (cả 2 cùng có lợi). Việc kiểm soát ở đây chính là tạo cho bạn 1 chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh vì hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp của cả Việt Nam lẫn nước ngoài cung cấp dịch vụ vận tải và cạnh tranh về giá cước rất cao. Để kiểm soát được, doanh nghiệp cần nghiên cứu lịch trình các phương tiện vận tải của nhà cung cấp, đảm bảo nguyên tắc "just-in-time" vì đó là nhu cầu hàng đầu của khách hàng. Những nhà cung cấp nào thường xuyên chạy tàu, xe không đúng giờ, trễ hẹn thì nên loại bỏ.

- Marketing dịch vụ vận tải, việc quan trọng nhất không phải là giá cước hay đua nhau cạnh tranh giá cước. Điều quan trọng nhất là CRM (customer relationship management). CRM giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển 1 customer base trung


thành với doanh nghiệp. Tất nhiên, để làm được điều đó, xu hướng hiện nay đang chuyển sang "one-to-one" marketing chứ không phải là mass marketing nữa. Có được 1 khách hàng nào, cần quan tâm và tìm hiểu rõ ràng nhu cầu của họ, rồi cung cấp dịch vụ vận tải theo đúng yêu cầu đó. Khách hàng muốn 3 ngày sau hàng được chuyển tới tận cửa 1 công ty ở Mỹ, bạn nên cố gắng làm sao chỉ 2 ngày sau, hàng đã tới nơi. Khi đó, hiệu quả của marketing sẽ được phát huy.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA

CÔNG TY DU LỊCH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI ECOVICO


I. Giới thiệu tổng quát về công ty du lịch vận tải và thương mại ECOVICO

1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.Sự hình thành của công ty

Tên công ty: CÔNG TY TNHH DU LỊCH VẬN TẢI & THƯƠNG MẠI ECOVICO

ECOVICO TOURISM TRANSPORT & COMMERCE Co.,Ltd

- Tên giao dịch: ECOVICO Tourist

- Số ĐKKD: 3202004502, do sở KHĐT Đà Nẵng cấp.

- Địa chỉ: 571 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

- Điện thoại: 0511 3712 771 - 0511 3712 714

- Fax: 0511 3712 770

- Email: kinhdoanh@ecovico.com.

- Website: ecovico.com

- Mã số thuế: 0400585949

- Người đại diện: Nguyễn Văn Sơn

- Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại di động: 0905204445

- Số tài khoản: 401704060021176 tại ngân hàng quốc tế VIBank chi nhánh

tại thành phố Đà Nẵng.

Được thành lập vào tháng 4/ 2006 nằm trên thành phố Đà Nẵng là một doanh nghiệp thực hiện các chức năng kinh doanh tổ chức thiết kế tour du lịch trong nước và quốc tế; tổ chức sự kiện; cho thuê xe du lịch và xe tự lái; mua bán xe ô tô; đại lý vé máy bay, xe chất lượng cao…

Với xu hướng ngoại nhập ngày càng phát triển nhu cầu thư giãn nghỉ ngơi, tìm hiểu và khám phá nguồn tài nguyên thiên nhiên trong và ngoài nước để cuộc sống ngày càng phong phú hơn là điều cần thiết cho mỗi chúng ta. Du lịch luôn mang lại những nét hài hòa, những phút giây thư thái trong tâm hồn mọi người sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Gia đình bạn bè đồng nghiệp là những người chia sẻ những nỗi buồn vui trong cuộc sống. Còn chúng tôi – Công ty du lịch vận tải và thương mại ECOVICO mong là những người bạn đồng hành cùng quý vị để cuộc sống ngày càng phong phú và thú vị hơn.


1.2. Các hoạt động chính của công ty

Công ty ECOVICO chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch vận tải và thương mại, thường xuyên thực hiện các chương trình đó tiễn cũng như thiết kế tổ chức cho các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan công tác tại miền trung. Đến nay công ty đã có đủ các loại xe phục vụ các hoạt động tham quan, công tác … theo nhu cầu của khách. Cũng như đại lý vé máy bay, xe chất lượng cao…

Ngành nghề kinh doanh của công ty:

Du lịch

Tổ chức sự kiện

Cho thuê xe du lịch, xe tự lái

Mua bán xe ô tô

Đại lý vé máy bay, xe chất lượng cao

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và nhiệm vụ của từng phòng ban

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thể hiện được doanh nghiệp đó hoạt động dưới hình thức nào? Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới theo chiều nào? Sơ đồ sau sẽ thể hiện rõ điều đó.



GIÁM ĐỐC

P. KINH DOANH

P. KẾ TOÁN

P. ĐIỀU HÀNH

NV

NV

NV

NV

NV

NV


2.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban

2.2.1. Giám đốc công ty

Là người có thẩm quyền cao nhất trong công ty là người chịu trách nhiệm lãnh đạo về quản lý mị hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo cho hoạt động của công ty diễn ra thuận lợi và tăng hiệu quả kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/08/2022